Từ vụ tranh chấp đất đai ở Phú Xá: Cần sự kiên quyết của chính quyền các cấp
Một gia đình thường xuyên chặt phá hoa màu cây cối, phá phách chửi bới trên đất nhà người khác nhưng không bị xử lý đúng theo hành vi vi phạm. Một gia đình không được trồng cây cối, hoa màu, không được xây nhà trên đất của mình mặc dù có quyền sử dụng đất hợp pháp, được pháp luật công nhận. Sự việc kỳ lạ này xảy ra ở xã Phú Xá, huyện Cao Lộc do sự thờ ơ, thiếu trách nhiệm của các cấp chính quyền cơ sở.
Giấy chứng nhận QSD đất của ông Pách
Ông Liễu Văn Pách, trú tại thôn Choọc Hồ, xã Phú Xá (Cao Lộc)cho biết: Gia đình nhà ông có thửa đất tại khu Đông Mả, thôn Choọc Hồ, xã Phú Xá do ông bà tổ tiên của ông khai phá từ năm 1956. Đến năm 1976, ông lấy vợ, gia đình đã xây nhà và cho ông ra ở riêng sử dụng và quản lý tại khu đất này. Từ đó đến nay, ông vẫn kê khai và nộp thuế cho Nhà nước đầy đủ và được UBND huyện Cao Lộc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số 00319/QSDĐ/670/QĐ-UB ngày 24/11/2003 cho nhà ông với tổng diện tích là 881m2, trong đó có 200m là đất ở, 661m2 là đất vườn thuộc tờ bản đồ số 35, thửa số 160. Còn bà Hoàng Thị Liên, trú cùng thôn lại cho rằng, mảnh đất nhà ông Pách đang ở là đất của ông cha bà để lại. Hồi ông cụ của bà còn sống có cho ông cụ của ông Pách làm. Đến khoảng năm 1976, ông Pách đi bộ đội và xây nhà trên khu đất đó, gia đình bà đã yêu cầu ông Pách di dời đi chỗ khác để trả lại đất cho gia đình bà nhưng ông Pách nói chỉ ở tạm thời, sau này tìm được chỗ khác sẽ trả lại. Đến năm 1996- 1997, ông Pách tuyên bố, miếng đất tại khu Đông Mả là đất của ông Pách và không trả lại đất cho bà. Trước tranh chấp nói trên, qua nhiều lần hoà giải nhưng không thành. Tại phiên phúc thẩm ngày 25/3/2008, bản án số 13/2008/TLPT- DS của toà án nhân dân tỉnh Lạng Sơn về việc tranh chấp QSDĐ đã xét thấy: "diện tích đất tranh chấp giữa gia đình ông Pách và gia đình bà Liên đã được ông Pách quản lý và sử dụng liên tục, ổn định từ năm 1976 đến nay, trên đó ông đã xây nhà, trồng một số loại cây lâu năm. Trong quá trình sử dụng, ông Pách đã thực hiện đúng mọi nghĩa vụ và nộp thuế đầy đủ theo đúng quy định của Nhà nước, đồng thời thực hiện việc kê khai đăng ký QSDĐ theo đúng trình tự thủ tục về việc cấp giấy chứng nhận QSDĐ nên ngày 24/11/2003, ông đã được UBND huyện Cao Lộc cấp giấy chứng nhận QSDĐ số 00319/QSDĐ/670/QĐ-UB. Đối với bà Liên, có khẳng định là đất ông cha của bà để lại từ nhiều đời nhưng không đưa ra được chứng cứ để chứng minh là đất của ông cha bà để lại. Mặt khác, trên thực tế, gia đình bà Liên cũng không trực tiếp quản lý, sử dụng mảnh đất đó, cũng không kê khai, đứng tên trong sổ địa chính, không thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất. Vì vậy, diện tích đất đang tranh chấp giữa gia đình bà Liên và gia đình ông Pách là đất hợp pháp của ông Pách”, và yêu cầu “bà Liên phải chấm dứt mọi hành vi cản trở ông Pách thực hiện quyền của người sử dụng đất".
Gạch gia đình ông Pách mua về đã mọc rêu, xuống cấp mà chưa được xây nhà
Tuy nhiên, theo phản ánh của ông Pách, từ khi xảy ra tranh chấp đến nay, gia đình bà Liên đã nhiều lần ngang nhiên đến chặt phá cây cối, hoa màu trong vườn nhà ông. Năm 1997, bà Liên cùng anh Liễu Văn Hợp đã chặt phá rất nhiều cây ông trồng từ năm 1977 như: lát hoa, xoan, hồng, mít, nhãn, ổi...Việc này ông đã báo chính quyền lập biên bản, sau đó khởi kiện ra toà. Tại bản trích lục số 51/TL- DS ngày 02/10/1998, Toà án nhân dân tỉnh Lạng Sơn đã có quyết định: buộc bà Hoàng Thị Liên và anh Liễu Văn Hợp phải bồi thường cho ông Pách 1,064 triệu đồng. Nhưng từ đó đến nay gia đình bà Liên vẫn chưa đền bù thiệt hại cho gia đình ông, các ngành chức năng cũng không thấy có biện pháp xử lý gì. Năm 2008, gia đình bà Liên lại tiếp tục cho người xuống tháo dỡ hàng rào ranh giới, chặt phá nhiều cây cối, hoa màu trong đất nhà ông, thiệt hại ước tính nhiều triệu đồng. Ông Pách cũng cho biết: Nhà của ông là nhà trình tường, xây dựng từ năm 1976, đã được hơn 30 năm nên rất cũ nát, phần chân tường đã bị lở loét, có thể sập bất cứ lúc nào. Năm 2006, ông mua gạch về và thuê thợ xây, vừa xong phần móng gia đình bà Liên đã xuống đập phá, tháo dỡ, cậy tung chân móng lên. Ông đã nhiều lần thuê thợ về làm, nhưng lần nào gia đình bà Liên cũng chửi bới, ném đất đã xuống nên các tốp thợ đều sợ và rút lui không dám làm. Đất của mình mà không được trồng ccây cối hoa màu, không được xây nhà. Việc gia đình bà Liên lộng hành phá phách, cản trở quyền lợi hợp pháp của gia đình ông cũng một phần do sự thiếu kiên quyết của chính quyền, các ngành chức năng. Ông Pách bức xúc. Nay ông đề nghị chính quyền, các ngành chức năng xử lý kiên quyết theo đúng quy định của pháp luật để bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho gia đình ông.
Ngôi nhà 34 năm tuổi của ông Pách có thể sập bất cứ lúc nào nhưng chưa thể xây dựng lại vì bị ngăn trở
Chúng tôi đã trao đổi việc này với các cán bộ UBND xã Phú Xá, một cán bộ xã khẳng định: việc xảy ra như trình bày của ông Pách là đúng sự thật. UBND xã đã nhiều lần tổ chức hoà giải nhưng không thành. Việc này có liên quan đến người trong làng, trong xã nên rất khó giải quyết? Qua việc này có thể thấy, chính quyền các cấp, các ngành chức năng đã không kiên quyết trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người dân dẫn đến việc người dân, người thì coi thường pháp luật, người thì không tin tưởng vào sự nghiêm minh của chính quyền. Thiết nghĩ, chính quyền các cấp, các ngành chức năng cần có các biện pháp xử lý kiên quyết, thấu đáo sự việc để giữ gìn sự nghiêm minh của pháp luật, để bảo vệ quyền lợi chính đáng của người dân.
. Hoàng Huy - Hoàng Nghĩa
Giấy chứng nhận QSD đất của ông Pách
Ông Liễu Văn Pách, trú tại thôn Choọc Hồ, xã Phú Xá (Cao Lộc)cho biết: Gia đình nhà ông có thửa đất tại khu Đông Mả, thôn Choọc Hồ, xã Phú Xá do ông bà tổ tiên của ông khai phá từ năm 1956. Đến năm 1976, ông lấy vợ, gia đình đã xây nhà và cho ông ra ở riêng sử dụng và quản lý tại khu đất này. Từ đó đến nay, ông vẫn kê khai và nộp thuế cho Nhà nước đầy đủ và được UBND huyện Cao Lộc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số 00319/QSDĐ/670/QĐ-UB ngày 24/11/2003 cho nhà ông với tổng diện tích là 881m2, trong đó có 200m là đất ở, 661m2 là đất vườn thuộc tờ bản đồ số 35, thửa số 160. Còn bà Hoàng Thị Liên, trú cùng thôn lại cho rằng, mảnh đất nhà ông Pách đang ở là đất của ông cha bà để lại. Hồi ông cụ của bà còn sống có cho ông cụ của ông Pách làm. Đến khoảng năm 1976, ông Pách đi bộ đội và xây nhà trên khu đất đó, gia đình bà đã yêu cầu ông Pách di dời đi chỗ khác để trả lại đất cho gia đình bà nhưng ông Pách nói chỉ ở tạm thời, sau này tìm được chỗ khác sẽ trả lại. Đến năm 1996- 1997, ông Pách tuyên bố, miếng đất tại khu Đông Mả là đất của ông Pách và không trả lại đất cho bà. Trước tranh chấp nói trên, qua nhiều lần hoà giải nhưng không thành. Tại phiên phúc thẩm ngày 25/3/2008, bản án số 13/2008/TLPT- DS của toà án nhân dân tỉnh Lạng Sơn về việc tranh chấp QSDĐ đã xét thấy: "diện tích đất tranh chấp giữa gia đình ông Pách và gia đình bà Liên đã được ông Pách quản lý và sử dụng liên tục, ổn định từ năm 1976 đến nay, trên đó ông đã xây nhà, trồng một số loại cây lâu năm. Trong quá trình sử dụng, ông Pách đã thực hiện đúng mọi nghĩa vụ và nộp thuế đầy đủ theo đúng quy định của Nhà nước, đồng thời thực hiện việc kê khai đăng ký QSDĐ theo đúng trình tự thủ tục về việc cấp giấy chứng nhận QSDĐ nên ngày 24/11/2003, ông đã được UBND huyện Cao Lộc cấp giấy chứng nhận QSDĐ số 00319/QSDĐ/670/QĐ-UB. Đối với bà Liên, có khẳng định là đất ông cha của bà để lại từ nhiều đời nhưng không đưa ra được chứng cứ để chứng minh là đất của ông cha bà để lại. Mặt khác, trên thực tế, gia đình bà Liên cũng không trực tiếp quản lý, sử dụng mảnh đất đó, cũng không kê khai, đứng tên trong sổ địa chính, không thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất. Vì vậy, diện tích đất đang tranh chấp giữa gia đình bà Liên và gia đình ông Pách là đất hợp pháp của ông Pách”, và yêu cầu “bà Liên phải chấm dứt mọi hành vi cản trở ông Pách thực hiện quyền của người sử dụng đất".
Gạch gia đình ông Pách mua về đã mọc rêu, xuống cấp mà chưa được xây nhà
Tuy nhiên, theo phản ánh của ông Pách, từ khi xảy ra tranh chấp đến nay, gia đình bà Liên đã nhiều lần ngang nhiên đến chặt phá cây cối, hoa màu trong vườn nhà ông. Năm 1997, bà Liên cùng anh Liễu Văn Hợp đã chặt phá rất nhiều cây ông trồng từ năm 1977 như: lát hoa, xoan, hồng, mít, nhãn, ổi...Việc này ông đã báo chính quyền lập biên bản, sau đó khởi kiện ra toà. Tại bản trích lục số 51/TL- DS ngày 02/10/1998, Toà án nhân dân tỉnh Lạng Sơn đã có quyết định: buộc bà Hoàng Thị Liên và anh Liễu Văn Hợp phải bồi thường cho ông Pách 1,064 triệu đồng. Nhưng từ đó đến nay gia đình bà Liên vẫn chưa đền bù thiệt hại cho gia đình ông, các ngành chức năng cũng không thấy có biện pháp xử lý gì. Năm 2008, gia đình bà Liên lại tiếp tục cho người xuống tháo dỡ hàng rào ranh giới, chặt phá nhiều cây cối, hoa màu trong đất nhà ông, thiệt hại ước tính nhiều triệu đồng. Ông Pách cũng cho biết: Nhà của ông là nhà trình tường, xây dựng từ năm 1976, đã được hơn 30 năm nên rất cũ nát, phần chân tường đã bị lở loét, có thể sập bất cứ lúc nào. Năm 2006, ông mua gạch về và thuê thợ xây, vừa xong phần móng gia đình bà Liên đã xuống đập phá, tháo dỡ, cậy tung chân móng lên. Ông đã nhiều lần thuê thợ về làm, nhưng lần nào gia đình bà Liên cũng chửi bới, ném đất đã xuống nên các tốp thợ đều sợ và rút lui không dám làm. Đất của mình mà không được trồng ccây cối hoa màu, không được xây nhà. Việc gia đình bà Liên lộng hành phá phách, cản trở quyền lợi hợp pháp của gia đình ông cũng một phần do sự thiếu kiên quyết của chính quyền, các ngành chức năng. Ông Pách bức xúc. Nay ông đề nghị chính quyền, các ngành chức năng xử lý kiên quyết theo đúng quy định của pháp luật để bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho gia đình ông.
Ngôi nhà 34 năm tuổi của ông Pách có thể sập bất cứ lúc nào nhưng chưa thể xây dựng lại vì bị ngăn trở
Chúng tôi đã trao đổi việc này với các cán bộ UBND xã Phú Xá, một cán bộ xã khẳng định: việc xảy ra như trình bày của ông Pách là đúng sự thật. UBND xã đã nhiều lần tổ chức hoà giải nhưng không thành. Việc này có liên quan đến người trong làng, trong xã nên rất khó giải quyết? Qua việc này có thể thấy, chính quyền các cấp, các ngành chức năng đã không kiên quyết trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người dân dẫn đến việc người dân, người thì coi thường pháp luật, người thì không tin tưởng vào sự nghiêm minh của chính quyền. Thiết nghĩ, chính quyền các cấp, các ngành chức năng cần có các biện pháp xử lý kiên quyết, thấu đáo sự việc để giữ gìn sự nghiêm minh của pháp luật, để bảo vệ quyền lợi chính đáng của người dân.
. Hoàng Huy - Hoàng Nghĩa
LUẬT BẮC VIỆT ( BVL LAWFIFM)
"HÃY NÓI VỚI LUẬT SƯ ĐIỀU BẠN CẦN"
-------------------------------------------
Liên hệ với Luật sư :
P: 0938188889 - 0913753918
M: ceo@bacvietluat.vn – lawyer.@bacvietluat.vn
|
Bình luận
Bình luận bằng Facebook