/ / / /

Mua bán & Sáp nhập: Luật sư Vũ Ngọc Dũng - M&A về vụ EVN( P3)


Luật sư Vũ Ngọc Dũng - M&A về vụ EVN ( P3) mời các bạn theo dõi ( www.duan.vn )
 
 
=========

Chuyên gia mổ xẻ 'thương vụ' EVN Telecom

 Viettel có ‘đối thủ’ trong vụ mua EVN Telecom?Trước đó, dư luận xôn xao tin "chắc nịch” rằng FPT sẽ mua lại EVN Telecom, nhưng thương vụ này nhanh chóng bị "xẹp” giữa đường, mặc dù FPT đã đặt cọc hơn 700 tỷ đồng. Sau đó, đến lượt "đại gia” VTC đăng ký mua lại 30% cổ phần của Viễn thông Điện lực với giá thấp hơn, song chỉ một thời gian ngắn sau, VTC cũng "im lặng ra đi”, bỏ lại khoản đặt cọc 120 tỷ đồng.

Cách đây vài hôm, một "đại gia” khác trong ngành viễn thông là Viettel tiết lộ với báo chí về kế hoạch mua lại phần vốn mà Tập đoàn EVN đã đầu tư vào EVN Telecom. Trước thông tin này, ông Tào Đức Thắng, Giám đốc Công ty mạng lưới Viettel, cho biết: "Việc EVN Telecom sáp nhập với doanh nghiệp nào là do Chính phủ quyết định. Nhưng tôi tin nhiều khả năng Viettel sẽ mua lại được". Tuy nhiên, khi thông tin này còn "nóng hổi” trên báo đài và chưa được xác nhận chính thức, thì xuất hiện thêm một doanh nghiệp viễn thông khác, Hanoi Telecom, chủ sở hữu của Vietnammobile bỗng "mạnh dạn" tuyên bố muốn mua đứt EVN Telecom.Cụ thể, Hanoi Telecom đã gửi công văn lên Chính phủ và tới EVN Telecom xin mua lại băng tần 3G và toàn bộ cơ sở hạ tầng mạng 3G với nguyên giá trị đầu tư. Thậm chí, Hanoi Telecom còn cam kết: "Nếu Chính phủ mong muốn thì Hanoi Telecom xin mua lại toàn bộ EVN Telecom với giá cả và điều kiện như trong hợp đồng đã ký giữa EVN Telecom và VTC”.Vì EVN Telecom thua lỗ triền miên, nợ nần chồng chất nên mới đây Tập đoàn Điện lực Việt Nam cho biết EVN sẽ không giữ cổ phần chi phối EVN Telecom nữa, mà tập trung vào làm điện. Một câu hỏi được đặt ra lúc này là khi EVN không nắm quyền chi phối EVN Telecom nữa, thì sẽ có các hướng giải quyết nào với EVN Telecom?

 

Theo Tiến sĩ Lê Đăng Doanh, theo luật về cơ cấu chủ sở hữu, thì việc cơ cấu lại sở hữu của một doanh nghệp Nhà nước (mà ở đây là EVN Telecom) thông thường sẽ có bốn trường hợp: bán cổ phần, cho thuê lại, sáp nhập hoặc tuyên bố phá sản.

"Trong 4 trường hợp trên, tôi nghĩ chỉ có việc sát nhập là có tính khả thi. Việc bán cổ phần hoặc cho thuê lại là rất khó xảy ra với EVN Telecom trong hoàn cảnh hiện nay, bởi doanh nghiệp kinh doanh thua lỗ nặng nhiều năm, thương hiệu mờ nhạt thì không ai dại thuê lại. Còn việc tuyên bố phá sản càng không nên, bởi EVN Telecom đang có một cơ sở hạ tầng đáng giá”.

Theo ông Doanh, chỉ còn phương án sáp nhập EVN Telecom với một doanh nghiệp khác là khả thi và có hiệu quả hơn cả. "Vì vậy, tôi cho rằng việc sáp nhập EVN Telecom lần này là tất yếu. Tôi không bình luận Viettel hay Hanoi Telecom, doanh nghiệp nào có nhiều khả năng mua lại được EVN Telecom hơn, mà điều tôi muốn nói ở đây là mong muốn có 1 cuộc cạnh tranh lành mạnh”.

Tất nhiên, việc sáp nhập giữa EVN Telecom vào một doanh nghiệp Nhà nước như Viettel sẽ đơn giản về thủ tục pháp lý hơn so với việc sát nhập với một doanh nghiệp tư nhân như FPT, Hanoi Telecom. Vì cả 2 đều là doanh nghiệp Nhà nước, nên việc sáp nhập chỉ là sang tên, đổi chủ và trên cơ sở bàn giao nguyên trạng cơ sở hạ tầng.

Còn lãnh đạo EVN Telecom trước đó từng nói với báo chí: "Việc EVN Telecom sẽ sát nhập với ai và sáp nhập như thế nào sẽ do Chính phủ quyết định, khả năng, sang tháng 11, Chính phủ sẽ có kết luận chính thức”.

Tiến sĩ Nguyễn Minh Phong cho rằng, nếu đứng về phương diện quản lý Nhà nước và chủ của EVN Telecom, ông sẽ quan tâm đến các yếu tố là EVN sáp nhập với doanh nghiệp nào sẽ có lợi hơn. Tất nhiên, một doanh nghiệp mạnh cả về tài chính, kinh nghiệm, quản lý và chiến lược kinh doanh như Viettel thì khả năng vực dậy EVN Telecom là khá cao. Nhưng khi một doanh nghiệp nhà nước như Viettel mua lại EVN Telecom thì bản chất vẫn là Nhà nước phải chịu khoản thua lỗ lớn mà EVN Telecom đang nợ. Trong khi, nếu bán EVN Telecom cho Hanoi Telecom và thu lại được tiền ngay như Hanoi Telecom cam kết, thì ngành điện sẽ có tiền để trả nợ ngân hàng cũng như nhiều đơn vị khác, từ đó họ sẽ tập trung hơn vào việc sản xuất và kinh doanh điện.  Xét về phương diện người dân, người tiêu dùng thì ông Phong quan tâm đến việc EVN Telecom thuộc về ai thì thị trường viễn thông sẽ phát triển hơn, cạnh tranh hơn và mang lại nhiều lợi ích, sản phẩm tốt hơn cho người tiêu dùng.

"Điều này thì chưa thể nói trước được. Song tôi nghĩ không nên để một doanh nghiệp chiếm quá nhiều thị phần trên thị trường (50% trở lên) thâu tóm doanh nghiệp khác với mục đích thống lĩnh thị trường, vì như vậy dễ dẫn đến độc quyền. Trong Luật Cạnh tranh của Việt Nam cũng có quy định về vấn đề này”, Tiến sĩ Phong nói.Ở một động thái mới nhất, để cạnh tranh lại với Hanoi Telecom trong việc mua EVN Telecom, Viettel vừa cho biết sẽ xin với Chính phủ tiếp nhận toàn bộ, chứ không nhượng mảng 3G cho hãng khác. Trước đó, Viettel chỉ đề nghị mua lại phần vốn mà Tập đoàn EVN đã đầu tư vào EVN Telecom. Trong khi đó, theo ông Tuân, Trưởng ban Tuyên truyền EVN, Hanoi Telecom và EVN Telecom đang chung nhau một băng tần 3G. Như vậy, nếu Viettel giành chiến thắng trong việc mua lại EVN Telecom và cả băng tần 3G và Hanoi Telecom không mua lại được phần bằng tần này của EVN Telecom thì chắc rằng Hanoi Telecom sẽ bị "chơi khó", thậm chí có thể bị chèn ép. ( Đất việt)


 


 
LUẬT BẮC VIỆT ( BVL LAWFIFM) 
"HÃY NÓI VỚI LUẬT SƯ ĐIỀU BẠN CẦN"
------------------------------------------- 
Liên hệ với Luật sư : 
P: 0938188889 - 0913753918
M: ceo@bacvietluat.vn – lawyer.@bacvietluat.vn
W: www.sanduan.vn - www.bacvietluat.vn - www.tuvanluat.com.vn - www.bantinphapluat.com 


Bình luận

Chưa có bình luận cho bài viết này.

Gửi bình luận

Bạn cần Đăng nhập để viết bình luận bằng tài khoản cá nhân.

Bình luận bằng Facebook

Được thành lập bởi đội ngũ Luật sư thành đạt trong các môi trường lớn là các văn phòng luật sư trong nước và văn phòng luật sư nước ngoài tại Việt Nam.
Đ/c: Lô 23, Tổ 26, Ngõ 1, Nguyễn thị Định, Trung Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội.
Email: ceo@bacvietluat.vn
Hotline: 0938188889 - 0168.769.6666

Đăng ký nhận tin

Nhập email để là người đâu tiên nhận được những tin tức mới nhất từ Bắc Việt Luật. Chúng tôi cam kết bảo đảm quyền riêng tư cho email của bạn.

Hỗ trợ trực tuyến