Nỗi đau của một phụ nữ
Năm 2000, Ng. từ miền Tây khăn gói lên TP.HCM làm việc và quen với anh Nguyễn Anh Q. (quê Bình Thuận) là tài xế cùng công ty. Đến năm 2003, họ yêu nhau và tính đến chuyện kết hôn.
Chưa hết, để ngăn Ng. không bỏ nhà ra đi, gia đình cô đã dùng dây xích loại lớn khoá chân cô vào chân giường, hằng ngày đưa cơm cho cô ăn, thậm chí đi vệ sinh tại chỗ. Bức xúc và đau đớn nhưng Ng. không biết kêu cứu cùng ai vì cả ba mẹ, các em của Ng. đều đối xử với cô như vậy.
Ngày 14.11.2006, Ng. trốn thoát và ra nhà Q. ở tận tỉnh Bình Thuận chung sống. Giữa năm 2006 Ng. có thai lại. Đến ngày 20.5.2007, lúc Ng. mang thai được hơn 5 tháng thì gia đình cô ra tận Bình Thuận để tìm. Ba cô bảo mẹ Ng. bệnh nặng nên xin gia đình Q. cho Ng. về quê thăm mẹ, một tuần sẽ đưa Ng. ra lại.
Về đến nhà, cả gia đình lại tiếp tục đối xử với cô như trước, tàn nhẫn hơn, họ còn bắt Ng. phải phá cái thai đã hơn 5 tháng. Mặc cho cô van xin, lạy lục cho giữ lại đứa bé, đợi sinh xong sẽ trao đứa bé cho Q. và làm theo ý của ba mẹ nhưng cả gia đình vẫn ép buộc cô phá thai. Và họ đã cho cô uống thuốc mê rồi phá thai.
Thời gian sau, Ng. trốn nhà, một lần nữa ra quê chồng cùng Q. đăng ký kết hôn và chung sống với nhau. Không chịu buông tha, ba mẹ cô lại tiếp tục bắt ép cô phải xa Q. trở về quê. Ba mẹ Ng. bảo, cô có 2 con đường để chọn: hoặc là bỏ Q., hoặc là tự tử chết đi.
Từ đó đến nay, Ng. phải trốn chui trốn nhủi để thoát khỏi sự tìm kiếm của gia đình mình. Đối diện với chúng tôi, Ng. như không còn sức sống. Ng. tâm sự: “Vợ chồng tôi có đăng ký kết hôn mà mỗi lần gặp nhau cũng rón rén, nơm nớp lo sợ bị theo dõi, bị gia đình bắt. Tôi khổ tâm lắm. Chỉ mong ba mẹ hiểu mà tha thứ, cho vợ chồng tôi được chung sống. Nhìn bao nhiêu bạn trẻ được sống hạnh phúc bên nhau sao tôi thèm khát quá! Ba mẹ ơi, xin hãy buông tha cho vợ chồng con!”.
Luật sư Nguyễn Thanh Lương - Phó chủ nhiệm Đoàn Luật sư tỉnh Bến Tre: Có dấu hiệu cấu thành 5 tội danh
Nếu sự việc đúng như lời chị Ng. kể thì gia đình chị không chỉ vi phạm hành chính mà rõ ràng đã có dấu hiệu vi phạm pháp luật hình sự. Có thể cấu thành 5 tội danh quy định trong Luật Hình sự như sau:
1. Điều 104: Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác;
2. Điều 110: Tội hành hạ người khác;
3. Điều 123: Tội bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật;
4. Điều 146: Tội cưỡng ép kết hôn hoặc cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ;
5. Điều 243: Tội phá thai trái phép.
Trong đó, tội bắt giữ - giam người trái phép và tội hành hạ người khác đã rõ ràng. Tuỳ theo tình tiết sự việc, mà từng lúc cơ quan điều tra sẽ khởi tố theo những điều luật khác, tương ứng với hành vi vi phạm của gia đình chị Ng. (ba, mẹ và hai em), kể cả những đồng phạm khác liên quan đến việc phá thai (nếu có).
Cần lưu ý, theo Điều 25 của Bộ luật Tố tụng hình sự (Trách nhiệm của các tổ chức và công dân trong đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm) và Điều 100 (Căn cứ khởi tố vụ án hình sự), mọi công dân - tổ chức - đoàn thể xã hội đều có quyền và nghĩa vụ phát hiện, tố giác hành vi phạm tội, kể cả trường hợp chị Ng. không có đơn yêu cầu khởi tố vụ án.
Thanh Đông (Theo Thanh Niên )
Biết được điều này, gia đình Ng. một mực ngăn cấm vì chê Q. làm tài xế, gia đình nghèo. Gia đình buộc Ng. phải cưới người khác. Dù bị gia đình cấm cản nhưng quá yêu nhau nên Ng. và Q. quyết định sống chung. Đến tháng 10.2006, biết được Ng. đã mang thai nên Q. chở cô về quê xin phép ba mẹ Ng. được làm đám cưới. Chẳng những không tán thành, ba mẹ Ng. đuổi Q. về rồi bắt Ng. nhốt lại. Đau đớn hơn, ba mẹ Ng. ép cô phải phá thai.
Chưa hết, để ngăn Ng. không bỏ nhà ra đi, gia đình cô đã dùng dây xích loại lớn khoá chân cô vào chân giường, hằng ngày đưa cơm cho cô ăn, thậm chí đi vệ sinh tại chỗ. Bức xúc và đau đớn nhưng Ng. không biết kêu cứu cùng ai vì cả ba mẹ, các em của Ng. đều đối xử với cô như vậy.
Ngày 14.11.2006, Ng. trốn thoát và ra nhà Q. ở tận tỉnh Bình Thuận chung sống. Giữa năm 2006 Ng. có thai lại. Đến ngày 20.5.2007, lúc Ng. mang thai được hơn 5 tháng thì gia đình cô ra tận Bình Thuận để tìm. Ba cô bảo mẹ Ng. bệnh nặng nên xin gia đình Q. cho Ng. về quê thăm mẹ, một tuần sẽ đưa Ng. ra lại.
Về đến nhà, cả gia đình lại tiếp tục đối xử với cô như trước, tàn nhẫn hơn, họ còn bắt Ng. phải phá cái thai đã hơn 5 tháng. Mặc cho cô van xin, lạy lục cho giữ lại đứa bé, đợi sinh xong sẽ trao đứa bé cho Q. và làm theo ý của ba mẹ nhưng cả gia đình vẫn ép buộc cô phá thai. Và họ đã cho cô uống thuốc mê rồi phá thai.
Thời gian sau, Ng. trốn nhà, một lần nữa ra quê chồng cùng Q. đăng ký kết hôn và chung sống với nhau. Không chịu buông tha, ba mẹ cô lại tiếp tục bắt ép cô phải xa Q. trở về quê. Ba mẹ Ng. bảo, cô có 2 con đường để chọn: hoặc là bỏ Q., hoặc là tự tử chết đi.
Từ đó đến nay, Ng. phải trốn chui trốn nhủi để thoát khỏi sự tìm kiếm của gia đình mình. Đối diện với chúng tôi, Ng. như không còn sức sống. Ng. tâm sự: “Vợ chồng tôi có đăng ký kết hôn mà mỗi lần gặp nhau cũng rón rén, nơm nớp lo sợ bị theo dõi, bị gia đình bắt. Tôi khổ tâm lắm. Chỉ mong ba mẹ hiểu mà tha thứ, cho vợ chồng tôi được chung sống. Nhìn bao nhiêu bạn trẻ được sống hạnh phúc bên nhau sao tôi thèm khát quá! Ba mẹ ơi, xin hãy buông tha cho vợ chồng con!”.
Luật sư Nguyễn Thanh Lương - Phó chủ nhiệm Đoàn Luật sư tỉnh Bến Tre: Có dấu hiệu cấu thành 5 tội danh
Nếu sự việc đúng như lời chị Ng. kể thì gia đình chị không chỉ vi phạm hành chính mà rõ ràng đã có dấu hiệu vi phạm pháp luật hình sự. Có thể cấu thành 5 tội danh quy định trong Luật Hình sự như sau:
1. Điều 104: Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác;
2. Điều 110: Tội hành hạ người khác;
3. Điều 123: Tội bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật;
4. Điều 146: Tội cưỡng ép kết hôn hoặc cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ;
5. Điều 243: Tội phá thai trái phép.
Trong đó, tội bắt giữ - giam người trái phép và tội hành hạ người khác đã rõ ràng. Tuỳ theo tình tiết sự việc, mà từng lúc cơ quan điều tra sẽ khởi tố theo những điều luật khác, tương ứng với hành vi vi phạm của gia đình chị Ng. (ba, mẹ và hai em), kể cả những đồng phạm khác liên quan đến việc phá thai (nếu có).
Cần lưu ý, theo Điều 25 của Bộ luật Tố tụng hình sự (Trách nhiệm của các tổ chức và công dân trong đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm) và Điều 100 (Căn cứ khởi tố vụ án hình sự), mọi công dân - tổ chức - đoàn thể xã hội đều có quyền và nghĩa vụ phát hiện, tố giác hành vi phạm tội, kể cả trường hợp chị Ng. không có đơn yêu cầu khởi tố vụ án.
Thanh Đông (Theo Thanh Niên )
LUẬT BẮC VIỆT ( BVL LAWFIFM)
"HÃY NÓI VỚI LUẬT SƯ ĐIỀU BẠN CẦN"
-------------------------------------------
Liên hệ với Luật sư :
P: 0938188889 - 0913753918
M: ceo@bacvietluat.vn – lawyer.@bacvietluat.vn
|
Bình luận
Bình luận bằng Facebook