Những tiêu chuẩn lao động cơ bản (Core labor standards – CLS):
Trong rất nhiều nguyên tắc về lao động, bốn nguyên tắc trên đây đã đạt được sự đồng thuận trên toàn thế giới và được coi như những tiêu chuẩn lao động “cốt lõi”. Đặc biệt, sự ủng hộ quốc tế đối với các tiêu chuẩn trên cho thấy sự nhận thức rằng các tiêu chuẩn này có thể được áp dụng đối với mọi quốc gia trên toàn thế giới không phân biệt trình độ phát triển kinh tế. CLS này không thiết lập một mức cụ thể cho điều kiện làm việc, tiền lương, hay sức khỏe và tiêu chuẩn an toàn để áp dụng trên toàn thế giới.
A. Tiêu chuẩn lao động cơ bản (CLS)3. ILO định nghĩa trẻ em là người từ 14 tuổi trở xuống. là gì?
1. CLS là tập hợp bốn quyền và nghĩa vụ cơ bản tại nơi làm việc đã được công nhận trên toàn thế giới.
(i) Loại bỏ mọi hình thức lao động cưỡng ép hoặc bắt buộc;
(ii) Đưa vào hiệu lực việc thủ tiêu chế độ sử dụng lao động trẻ em, và đặt ưu tiên hàng đầu là loại trừ những hình thức lao động nguy hiểm nhất;
(iii) Tạo cơ hội công bằng và chống phân biệt đối xử về việc làm; và
(iv) Tự do liên kết và quyền được thương thuyết tập thể.
2. Trong rất nhiều nguyên tắc về lao động, bốn nguyên tắc trên đây đã đạt được sự đồng thuận trên toàn thế giới và được coi như những tiêu chuẩn lao động “cốt lõi”. Đặc biệt, sự ủng hộ quốc tế đối với các tiêu chuẩn trên cho thấy sự nhận thức rằng các tiêu chuẩn này có thể được áp dụng đối với mọi quốc gia trên toàn thế giới không phân biệt trình độ phát triển kinh tế. CLS này không thiết lập một mức cụ thể cho điều kiện làm việc, tiền lương, hay sức khỏe và tiêu chuẩn an toàn để áp dụng trên toàn thế giới. Chúng không nhằm mục đích thay đổi lợi thế cạnh tranh của bất cứ quốc gia nào. Những quyền lợi cơ bản này đã tuyên bố nhiều lần trong các văn kiện và tuyên ngôn về nhân quyền quốc tế như Tuyên ngôn Nhân quyền năm 1948 và Công Ước về Quyền Trẻ Em năm 1989. Bản Tuyên Ngôn của Hội nghị cấp cao Copenhagen năm 1995 về Phát Triển Xã Hội là sự kiện nổi bật nhất trong thời gian gần đây thể hiện rõ bốn nguyên tắc trên như những tiêu chuẩn lao động cơ bản.
CLS đã một lần nữa được minh chứng trong Tuyên bố về Những nguyên tắc và quyền cơ bản tại nơi làm việc2 bởi Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO). Bản tuyên bố này kêu gọi các quốc gia thành viên tuân thủ theo bốn nguyên tắc trên, kể cả khi quốc gia đó đã phê chuẩn những hiệp định có liên quan. Nó cũng đã xác định vai trò của các tổ chức quốc tế như Ngân hàng Thế giới (WB) và Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) trong việc thúc đẩy sự tuân thủ CLS. Những hoạt động tiếp theo sau bản Tuyên bố này bao gồm các báo cáo thường niên của những thành viên không phê chuẩn các hiệp định cốt lõi và một báo cáo toàn cầu hàng năm về các quyền cơ bản khác. Các hoạt động này bổ sung cho các thủ tục giám sát chi tiết của ILO đối với những hiệp định đã được phê chuẩn.
4. Việc đánh giá tuân thủ CLS giúp ADB đưa ra các tư vấn cụ thể hơn cho các đối tượng cho vay trong chiến lược xóa đói giảm nghèo. Mặc dù đã được đánh giá, việc tuân thủ CLS không có nghĩa là quốc gia đó theo đuổi một đường lối phát triển đúng đắn, và ngược lại.
5. Trong trường hợp mỗi nguyên tắc của CLS có trong một hay nhiều hiệp định của ILO thì một quốc gia dù không phê chuẩn những hiệp định đó vẫn có thể tuân thủ nguyên tắc CLS đó. Ngược lại, việc một quốc gia đã phê chuẩn một Hiệp định không có nghĩa rằng nó tuân thủ tiêu chuẩn trên. Trong mọi trường hợp, luật pháp và thông lệ của quốc gia đó cần phải được xem xét. Tuy vậy, luật lao động quốc tế đã đề ra những định nghĩa và tiêu chuẩn mà luật lao động quốc gia cần tuân theo.
6. Cần phải nhấn mạnh lại rằng: vào giai đoạn này trách nhiệm tuân thủ CLS là một yêu cầu bắt buộc đối với một thành viên của Tổ chức Lao động Thế giới (ILO).
Chúng cũng tạo nên những nghĩa vụ quốc tế cụ thể khi những Hiệp định có liên quan được phê chuẩn.
7. Hiện đã có những tiêu chuẩn bổ sung nhằm phát triển các khía cạnh của CLS, ví dụ như những tiêu chuẩn về trách nhiệm của người lao động với gia đình, bảo vệ công nhân nhập cư, giờ làm việc cho lao động trẻ, mối quan hệ giữa các ngành công nghiệp, etc. Những tiêu chuẩn lao động khác bao gồm các đề mục như:
(i) Sức khỏe và An toàn Lao động (OSH);
(ii) Xúc tiến việc làm, bao gồm các cơ chế lao động (trao đổi việc làm, etc.);
(iii) Mức lương tối thiểu và việc thanh toán tiền lương;
(iv) Bảo trợ xã hội;
(v) Quản lý lao động (bao gồm cả thanh tra lao động); và
(vi) Các thành phần kinh tế hoặc nghề nghiệp cụ thể (người đi biển, công nhân bốc vác, nhân viên y tá, lao động tại nhà, lao động trồng trọt, etc.)
B. Tóm tắt CLS:
8. Phần tiếp theo đây là bản tóm tắt của CLS – các chi tiết cụ thể sẽ được nói đến
trong phần sau.
a. Lao động trẻ em:
9. Trong khi các Hiệp định của ILO và luật pháp quốc gia có thường đề cập đến lao động trẻ em thông qua quy định về giờ giấc, thời gian, và độ tuổi lao động tối thiểu, những điều khoản và can thiệp về mặt luật pháp gần đây tập trung vào việc loại bỏ hầu hết những hình thức lao động nguy hiểm nhất đối với trẻ em. Sự chuyển đổi chính sách này phản ánh sự phát triển trong nhận thức về mối quan hệ giữa đói nghèo và lao động trẻ em cũng như việc cần phải có chiến lược huy động các nguồn lực để xóa bỏ việc lạm dụng trẻ em: nô lệ hay hình thức làm việc tương tự như buôn bán trẻ em; tuyển chọn trẻ em phục vụ cho những cuộc xung đột vũ trang; sử dụng trẻ nhằm mục đích khiêu dâm, mại dâm, hay những hoạt động bất hợp pháp như buôn bán chất gây nghiện; và làm việc trong điều kiện hoặc trong hoàn cảnh nhất định có khả năng làm tổn hại đến sức khỏe, sự an toàn hay đạo đức của trẻ. Để nhấn mạnh điểm ưu tiên khẩn cấp này, ILO đã thông qua Hiệp định về Những hình thức lao động trẻ em nguy hiểm (Số 182) vào năm 1999. Hiệp định này kêu gọi phải hành động ngay lập tức để loại trừ những hình thức này thông qua những chương trình hành động và giới hạn về thời gian cho việc phòng chống, hủy bỏ và cải tạo lại chúng.
10. Hiệp định gần đây không thay thế những tiêu chuẩn lao động trẻ em trong luật quốc tế, ví dụ như Hiệp định về Quyền Trẻ em của LHQ năm 1989, và Hiệp định về Tuổi Lao động tối thiểu của trẻ em ILO năm 1973 (Số 138). Hiệp định của ILO đã tính đến quy định giáo dục bắt buộc của nhà nước khi đề ra mức tuổi lao động tối thiểu. Những nước đang phát triển có thể áp dụng mức 143 tuổi, và phải ý thức rằng mức tuổi này sẽ tăng dần theo thời gian. Những công việc nguy hiểm phải áp dụng mức tuổi cao hơn (18) và những việc nhẹ sẽ được áp dụng mức tuổi thấp hơn (12) (việc nhẹ là việc không có hại tới sức khỏe cũng như sự phát triển của trẻ, và sẽ không ảnh hưởng tới khả năng học tập của trẻ). Những phân tích của ngân hàng thế giới và các tổ chức khác về lao động trẻ em thường ưu tiên đề cập đến những hình thức lao động nguy hiểm nhất và những hình thức lao động có thể ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của trẻ em và sự phát triển lâu dài của cộng đồng.
1. Phân biệt đối xử trong lao động và việc làm
11. Một số điều khoản trong luật quốc tế đề cập tới vấn đề phân biệt đối xử, tiêu biểu là về các quyền chính trị và dân sự đối với phụ nữ và người thiểu số. Các hiệp định 100 và 111 của ILO đã cụ thể hóa vấn đề phân biệt đối xử trong lao động và việc làm. Hiệp định về phân biệt đối xử (số 111) được thông qua năm 1958 đã kêu gọi các quốc gia thông qua những chính sách chống phân biệt đối xử về việc làm, đào tạo, và điều kiện làm việc dựa trên: chủng tộc, màu da, giới tính, tôn giáo, quan điểm chính trị, và nguồn gốc xuất thân. Phân biệt đối xử được định nghĩa là sự phân biệt, sự loại trừ hoặc thiên vị dựa trên những điều kiện trên. Hiệp định về thù lao công bằng (số 100) năm 1951 yêu cầu chủ lao động phải trả cho đàn ông và phụ nữ tiền công bằng nhau cho một công việc giống nhau. Cả hai hiệp định trên đều được thừa nhận rộng rãi.
2. Lao động cưỡng ép, hay lao động bắt buộc
12. Lao động cưỡng ép hay lao động bắt buộc là bất cứ công việc nào, cho dù được trả công hay không trả công, được làm một cách không tình nguyện hoặc làm vì bị đe dọa trừng phạt. Những hình thức lao động cưỡng ép bị cấm bao gồm: lao động khế ước, trong đó chủ lao động cấm người lao động nghỉ việc cho dù họ muốn nghỉ; lao động gán nợ, trong đó một người, thường là trẻ em, phải làm việc để trả một khoản nợ của người khác; hoặc lao động tù bắt buộc mà không tuân theo những điều kiện cụ thể (ví dụ như, việc làm đó phải vì lợi ích của chính những người bị kết án, hoặc nếu công việc đó phục vụ cho doanh nghiệp tư nhân thì phải được sự đồng ý của người tù nhân và/ hoặc có sự giám sát của chính phủ). Lao động cưỡng ép vì những lý do như: huy động nguồn lực để phát triển kinh tế, hình phạt vì tham gia đình công, hoặc là phương tiện để phân biệt đối xử cũng bị cấm. Những hiệp định quốc tế về lao động cưỡng ép chủ yếu bao gồm:
Hiệp định bổ sung của LHQ năm 1956 về hủy bỏ chế độ nô lệ, buôn bán nô lệ, và những thể chế, thông lệ tương tự với chế độ nô lệ; Hiệp định về lao động cưỡng ép của ILO năm 1930 (Số 29), và Hiệp định về hủy bỏ lao động cưỡng ép của ILO năm 1957 (số 105).
3. Tự do liên kết và quyền thương thuyết tập thể
13. Tự do liên kết được coi là một trong những tiêu chuẩn lao động cơ bản nhất của ILO. Kể từ trước khi có Tuyên bố về những nguyên tắc và quyền làm việc cơ bản năm 1998, tiêu chuẩn này đã được định nghĩa trong hiệp định 87 của ILO – Tự do liên kết và bảo vệ quyền được tổ chức – được thông qua năm 1948 và đã được cho là đầy đủ và bao quát đến mức tất cả các nước thành viên đều có thể bị cáo buộc đã không tuân thủ đầy đủ, mặc dù các nước này đã thông qua những tiêu chuẩn đó. Tự do liên kết áp dụng cho cả chủ lao động và người lao động trong những sắp đặt chính thức cũng như không chính thức. Nó được coi là “quyền thực hiện” với nghĩa rằng nó cho phép những lực lượng chính trong một nền kinh tế có thể hợp tác với nhau để theo đuổi những mối quan tâm chung. Ủy ban về Quyền Tự do Liên kết của ILO đã xem xét những lời cáo buộc về các nguyên tắc tự do liên kết rằng liệu các hiệp định ILO (C87 và C98) có liên quan đến vấn đề này có được thông qua bởi quốc gia đang bị nghi vấn hay không.
14. Hiệp định 98 của ILO về Quyền Tổ chức và Thương thuyết tập thể, được coi là một phần của CLS, đã chống lại sự can thiệp vào những nỗ lực của người lao động và người sử dụng lao động trong việc tổ chức và xúc tiến thương thuyết tập thể. Hơn nữa, hiệp định cũng đặc biệt ngăn cản người sử dụng lao động soạn thảo những điều kiện
bắt buộc người lao động không được tham gia hoặc phải từ bỏ tư cách thành viên trong một liên hiệp, nếu tham gia vào các hoạt động công đoàn thì sẽ bị phạt hoặc sa thải.
Chú thích:
1. Cụm từ được lấy từ Bộ Các Tiêu Chuẩn Lao Động Cơ Bản của World Bank, xem thêm tham khảo trong Mục 1.
2. http://www.ilo.org/public/english/standards/relm/ilc/ilc86/com-dtxt.htm
3. ILO định nghĩa trẻ em là người từ 14 tuổi trở xuống.
SOURCE: CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ CHƯƠNG TRÌNH HỖ TRỢ CẠNH TRANH TOÀN CẦU CHO DOANH NGHIỆP VIỆT NAM (GCF)
A. Tiêu chuẩn lao động cơ bản (CLS)3. ILO định nghĩa trẻ em là người từ 14 tuổi trở xuống. là gì?
1. CLS là tập hợp bốn quyền và nghĩa vụ cơ bản tại nơi làm việc đã được công nhận trên toàn thế giới.
(i) Loại bỏ mọi hình thức lao động cưỡng ép hoặc bắt buộc;
(ii) Đưa vào hiệu lực việc thủ tiêu chế độ sử dụng lao động trẻ em, và đặt ưu tiên hàng đầu là loại trừ những hình thức lao động nguy hiểm nhất;
(iii) Tạo cơ hội công bằng và chống phân biệt đối xử về việc làm; và
(iv) Tự do liên kết và quyền được thương thuyết tập thể.
2. Trong rất nhiều nguyên tắc về lao động, bốn nguyên tắc trên đây đã đạt được sự đồng thuận trên toàn thế giới và được coi như những tiêu chuẩn lao động “cốt lõi”. Đặc biệt, sự ủng hộ quốc tế đối với các tiêu chuẩn trên cho thấy sự nhận thức rằng các tiêu chuẩn này có thể được áp dụng đối với mọi quốc gia trên toàn thế giới không phân biệt trình độ phát triển kinh tế. CLS này không thiết lập một mức cụ thể cho điều kiện làm việc, tiền lương, hay sức khỏe và tiêu chuẩn an toàn để áp dụng trên toàn thế giới. Chúng không nhằm mục đích thay đổi lợi thế cạnh tranh của bất cứ quốc gia nào. Những quyền lợi cơ bản này đã tuyên bố nhiều lần trong các văn kiện và tuyên ngôn về nhân quyền quốc tế như Tuyên ngôn Nhân quyền năm 1948 và Công Ước về Quyền Trẻ Em năm 1989. Bản Tuyên Ngôn của Hội nghị cấp cao Copenhagen năm 1995 về Phát Triển Xã Hội là sự kiện nổi bật nhất trong thời gian gần đây thể hiện rõ bốn nguyên tắc trên như những tiêu chuẩn lao động cơ bản.
CLS đã một lần nữa được minh chứng trong Tuyên bố về Những nguyên tắc và quyền cơ bản tại nơi làm việc2 bởi Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO). Bản tuyên bố này kêu gọi các quốc gia thành viên tuân thủ theo bốn nguyên tắc trên, kể cả khi quốc gia đó đã phê chuẩn những hiệp định có liên quan. Nó cũng đã xác định vai trò của các tổ chức quốc tế như Ngân hàng Thế giới (WB) và Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) trong việc thúc đẩy sự tuân thủ CLS. Những hoạt động tiếp theo sau bản Tuyên bố này bao gồm các báo cáo thường niên của những thành viên không phê chuẩn các hiệp định cốt lõi và một báo cáo toàn cầu hàng năm về các quyền cơ bản khác. Các hoạt động này bổ sung cho các thủ tục giám sát chi tiết của ILO đối với những hiệp định đã được phê chuẩn.
4. Việc đánh giá tuân thủ CLS giúp ADB đưa ra các tư vấn cụ thể hơn cho các đối tượng cho vay trong chiến lược xóa đói giảm nghèo. Mặc dù đã được đánh giá, việc tuân thủ CLS không có nghĩa là quốc gia đó theo đuổi một đường lối phát triển đúng đắn, và ngược lại.
5. Trong trường hợp mỗi nguyên tắc của CLS có trong một hay nhiều hiệp định của ILO thì một quốc gia dù không phê chuẩn những hiệp định đó vẫn có thể tuân thủ nguyên tắc CLS đó. Ngược lại, việc một quốc gia đã phê chuẩn một Hiệp định không có nghĩa rằng nó tuân thủ tiêu chuẩn trên. Trong mọi trường hợp, luật pháp và thông lệ của quốc gia đó cần phải được xem xét. Tuy vậy, luật lao động quốc tế đã đề ra những định nghĩa và tiêu chuẩn mà luật lao động quốc gia cần tuân theo.
6. Cần phải nhấn mạnh lại rằng: vào giai đoạn này trách nhiệm tuân thủ CLS là một yêu cầu bắt buộc đối với một thành viên của Tổ chức Lao động Thế giới (ILO).
Chúng cũng tạo nên những nghĩa vụ quốc tế cụ thể khi những Hiệp định có liên quan được phê chuẩn.
7. Hiện đã có những tiêu chuẩn bổ sung nhằm phát triển các khía cạnh của CLS, ví dụ như những tiêu chuẩn về trách nhiệm của người lao động với gia đình, bảo vệ công nhân nhập cư, giờ làm việc cho lao động trẻ, mối quan hệ giữa các ngành công nghiệp, etc. Những tiêu chuẩn lao động khác bao gồm các đề mục như:
(i) Sức khỏe và An toàn Lao động (OSH);
(ii) Xúc tiến việc làm, bao gồm các cơ chế lao động (trao đổi việc làm, etc.);
(iii) Mức lương tối thiểu và việc thanh toán tiền lương;
(iv) Bảo trợ xã hội;
(v) Quản lý lao động (bao gồm cả thanh tra lao động); và
(vi) Các thành phần kinh tế hoặc nghề nghiệp cụ thể (người đi biển, công nhân bốc vác, nhân viên y tá, lao động tại nhà, lao động trồng trọt, etc.)
B. Tóm tắt CLS:
8. Phần tiếp theo đây là bản tóm tắt của CLS – các chi tiết cụ thể sẽ được nói đến
trong phần sau.
a. Lao động trẻ em:
9. Trong khi các Hiệp định của ILO và luật pháp quốc gia có thường đề cập đến lao động trẻ em thông qua quy định về giờ giấc, thời gian, và độ tuổi lao động tối thiểu, những điều khoản và can thiệp về mặt luật pháp gần đây tập trung vào việc loại bỏ hầu hết những hình thức lao động nguy hiểm nhất đối với trẻ em. Sự chuyển đổi chính sách này phản ánh sự phát triển trong nhận thức về mối quan hệ giữa đói nghèo và lao động trẻ em cũng như việc cần phải có chiến lược huy động các nguồn lực để xóa bỏ việc lạm dụng trẻ em: nô lệ hay hình thức làm việc tương tự như buôn bán trẻ em; tuyển chọn trẻ em phục vụ cho những cuộc xung đột vũ trang; sử dụng trẻ nhằm mục đích khiêu dâm, mại dâm, hay những hoạt động bất hợp pháp như buôn bán chất gây nghiện; và làm việc trong điều kiện hoặc trong hoàn cảnh nhất định có khả năng làm tổn hại đến sức khỏe, sự an toàn hay đạo đức của trẻ. Để nhấn mạnh điểm ưu tiên khẩn cấp này, ILO đã thông qua Hiệp định về Những hình thức lao động trẻ em nguy hiểm (Số 182) vào năm 1999. Hiệp định này kêu gọi phải hành động ngay lập tức để loại trừ những hình thức này thông qua những chương trình hành động và giới hạn về thời gian cho việc phòng chống, hủy bỏ và cải tạo lại chúng.
Hộp III.1: Lao động trẻ em
Theo ước tính, trên toàn thế giới hiện nay có 250 triệu trẻ em (từ 5 đến 14 tuổi) phải lao động, hầu hết là trẻ em ở các nước đang phát triển, và một nửa trong số đó phải làm việc toàn thời gian. Châu Á chiếm đến 61% lao động trẻ em trên thế giới, nhưng tỷ lệ trẻ lao động cao nhất là ở châu Phi, cứ 3 trẻ em thì có 1 em phải lao động. Mặc dù trẻ em đường phố ở thành thị và trẻ em làm việc trong các nhà máy thường thu hút nhiều sự quan tâm chú ý hơn, nhưng trẻ em làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp và dịch vụ cũng chiếm một số lượng lớn. Lao động trẻ em ở khu vực nông thôn cao hơn nhiều khu vực thành thị, và ¾ lao động trẻ em làm việc trong các công ty tư nhân thuộc sở hữu gia đình.
10. Hiệp định gần đây không thay thế những tiêu chuẩn lao động trẻ em trong luật quốc tế, ví dụ như Hiệp định về Quyền Trẻ em của LHQ năm 1989, và Hiệp định về Tuổi Lao động tối thiểu của trẻ em ILO năm 1973 (Số 138). Hiệp định của ILO đã tính đến quy định giáo dục bắt buộc của nhà nước khi đề ra mức tuổi lao động tối thiểu. Những nước đang phát triển có thể áp dụng mức 143 tuổi, và phải ý thức rằng mức tuổi này sẽ tăng dần theo thời gian. Những công việc nguy hiểm phải áp dụng mức tuổi cao hơn (18) và những việc nhẹ sẽ được áp dụng mức tuổi thấp hơn (12) (việc nhẹ là việc không có hại tới sức khỏe cũng như sự phát triển của trẻ, và sẽ không ảnh hưởng tới khả năng học tập của trẻ). Những phân tích của ngân hàng thế giới và các tổ chức khác về lao động trẻ em thường ưu tiên đề cập đến những hình thức lao động nguy hiểm nhất và những hình thức lao động có thể ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của trẻ em và sự phát triển lâu dài của cộng đồng.
1. Phân biệt đối xử trong lao động và việc làm
11. Một số điều khoản trong luật quốc tế đề cập tới vấn đề phân biệt đối xử, tiêu biểu là về các quyền chính trị và dân sự đối với phụ nữ và người thiểu số. Các hiệp định 100 và 111 của ILO đã cụ thể hóa vấn đề phân biệt đối xử trong lao động và việc làm. Hiệp định về phân biệt đối xử (số 111) được thông qua năm 1958 đã kêu gọi các quốc gia thông qua những chính sách chống phân biệt đối xử về việc làm, đào tạo, và điều kiện làm việc dựa trên: chủng tộc, màu da, giới tính, tôn giáo, quan điểm chính trị, và nguồn gốc xuất thân. Phân biệt đối xử được định nghĩa là sự phân biệt, sự loại trừ hoặc thiên vị dựa trên những điều kiện trên. Hiệp định về thù lao công bằng (số 100) năm 1951 yêu cầu chủ lao động phải trả cho đàn ông và phụ nữ tiền công bằng nhau cho một công việc giống nhau. Cả hai hiệp định trên đều được thừa nhận rộng rãi.
2. Lao động cưỡng ép, hay lao động bắt buộc
12. Lao động cưỡng ép hay lao động bắt buộc là bất cứ công việc nào, cho dù được trả công hay không trả công, được làm một cách không tình nguyện hoặc làm vì bị đe dọa trừng phạt. Những hình thức lao động cưỡng ép bị cấm bao gồm: lao động khế ước, trong đó chủ lao động cấm người lao động nghỉ việc cho dù họ muốn nghỉ; lao động gán nợ, trong đó một người, thường là trẻ em, phải làm việc để trả một khoản nợ của người khác; hoặc lao động tù bắt buộc mà không tuân theo những điều kiện cụ thể (ví dụ như, việc làm đó phải vì lợi ích của chính những người bị kết án, hoặc nếu công việc đó phục vụ cho doanh nghiệp tư nhân thì phải được sự đồng ý của người tù nhân và/ hoặc có sự giám sát của chính phủ). Lao động cưỡng ép vì những lý do như: huy động nguồn lực để phát triển kinh tế, hình phạt vì tham gia đình công, hoặc là phương tiện để phân biệt đối xử cũng bị cấm. Những hiệp định quốc tế về lao động cưỡng ép chủ yếu bao gồm:
Hiệp định bổ sung của LHQ năm 1956 về hủy bỏ chế độ nô lệ, buôn bán nô lệ, và những thể chế, thông lệ tương tự với chế độ nô lệ; Hiệp định về lao động cưỡng ép của ILO năm 1930 (Số 29), và Hiệp định về hủy bỏ lao động cưỡng ép của ILO năm 1957 (số 105).
3. Tự do liên kết và quyền thương thuyết tập thể
13. Tự do liên kết được coi là một trong những tiêu chuẩn lao động cơ bản nhất của ILO. Kể từ trước khi có Tuyên bố về những nguyên tắc và quyền làm việc cơ bản năm 1998, tiêu chuẩn này đã được định nghĩa trong hiệp định 87 của ILO – Tự do liên kết và bảo vệ quyền được tổ chức – được thông qua năm 1948 và đã được cho là đầy đủ và bao quát đến mức tất cả các nước thành viên đều có thể bị cáo buộc đã không tuân thủ đầy đủ, mặc dù các nước này đã thông qua những tiêu chuẩn đó. Tự do liên kết áp dụng cho cả chủ lao động và người lao động trong những sắp đặt chính thức cũng như không chính thức. Nó được coi là “quyền thực hiện” với nghĩa rằng nó cho phép những lực lượng chính trong một nền kinh tế có thể hợp tác với nhau để theo đuổi những mối quan tâm chung. Ủy ban về Quyền Tự do Liên kết của ILO đã xem xét những lời cáo buộc về các nguyên tắc tự do liên kết rằng liệu các hiệp định ILO (C87 và C98) có liên quan đến vấn đề này có được thông qua bởi quốc gia đang bị nghi vấn hay không.
14. Hiệp định 98 của ILO về Quyền Tổ chức và Thương thuyết tập thể, được coi là một phần của CLS, đã chống lại sự can thiệp vào những nỗ lực của người lao động và người sử dụng lao động trong việc tổ chức và xúc tiến thương thuyết tập thể. Hơn nữa, hiệp định cũng đặc biệt ngăn cản người sử dụng lao động soạn thảo những điều kiện
bắt buộc người lao động không được tham gia hoặc phải từ bỏ tư cách thành viên trong một liên hiệp, nếu tham gia vào các hoạt động công đoàn thì sẽ bị phạt hoặc sa thải.
Hộp III.2: Theo dõi những tuyên bố của ILO về những nguyên tắc và quyền cơ bản trong lao động
Mỗi năm, ILO đều tiến hành một nghiên cứu quốc tế về một trong những những tiêu chuẩn lao động cơ bản. Báo cáo toàn cầu đầu tiên, được xuất bản năm 2000, đề cập đến vấn đề tự do liên kết và quyền thương thuyết tập thể. Nó đề cập đến thực trạng quyền công đoàn trên toàn thế giới, và vai trò của những quyền đó trong việc thúc đẩy công bằng và giảm thiểu nghèo đói. Báo cáo cũng phân tích vai trò của ILO trong việc cung cấp trợ giúp về mặt kỹ thuật. Năm 2001, báo cáo tập trung vào vấn đề lao động cưỡng ép, năm 2002 về vấn đề lao động trẻ em, và năm 2003 về vấn đề phân biệt đối xử.
Nguồn: Công bố về các báo cáo của ILO:http://www.ilo.org/declaration
Chú thích:
1. Cụm từ được lấy từ Bộ Các Tiêu Chuẩn Lao Động Cơ Bản của World Bank, xem thêm tham khảo trong Mục 1.
2. http://www.ilo.org/public/english/standards/relm/ilc/ilc86/com-dtxt.htm
3. ILO định nghĩa trẻ em là người từ 14 tuổi trở xuống.
SOURCE: CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ CHƯƠNG TRÌNH HỖ TRỢ CẠNH TRANH TOÀN CẦU CHO DOANH NGHIỆP VIỆT NAM (GCF)
LUẬT BẮC VIỆT ( BVL LAWFIFM)
"HÃY NÓI VỚI LUẬT SƯ ĐIỀU BẠN CẦN"
-------------------------------------------
Liên hệ với Luật sư :
P: 0938188889 - 0913753918
M: ceo@bacvietluat.vn – lawyer.@bacvietluat.vn
|
Bình luận
Bình luận bằng Facebook