Tranh chấp hôn nhân gia đình: Ly hôn vì chồng không đi Mỹ
Ngày 7-1- 2010 vừa qua đã là lần thứ 12 TAND TP.HCM quyết định hoãn xử vụ ly hôn giữa bà T. (Việt kiều Mỹ) với ông B. Vụ án ban đầu đã được tòa giải quyết khá nhanh vì hai bên đương sự thỏa thuận được với nhau nhưng rồi một bên đổi ý khiến quá trình tòa xử lại phát sinh nhiều rắc rối.
Thỏa thuận ban đầu
Theo hồ sơ, năm 1989, sau khi lấy ông B., bà T. sang Mỹ sống, mỗi năm chỉ về nước với chồng vài tháng. Năm 2000, bà sinh được một bé gái, có ý đưa chồng sang Mỹ định cư luôn nhưng ông B. không chịu, nói “phải 60 tuổi mới đi”. Thấy tình cảm sứt mẻ vì mỗi người một phương, tháng 11-2005, bà T. đâm đơn xin ly hôn, chia tài sản chung…
Theo bà T., vợ chồng bà có một căn nhà, một căn hộ chung cư, một xe hơi, một xe máy, ba chiếc tivi, tổng giá trị hơn 5,4 tỉ đồng. Bà yêu cầu được chia đôi mỗi người khoảng 2,2 tỉ đồng. Ngược lại, ông B. nói căn nhà là ông tự bỏ tiền ra mua và đứng tên, còn xe hơi đã bán nên yêu cầu tòa cho vợ chồng ông tự thỏa thuận.
Tháng 3-2006, TAND TP.HCM đã ra quyết định công nhận sự thỏa thuận giữa hai bên. Theo đó, bà T. được nuôi con, ông B. có trách nhiệm cấp dưỡng 2 triệu đồng/tháng đến khi con trưởng thành. Về tài sản chung, ông B. được quản lý, sử dụng hết nhưng phải trả cho bà T. 1,6 tỉ đồng…
Hủy phần chia tài sản chung
Sau đó, bà T. đã khiếu nại xin xem xét giám đốc thẩm vì cho rằng giá trị tài sản mà tòa sơ thẩm công nhận là quá thấp so với thực tế. Bà nói mình không sống tại Việt Nam nhiều nên không biết rõ giá trị thật của hai căn nhà. Cạnh đó, do ông B. dây dưa việc trả tiền và cấp dưỡng nuôi con nên bà yêu cầu tòa tăng mức cấp dưỡng nuôi con là 2.000 USD/tháng tính đến năm cháu bé 18 tuổi và trả một lần.
Tháng 10-2007, viện trưởng VKSND Tối cao đã kháng nghị giám đốc thẩm quyết định của TAND TP. Theo văn bản kháng nghị, TAND TP công nhận sự thuận tình ly hôn và giao bà T. nuôi con là có căn cứ. Tuy nhiên, tòa không định giá khối tài sản chung của vợ chồng bà T. là thiếu sót. Cạnh đó, các bên đương sự phải nộp án phí sơ thẩm có giá ngạch theo mức tương ứng với giá trị phần tài sản mà họ được hưởng. Ở đây, tòa lại không tính mức án phí này là chưa đúng luật, gây thiệt hại cho ngân sách.
Đồng tình, một tháng sau, TAND Tối cao đã chấp nhận kháng nghị, hủy quyết định thỏa thuận về phần tài sản chung giữa vợ chồng bà T.
Xử lại yêu cầu cấp dưỡng, được không?
Tháng 2-2008, TAND TP thụ lý lại vụ việc. Về phần chia tài sản chung, đến nay tòa vẫn chưa giải quyết xong do phía ông B., luật sư cùng những người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan liên tục xin hoãn xử.
Riêng về yêu cầu thay đổi tiền cấp dưỡng nuôi con của bà T., tòa tách ra thành vụ án khác và đưa ra xử sơ thẩm, tiếp tục tuyên bà T. được nuôi con, còn ông B. phải cấp dưỡng 2 triệu đồng/tháng đến khi cháu bé đủ 18 tuổi. Xử phúc thẩm, Tòa Phúc thẩm TAND Tối cao tại TP.HCM đã sửa một phần bản án này. Theo đó, bà T. vẫn tiếp tục được nuôi con, còn ông B. phải cấp dưỡng một lần 258 triệu đồng.
Cách xử lý trên của hai cấp tòa đã gây tranh cãi bởi cấp giám đốc thẩm chỉ hủy phần thỏa thuận về phân chia tài sản chung để giải quyết lại chứ không hủy về phần thỏa thuận nuôi con và cấp dưỡng.
Theo một kiểm sát viên cao cấp VKSND Tối cao, quyết định công nhận sự thỏa thuận giữa hai bên đương sự mà tòa ban hành có giá trị như một bản án. Phần thỏa thuận nuôi con, cấp dưỡng đã có hiệu lực pháp luật vì không bị kháng cáo, kháng nghị. Như vậy, việc tòa thụ lý, giải quyết lại theo yêu cầu của bà T. là sai.
Ngược lại, luật sư Lê Thành Kính (Đoàn Luật sư TP.HCM) khẳng định việc TAND TP giải quyết yêu cầu thay đổi tiền cấp dưỡng nuôi con của bà T. bằng một bản án khác là hợp lý. Theo Luật Hôn nhân và Gia đình, khi có phát sinh mâu thuẫn về quyền nuôi con hoặc trợ cấp nuôi con thì tòa có thể giải quyết bằng một vụ án khác để đảm bảo quyền lợi của đứa trẻ được tốt nhất.
SOURCE: BÁO PHÁP LUẬT TPHCM
Cấp giám đốc thẩm chỉ hủy phần phân chia tài sản chung nhưng tòa sơ thẩm lần hai giải quyết lại cả yêu cầu cấp dưỡng nuôi con, được không?
Thỏa thuận ban đầu
Theo hồ sơ, năm 1989, sau khi lấy ông B., bà T. sang Mỹ sống, mỗi năm chỉ về nước với chồng vài tháng. Năm 2000, bà sinh được một bé gái, có ý đưa chồng sang Mỹ định cư luôn nhưng ông B. không chịu, nói “phải 60 tuổi mới đi”. Thấy tình cảm sứt mẻ vì mỗi người một phương, tháng 11-2005, bà T. đâm đơn xin ly hôn, chia tài sản chung…
Theo bà T., vợ chồng bà có một căn nhà, một căn hộ chung cư, một xe hơi, một xe máy, ba chiếc tivi, tổng giá trị hơn 5,4 tỉ đồng. Bà yêu cầu được chia đôi mỗi người khoảng 2,2 tỉ đồng. Ngược lại, ông B. nói căn nhà là ông tự bỏ tiền ra mua và đứng tên, còn xe hơi đã bán nên yêu cầu tòa cho vợ chồng ông tự thỏa thuận.
Tháng 3-2006, TAND TP.HCM đã ra quyết định công nhận sự thỏa thuận giữa hai bên. Theo đó, bà T. được nuôi con, ông B. có trách nhiệm cấp dưỡng 2 triệu đồng/tháng đến khi con trưởng thành. Về tài sản chung, ông B. được quản lý, sử dụng hết nhưng phải trả cho bà T. 1,6 tỉ đồng…
Hủy phần chia tài sản chung
Sau đó, bà T. đã khiếu nại xin xem xét giám đốc thẩm vì cho rằng giá trị tài sản mà tòa sơ thẩm công nhận là quá thấp so với thực tế. Bà nói mình không sống tại Việt Nam nhiều nên không biết rõ giá trị thật của hai căn nhà. Cạnh đó, do ông B. dây dưa việc trả tiền và cấp dưỡng nuôi con nên bà yêu cầu tòa tăng mức cấp dưỡng nuôi con là 2.000 USD/tháng tính đến năm cháu bé 18 tuổi và trả một lần.
Tháng 10-2007, viện trưởng VKSND Tối cao đã kháng nghị giám đốc thẩm quyết định của TAND TP. Theo văn bản kháng nghị, TAND TP công nhận sự thuận tình ly hôn và giao bà T. nuôi con là có căn cứ. Tuy nhiên, tòa không định giá khối tài sản chung của vợ chồng bà T. là thiếu sót. Cạnh đó, các bên đương sự phải nộp án phí sơ thẩm có giá ngạch theo mức tương ứng với giá trị phần tài sản mà họ được hưởng. Ở đây, tòa lại không tính mức án phí này là chưa đúng luật, gây thiệt hại cho ngân sách.
Đồng tình, một tháng sau, TAND Tối cao đã chấp nhận kháng nghị, hủy quyết định thỏa thuận về phần tài sản chung giữa vợ chồng bà T.
Xử lại yêu cầu cấp dưỡng, được không?
Tháng 2-2008, TAND TP thụ lý lại vụ việc. Về phần chia tài sản chung, đến nay tòa vẫn chưa giải quyết xong do phía ông B., luật sư cùng những người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan liên tục xin hoãn xử.
Riêng về yêu cầu thay đổi tiền cấp dưỡng nuôi con của bà T., tòa tách ra thành vụ án khác và đưa ra xử sơ thẩm, tiếp tục tuyên bà T. được nuôi con, còn ông B. phải cấp dưỡng 2 triệu đồng/tháng đến khi cháu bé đủ 18 tuổi. Xử phúc thẩm, Tòa Phúc thẩm TAND Tối cao tại TP.HCM đã sửa một phần bản án này. Theo đó, bà T. vẫn tiếp tục được nuôi con, còn ông B. phải cấp dưỡng một lần 258 triệu đồng.
Cách xử lý trên của hai cấp tòa đã gây tranh cãi bởi cấp giám đốc thẩm chỉ hủy phần thỏa thuận về phân chia tài sản chung để giải quyết lại chứ không hủy về phần thỏa thuận nuôi con và cấp dưỡng.
Theo một kiểm sát viên cao cấp VKSND Tối cao, quyết định công nhận sự thỏa thuận giữa hai bên đương sự mà tòa ban hành có giá trị như một bản án. Phần thỏa thuận nuôi con, cấp dưỡng đã có hiệu lực pháp luật vì không bị kháng cáo, kháng nghị. Như vậy, việc tòa thụ lý, giải quyết lại theo yêu cầu của bà T. là sai.
Ngược lại, luật sư Lê Thành Kính (Đoàn Luật sư TP.HCM) khẳng định việc TAND TP giải quyết yêu cầu thay đổi tiền cấp dưỡng nuôi con của bà T. bằng một bản án khác là hợp lý. Theo Luật Hôn nhân và Gia đình, khi có phát sinh mâu thuẫn về quyền nuôi con hoặc trợ cấp nuôi con thì tòa có thể giải quyết bằng một vụ án khác để đảm bảo quyền lợi của đứa trẻ được tốt nhất.
Luật cho phép tòa thụ lý
Điều 168 Bộ luật Tố tụng dân sự quy định tòa trả lại đơn kiện khi sự việc được giải quyết bằng bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của tòa án hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền, trừ trường hợp vụ án mà tòa án bác đơn ly hôn, xin thay đổi nuôi con, thay đổi mức cấp dưỡng, mức bồi thường thiệt hại hoặc vụ án đòi tài sản cho thuê, cho mượn, đòi nhà cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ mà tòa án chưa chấp nhận yêu cầu do chưa đủ điều kiện khởi kiện. Điều 53 Luật Hôn nhân và Gia đình cũng quy định khi có lý do chính đáng thì người nuôi con sau khi ly hôn có thể yêu cầu tòa thay đổi mức cấp dưỡng cho phù hợp.
Như vậy, trong bất kỳ trường hợp nào đương sự cũng có quyền yêu cầu tòa thay đổi quyền nuôi con, mức cấp dưỡng nuôi con và tòa phải thụ lý. Thậm chí không chỉ người trực tiếp nuôi con mới có quyền yêu cầu tăng cấp dưỡng mà phía người cấp dưỡng cũng có quyền yêu cầu tòa giảm tiền chu cấp hằng tháng, miễn là trưng ra được lý do chính đáng. Khi ấy tòa án thụ lý giải quyết bằng một vụ án khác mà không bị phụ thuộc vào quyết định thỏa thuận giữa vợ chồng hoặc bản án thuận tình ly hôn trước đó.
Đây là một quy định đặc biệt chỉ trong ly hôn mới có nhưng mang ý nghĩa nhân đạo lớn vì luật đã đặt lợi ích của đứa trẻ lên hàng đầu khi cha mẹ đã ly hôn.
LS Trương Xuân Tám (ủy viên Hội đồng luật sư toàn quốc)
SOURCE: BÁO PHÁP LUẬT TPHCM
LUẬT BẮC VIỆT ( BVL LAWFIFM)
"HÃY NÓI VỚI LUẬT SƯ ĐIỀU BẠN CẦN"
-------------------------------------------
Liên hệ với Luật sư :
P: 0938188889 - 0913753918
M: ceo@bacvietluat.vn – lawyer.@bacvietluat.vn
|
Bình luận
Bình luận bằng Facebook