Thực tiễn thi hành bộ luật dân sự: Rối chuyện xác định ngày chết trong thủ tục tuyên bố chết
Gần đây, VKS TP.HCM đã kháng nghị hàng loạt quyết định tuyên bố một người đã chết của các tòa án quận, huyện vì “xác định ngày chết chưa chính xác”. Từ việc này, nhiều tranh cãi pháp lý đã nảy sinh…
Năm 1976, do mâu thuẫn trong gia đình, ông C. bỏ nhà đi. Gia đình tìm kiếm khắp nơi nhưng không có tin tức. 10 năm sau, theo yêu cầu của vợ ông, tòa tuyên bố ông mất tích.
Tòa, viện bất đồng
Từ đó, ông C. vẫn biệt tăm. Năm 2009, vợ ông yêu cầu TAND quận 11 (TP.HCM) tuyên bố ông đã chết. Tháng 3-2010, căn cứ theo khoản 1 Điều 81 Bộ luật Dân sự, TAND quận 11 tuyên bố ông C. đã chết, ngày chết là ngày 26-9-2009 (ba năm sau ngày tòa tuyên bố ông mất tích).
Quyết định này đã bị VKS TP kháng nghị vì cho rằng TAND quận 11 xác định ngày chết của ông C. chưa đúng. Theo VKS, ngày chết của ông C. phải được xác định theo khoản 1 Điều 78 Bộ luật Dân sự. Theo đó, nếu không xác định được ngày có tin tức cuối cùng của ông C. thì thời hạn này được tính từ ngày đầu tiên của tháng tiếp theo có tin tức cuối cùng. Nếu không xác định được ngày tháng có tin tức cuối cùng thì thời hạn này được tính từ ngày đầu tiên của năm tiếp theo năm có tin tức cuối cùng.
Ngày chết là ngày nào?
Vụ việc trên chỉ là một trong hàng loạt vụ đã bị VKS TP kháng nghị vì lý do tương tự.
Việc xác định ngày chết của một người có ý nghĩa quan trọng nhưng hiện nay chưa hề có văn bản nào hướng dẫn, làm phát sinh nhiều luồng quan điểm khác nhau.
Theo luồng quan điểm thứ nhất, nếu trường hợp tuyên bố chết thuộc điểm a Khoản 1 (sau ba năm kể từ ngày quyết định tuyên bố mất tích của tòa có hiệu lực pháp luật mà vẫn không có tin tức xác thực là còn sống) thì ngày chết là ngày người đó bị tòa tuyên bố mất tích. Nếu thuộc trường hợp tại điểm b (biệt tích trong chiến tranh sau năm năm kể từ ngày chiến tranh kết thúc mà vẫn không có tin tức xác thực là còn sống) thì ngày chết là ngày kết thúc chiến tranh.
Nếu thuộc trường hợp tại điểm c (bị tai nạn hoặc thảm họa, thiên tai mà sau một năm kể từ ngày tai nạn hoặc thảm họa, thiên tai đó chấm dứt vẫn không có tin tức xác thực là còn sống…) thì ngày chết là ngày chấm dứt tai nạn hoặc thảm họa, thiên tai. Nếu thuộc trường hợp tại điểm d (biệt tích năm năm liền trở lên và không có tin tức xác thực là còn sống…) thì ngày chết là ngày người đó biệt tích.
Nhiều điểm chưa ổn
Quan điểm này đã bị nhiều người phản đối vì sẽ tạo ra sự xung đột pháp luật.
Một thẩm phán TAND TP.HCM ví dụ: Ông A đang phải cấp dưỡng nuôi con thì mất tích. Năm 2005, tòa tuyên bố ông mất tích theo yêu cầu của vợ cũ của ông; giao tài sản của ông cho cha mẹ ông quản lý. Năm 2007, có tranh chấp về việc thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng và tòa buộc cha mẹ ông A sử dụng tiền của ông để cấp dưỡng thay. Năm 2010, khi giải quyết yêu cầu tuyên bố một người đã chết, nếu tòa tuyên bố ông A chết vào năm 2005 thì sẽ mâu thuẫn với bản án tòa buộc cha mẹ ông A cấp dưỡng thay con năm 2007. Bởi lẽ nếu xác định ông A chết vào năm 2005 thì đồng nghĩa với việc nghĩa vụ cấp dưỡng của ông cũng chấm dứt ngay từ lúc đó.
Một ví dụ khác: Theo yêu cầu của người liên quan, năm 2006, tòa tuyên bố ông B mất tích. Năm 2007, vợ ông B xin ly hôn, được tòa chấp nhận. Năm 2010, khi giải quyết yêu cầu tuyên bố ông B đã chết, nếu tòa tuyên ông B chết vào tháng 2-2006 thì sẽ mâu thuẫn với bản án mà tòa cho vợ ông ly hôn năm 2007.
Bên cạnh đó, xác định ngày chết là ngày chiến tranh kết thúc cũng không phù hợp. Còn trong tai nạn, thiên tai, thảm họa, không phải ai cũng chết ngay khi chấm dứt thảm họa mà thường là chết sau đó do không được cứu giúp, cứu giúp không được…, nếu xác định ngày chết là thời điểm chấm dứt thảm họa cũng chưa ổn.
Ngoài ra, việc xác định ngày chết là ngày biệt tích sẽ gây ra nhiều xáo trộn trong xã hội. Chẳng hạn ông C ủy quyền cho người thân nhận lương hưu. Sau đó ông bị biệt tích từ năm 2005. Căn cứ vào giấy ủy quyền còn hiệu lực, cơ quan bảo hiểm xã hội vẫn trả lương hưu cho ông qua người được ủy quyền. Năm 2010, khi giải quyết yêu cầu tuyên bố ông C đã chết, nếu tòa tuyên ông chết năm 2005 thì sẽ phải truy thu lại lương hưu, gây phiền toái, xáo trộn không cần thiết…
SOURCE: BÁO PHÁP LUẬT TPHCM - HOÀNG YẾN
Năm 1976, do mâu thuẫn trong gia đình, ông C. bỏ nhà đi. Gia đình tìm kiếm khắp nơi nhưng không có tin tức. 10 năm sau, theo yêu cầu của vợ ông, tòa tuyên bố ông mất tích.
Tòa, viện bất đồng
Từ đó, ông C. vẫn biệt tăm. Năm 2009, vợ ông yêu cầu TAND quận 11 (TP.HCM) tuyên bố ông đã chết. Tháng 3-2010, căn cứ theo khoản 1 Điều 81 Bộ luật Dân sự, TAND quận 11 tuyên bố ông C. đã chết, ngày chết là ngày 26-9-2009 (ba năm sau ngày tòa tuyên bố ông mất tích).
Quyết định này đã bị VKS TP kháng nghị vì cho rằng TAND quận 11 xác định ngày chết của ông C. chưa đúng. Theo VKS, ngày chết của ông C. phải được xác định theo khoản 1 Điều 78 Bộ luật Dân sự. Theo đó, nếu không xác định được ngày có tin tức cuối cùng của ông C. thì thời hạn này được tính từ ngày đầu tiên của tháng tiếp theo có tin tức cuối cùng. Nếu không xác định được ngày tháng có tin tức cuối cùng thì thời hạn này được tính từ ngày đầu tiên của năm tiếp theo năm có tin tức cuối cùng.
Ngày chết là ngày nào?
Vụ việc trên chỉ là một trong hàng loạt vụ đã bị VKS TP kháng nghị vì lý do tương tự.
Việc xác định ngày chết của một người có ý nghĩa quan trọng nhưng hiện nay chưa hề có văn bản nào hướng dẫn, làm phát sinh nhiều luồng quan điểm khác nhau.
Theo luồng quan điểm thứ nhất, nếu trường hợp tuyên bố chết thuộc điểm a Khoản 1 (sau ba năm kể từ ngày quyết định tuyên bố mất tích của tòa có hiệu lực pháp luật mà vẫn không có tin tức xác thực là còn sống) thì ngày chết là ngày người đó bị tòa tuyên bố mất tích. Nếu thuộc trường hợp tại điểm b (biệt tích trong chiến tranh sau năm năm kể từ ngày chiến tranh kết thúc mà vẫn không có tin tức xác thực là còn sống) thì ngày chết là ngày kết thúc chiến tranh.
Nếu thuộc trường hợp tại điểm c (bị tai nạn hoặc thảm họa, thiên tai mà sau một năm kể từ ngày tai nạn hoặc thảm họa, thiên tai đó chấm dứt vẫn không có tin tức xác thực là còn sống…) thì ngày chết là ngày chấm dứt tai nạn hoặc thảm họa, thiên tai. Nếu thuộc trường hợp tại điểm d (biệt tích năm năm liền trở lên và không có tin tức xác thực là còn sống…) thì ngày chết là ngày người đó biệt tích.
Nhiều điểm chưa ổn
Quan điểm này đã bị nhiều người phản đối vì sẽ tạo ra sự xung đột pháp luật.
Một thẩm phán TAND TP.HCM ví dụ: Ông A đang phải cấp dưỡng nuôi con thì mất tích. Năm 2005, tòa tuyên bố ông mất tích theo yêu cầu của vợ cũ của ông; giao tài sản của ông cho cha mẹ ông quản lý. Năm 2007, có tranh chấp về việc thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng và tòa buộc cha mẹ ông A sử dụng tiền của ông để cấp dưỡng thay. Năm 2010, khi giải quyết yêu cầu tuyên bố một người đã chết, nếu tòa tuyên bố ông A chết vào năm 2005 thì sẽ mâu thuẫn với bản án tòa buộc cha mẹ ông A cấp dưỡng thay con năm 2007. Bởi lẽ nếu xác định ông A chết vào năm 2005 thì đồng nghĩa với việc nghĩa vụ cấp dưỡng của ông cũng chấm dứt ngay từ lúc đó.
Một ví dụ khác: Theo yêu cầu của người liên quan, năm 2006, tòa tuyên bố ông B mất tích. Năm 2007, vợ ông B xin ly hôn, được tòa chấp nhận. Năm 2010, khi giải quyết yêu cầu tuyên bố ông B đã chết, nếu tòa tuyên ông B chết vào tháng 2-2006 thì sẽ mâu thuẫn với bản án mà tòa cho vợ ông ly hôn năm 2007.
Bên cạnh đó, xác định ngày chết là ngày chiến tranh kết thúc cũng không phù hợp. Còn trong tai nạn, thiên tai, thảm họa, không phải ai cũng chết ngay khi chấm dứt thảm họa mà thường là chết sau đó do không được cứu giúp, cứu giúp không được…, nếu xác định ngày chết là thời điểm chấm dứt thảm họa cũng chưa ổn.
Ngoài ra, việc xác định ngày chết là ngày biệt tích sẽ gây ra nhiều xáo trộn trong xã hội. Chẳng hạn ông C ủy quyền cho người thân nhận lương hưu. Sau đó ông bị biệt tích từ năm 2005. Căn cứ vào giấy ủy quyền còn hiệu lực, cơ quan bảo hiểm xã hội vẫn trả lương hưu cho ông qua người được ủy quyền. Năm 2010, khi giải quyết yêu cầu tuyên bố ông C đã chết, nếu tòa tuyên ông chết năm 2005 thì sẽ phải truy thu lại lương hưu, gây phiền toái, xáo trộn không cần thiết…
Theo phán quyết của tòa?
Có ý kiến nói nên xác định ngày chết là ngày mà quyết định tuyên bố một người đã chết của tòa có hiệu lực pháp luật. Tuy nhiên, quan điểm này cũng bị phản bác là không phù hợp với khoản 2 Điều 81 Bộ luật Dân sự. Bởi lẽ khoản 2 đã quy định rõ “tùy từng trường hợp, tòa án xác định ngày chết của người bị tuyên bố là đã chết căn cứ vào các trường hợp quy định tại khoản 1 điều này”. Điều đó thể hiện việc xác định ngày chết trong từng trường hợp là khác nhau.
Những người phản đối quan điểm này còn bảo: Tòa phải xác định rõ ngày chết trong quyết định. Làm sao tòa biết quyết định của mình chắc chắn có hiệu lực hay không mà “ghi trước” ngày được?
——————————————————————–
Cần hướng dẫn
Những vướng mắc hiện nay khi giải quyết việc tuyên bố chết là do quy định của điều luật còn khá chung chung dẫn đến có cách hiểu chưa thống nhất. Vì thế cần sớm có văn bản hướng dẫn thống nhất cụ thể đối với loại việc dân sự mà tòa thụ lý rất phổ biến này.
Một kiểm sát viên VKS TP.HCM
Một cách hiểu khác
Việc một người bị tòa tuyên bố là đã chết được hiểu là “chết về mặt pháp lý”, không phải là chết về mặt sinh học. Do vậy, chỉ khi có đầy đủ các điều kiện do pháp luật quy định thì mới được xác định là đã chết; thời điểm chết phải được xác định là thời điểm ngay sau khi có đầy đủ các điều kiện để được tuyên bố là đã chết.
- Đối với trường hợp đã có quyết định tuyên bố mất tích của tòa án thì ngày chết phải được xác định là ngày kế tiếp sau ba năm kể từ ngày quyết định tuyên bố mất tích của tòa án có hiệu lực pháp luật.
- Đối với trường hợp biệt tích trong chiến tranh thì thời điểm chết phải được xác định là ngày kế tiếp sau năm năm kể từ ngày chiến tranh kết thúc.
- Đối với trường hợp bị tai nạn hoặc thảm họa, thiên tai thì thời điểm chết được xác định là ngày kế tiếp sau một năm kể từ ngày tai nạn hoặc thảm họa, thiên tai chấm dứt.
- Đối với trường hợp biệt tích năm năm liền trở lên và không có tin tức xác thực là còn sống thì thời điểm chết phải được xác định là ngày kế tiếp sau năm năm kể từ ngày được xác định là biệt tích.
Thẩm phán TRƯƠNG CÔNG HUẤN (TAND quận 11, TP.HCM)
SOURCE: BÁO PHÁP LUẬT TPHCM - HOÀNG YẾN
LUẬT BẮC VIỆT ( BVL LAWFIFM)
"HÃY NÓI VỚI LUẬT SƯ ĐIỀU BẠN CẦN"
-------------------------------------------
Liên hệ với Luật sư :
P: 0938188889 - 0913753918
M: ceo@bacvietluat.vn – lawyer.@bacvietluat.vn
|
Bình luận
Bình luận bằng Facebook