Thực tiễn tranh chấp hợp đồng: Làm hợp đồng mua bán xe đã mất
Ngày 24-3-2011, ông T.K.N. (ngụ quận 8, TP.HCM) đi xe gắn máy hiệu Honda SHi125 tới nhà hàng Kichi Kichi tại khu đô thị mới Phú Mỹ Hưng, quận 7 ăn tối cùng gia đình. Nhân viên bảo vệ nhận giữ xe và đưa thẻ, thế mà chỉ khoảng một giờ sau, khi ông ra lấy xe thì được thông báo chiếc xe đã không còn trong bãi.
Khách hàng gửi xe bị mất, được bồi thường nhưng lại bị buộc giao giấy tờ xe và ký hợp đồng bán chiếc xe (đã mất) cho bên đã bồi thường. Tình huống này đang diễn ra, không chỉ một trường hợp.
Bán… cà vẹt xe
Lỗi mất xe đã được xác định thuộc về công ty bảo vệ. Sau nhiều lần thương lượng, cuối tháng 5-2011 chủ nhà hàng đã đồng ý bồi thường cho ông N. nhưng chỉ theo số tiền ghi trên hóa đơn mua xe. Chiếc xe SHi125 ông N. mua giá khoảng 160 triệu đồng chỉ mới hơn một tháng trước. Tuy nhiên, do cửa hàng bán xe chỉ xuất hóa đơn giá 110 triệu đồng nên ông N. chỉ được nhà hàng bồi thường 117 triệu đồng (tính cả biên lai thuế và phí đăng ký biển số).
Ngoài ra, nhà hàng yêu cầu ông N. phải giao giấy đăng ký xe (cà vẹt), đồng thời làm hợp đồng bán chiếc xe trên cho nhà hàng. Đơn vị này lý giải rằng do đã nhận bồi thường nên ông N. đương nhiên không còn quyền sở hữu đối với chiếc xe đã mất, mà quyền sở hữu phải thuộc về họ. Ông N. không đồng ý vì cho rằng giá tiền ông nhận bồi thường thực tế thấp hơn nhiều so với giá mua xe. Nếu ông làm giấy bán xe thì chủ nhà hàng sẽ được quyền sở hữu xe với giá “mua” xe rất rẻ. Ông N. thắc mắc: “Ngộ nhỡ có tình trạng bên giữ xe cố tình dàn cảnh mất xe, bỏ khoản tiền bồi thường thấp hơn giá trị thực tế của chiếc xe để rồi được sở hữu xe một cách hợp pháp bằng hợp đồng mua bán thì sao?”.
Chính vì vậy ông N. không làm giấy bán xe. Ông chỉ đồng ý giao giấy tờ xe cho nhà hàng và hai bên ký biên bản thỏa thuận nếu sau này tìm lại được chiếc xe thì ông N. sẽ được quyền nhận lại xe, đồng thời trả lại 117 triệu đồng cho nhà hàng.
Hợp đồng vô hiệu
Theo luật sư Võ Xuân Trung – đoàn luật sư TP.HCM, băn khoăn của ông T.K.N. là một vấn đề pháp lý cần được lưu tâm. Luật sư Trung cho biết việc chủ nhà hàng (đơn vị giữ xe nói chung) đưa ra điều kiện người nhận bồi thường phải viết giấy bán xe là không đúng pháp luật. Theo quy định của Bộ luật dân sự và Luật công chứng, đối tượng mua bán phải được xác định rõ và là vật có thật. Trong trường hợp này chiếc xe mua bán trên thực tế đã bị mất, tài sản giao dịch không có thật nên hợp đồng công chứng nếu có ký cũng là vô hiệu.
Trao đổi về vấn đề này, một số công chứng viên thừa nhận nếu các bên mua bán không nói thì công chứng viên không thể biết được chiếc xe trên thực tế có còn hay không. Chuyện kiểm chứng giá trị tài sản là trách nhiệm của các bên mua bán. Theo các công chứng viên, có thể có không ít hợp đồng mua bán xe “ảo” kiểu này đã được chứng thực. Đây là một vấn đề pháp luật còn bỏ ngỏ. Từng có cuộc tranh luận chưa có hồi kết về việc có hay không trách nhiệm của công chứng viên trong việc phải đi kiểm tra thực tế căn nhà (nếu mua bán nhà đất) hay bắt khách hàng phải đem xe đến cơ quan công chứng thì mới được chứng hợp đồng.
Một vấn đề đặt ra là trong trường hợp cơ quan chức năng tìm được chiếc xe bị mất cắp thì người chủ sở hữu xe hay người đã đứng ra bồi thường xe sẽ được nhận lại tài sản? Theo luật sư Nguyễn Minh Thuận – đoàn luật sư TP.HCM, Bộ luật dân sự quy định đối với các tài sản phải đăng ký quyền sở hữu thì thời điểm chuyển quyền sở hữu chỉ được thực hiện sau khi bên mua hoàn tất thủ tục đăng ký giấy tờ sở hữu.
Chính vì vậy, dù người bỏ tiền bồi thường có được khách hàng giao giữ cà vẹt xe thì khi cơ quan chức năng tìm được xe bị mất cắp, khách hàng vẫn được xác định là người chủ hợp pháp của chiếc xe. Vì thế về nguyên tắc, người chủ sở hữu trên cà vẹt xe có quyền được nhận lại tài sản.
Để hóa giải vấn đề này, tránh thiệt thòi cho bên bồi thường mất xe, theo luật sư Thuận, có thể lập một văn bản thỏa thuận về bồi thường. Nội dung của thỏa thuận thể hiện rõ bên giữ xe bồi thường cho chủ xe số tiền bao nhiêu, khi chiếc xe tìm lại được thì chủ sở hữu sẽ phải giao chiếc xe và làm thủ tục sang tên xe cho bên bồi thường. Nếu tìm lại được xe mà khách hàng không ký giấy bán xe như thỏa thuận thì bên bồi thường có quyền căn cứ vào thỏa thuận này để yêu cầu tòa án giải quyết.
SOURCE: TUỔI TRẺ ONLINE - CHI MAI (TTO)
Khách hàng gửi xe bị mất, được bồi thường nhưng lại bị buộc giao giấy tờ xe và ký hợp đồng bán chiếc xe (đã mất) cho bên đã bồi thường. Tình huống này đang diễn ra, không chỉ một trường hợp.
Bán… cà vẹt xe
Lỗi mất xe đã được xác định thuộc về công ty bảo vệ. Sau nhiều lần thương lượng, cuối tháng 5-2011 chủ nhà hàng đã đồng ý bồi thường cho ông N. nhưng chỉ theo số tiền ghi trên hóa đơn mua xe. Chiếc xe SHi125 ông N. mua giá khoảng 160 triệu đồng chỉ mới hơn một tháng trước. Tuy nhiên, do cửa hàng bán xe chỉ xuất hóa đơn giá 110 triệu đồng nên ông N. chỉ được nhà hàng bồi thường 117 triệu đồng (tính cả biên lai thuế và phí đăng ký biển số).
Ngoài ra, nhà hàng yêu cầu ông N. phải giao giấy đăng ký xe (cà vẹt), đồng thời làm hợp đồng bán chiếc xe trên cho nhà hàng. Đơn vị này lý giải rằng do đã nhận bồi thường nên ông N. đương nhiên không còn quyền sở hữu đối với chiếc xe đã mất, mà quyền sở hữu phải thuộc về họ. Ông N. không đồng ý vì cho rằng giá tiền ông nhận bồi thường thực tế thấp hơn nhiều so với giá mua xe. Nếu ông làm giấy bán xe thì chủ nhà hàng sẽ được quyền sở hữu xe với giá “mua” xe rất rẻ. Ông N. thắc mắc: “Ngộ nhỡ có tình trạng bên giữ xe cố tình dàn cảnh mất xe, bỏ khoản tiền bồi thường thấp hơn giá trị thực tế của chiếc xe để rồi được sở hữu xe một cách hợp pháp bằng hợp đồng mua bán thì sao?”.
Chính vì vậy ông N. không làm giấy bán xe. Ông chỉ đồng ý giao giấy tờ xe cho nhà hàng và hai bên ký biên bản thỏa thuận nếu sau này tìm lại được chiếc xe thì ông N. sẽ được quyền nhận lại xe, đồng thời trả lại 117 triệu đồng cho nhà hàng.
Hợp đồng vô hiệu
Theo luật sư Võ Xuân Trung – đoàn luật sư TP.HCM, băn khoăn của ông T.K.N. là một vấn đề pháp lý cần được lưu tâm. Luật sư Trung cho biết việc chủ nhà hàng (đơn vị giữ xe nói chung) đưa ra điều kiện người nhận bồi thường phải viết giấy bán xe là không đúng pháp luật. Theo quy định của Bộ luật dân sự và Luật công chứng, đối tượng mua bán phải được xác định rõ và là vật có thật. Trong trường hợp này chiếc xe mua bán trên thực tế đã bị mất, tài sản giao dịch không có thật nên hợp đồng công chứng nếu có ký cũng là vô hiệu.
Trao đổi về vấn đề này, một số công chứng viên thừa nhận nếu các bên mua bán không nói thì công chứng viên không thể biết được chiếc xe trên thực tế có còn hay không. Chuyện kiểm chứng giá trị tài sản là trách nhiệm của các bên mua bán. Theo các công chứng viên, có thể có không ít hợp đồng mua bán xe “ảo” kiểu này đã được chứng thực. Đây là một vấn đề pháp luật còn bỏ ngỏ. Từng có cuộc tranh luận chưa có hồi kết về việc có hay không trách nhiệm của công chứng viên trong việc phải đi kiểm tra thực tế căn nhà (nếu mua bán nhà đất) hay bắt khách hàng phải đem xe đến cơ quan công chứng thì mới được chứng hợp đồng.
Một vấn đề đặt ra là trong trường hợp cơ quan chức năng tìm được chiếc xe bị mất cắp thì người chủ sở hữu xe hay người đã đứng ra bồi thường xe sẽ được nhận lại tài sản? Theo luật sư Nguyễn Minh Thuận – đoàn luật sư TP.HCM, Bộ luật dân sự quy định đối với các tài sản phải đăng ký quyền sở hữu thì thời điểm chuyển quyền sở hữu chỉ được thực hiện sau khi bên mua hoàn tất thủ tục đăng ký giấy tờ sở hữu.
Chính vì vậy, dù người bỏ tiền bồi thường có được khách hàng giao giữ cà vẹt xe thì khi cơ quan chức năng tìm được xe bị mất cắp, khách hàng vẫn được xác định là người chủ hợp pháp của chiếc xe. Vì thế về nguyên tắc, người chủ sở hữu trên cà vẹt xe có quyền được nhận lại tài sản.
Để hóa giải vấn đề này, tránh thiệt thòi cho bên bồi thường mất xe, theo luật sư Thuận, có thể lập một văn bản thỏa thuận về bồi thường. Nội dung của thỏa thuận thể hiện rõ bên giữ xe bồi thường cho chủ xe số tiền bao nhiêu, khi chiếc xe tìm lại được thì chủ sở hữu sẽ phải giao chiếc xe và làm thủ tục sang tên xe cho bên bồi thường. Nếu tìm lại được xe mà khách hàng không ký giấy bán xe như thỏa thuận thì bên bồi thường có quyền căn cứ vào thỏa thuận này để yêu cầu tòa án giải quyết.
Mất xe phải đền xe
Người nhận giữ xe không thể cho rằng chỉ bồi thường bằng số tiền đã ghi trong hóa đơn mua bán xe của khách hàng, vì điều này không phù hợp với nguyên tắc bồi thường thiệt hại (làm mất xe phải đền xe hoặc số tiền tương đương chiếc xe bị mất). Bởi lẽ hóa đơn bán xe đôi khi không phản ánh đúng giá trị thật sự của chiếc xe bị mất, do một số cửa hàng bán xe không ghi giá tiền mua bán thật sự, ngoài ra còn do giá xe lên xuống theo thị trường.
Việc người đã bồi thường đề nghị làm hợp đồng mua bán xe, theo tôi, là không đúng quy định của pháp luật. Hơn nữa, việc đăng ký sang tên xe luôn đòi hỏi việc kiểm tra xe thực tế của cơ quan đăng ký xe, khi không có xe tại cơ quan đăng ký thì không thể sang tên giấy chứng nhận.
Nhằm đảm bảo quyền lợi cho người đã bồi thường, theo tôi, hai bên nên làm thỏa thuận, trong đó ghi nhận nội dung “nếu sau này xe bị mất tìm lại được thì sẽ thuộc sở hữu của người đã bồi thường”. Văn bản này có thể yêu cầu công chứng chứng nhận.
Luật sư HUỲNH VĂN NÔNG
SOURCE: TUỔI TRẺ ONLINE - CHI MAI (TTO)
LUẬT BẮC VIỆT ( BVL LAWFIFM)
"HÃY NÓI VỚI LUẬT SƯ ĐIỀU BẠN CẦN"
-------------------------------------------
Liên hệ với Luật sư :
P: 0938188889 - 0913753918
M: ceo@bacvietluat.vn – lawyer.@bacvietluat.vn
|
Bình luận
Bình luận bằng Facebook