/ / / /

Tranh chấp quyền nuôi con nuôi: Giành nuôi cháu ngoại


Tranh chấp quyền nuôi con nuôi: Giành nuôi cháu ngoại
Sinh được 10 ngày thì mẹ bỏ con cho người khác nuôi. Nay đứa trẻ hơn ba tuổi thì bà ngoại lại giành nuôi. Hơn tháng nay, chị Trần Thị Kim Hạnh (ngụ quận Thủ Đức, TP.HCM) phải ngược xuôi từ TP.HCM đến tỉnh Gia Lai để đòi lại đứa con mới hơn ba tuổi của mình.

Không phải là con đẻ

Chị Hạnh kể, qua người quen, chị có biết chị N. (ngụ huyện Đức Cơ, Gia Lai). Đầu năm 2005, do mang thai ngoài ý muốn nên chị N. có ý định phá thai. Chị Hạnh khuyên chị N. nên sinh con và hứa sẽ nhận đứa bé làm con mình. Sau đó, chị Hạnh đã chăm sóc chị N. cho đến ngày sinh nở. Chị Hạnh còn đưa các giấy tờ mang tên mình cho chị N. làm thủ tục nhập viện và xuất viện. Khi đứa bé được 10 ngày tuổi thì chị N. bỏ đi. Sau đó, chị Hạnh đã lấy tư cách mẹ ruột để làm giấy khai sinh cho cháu bé và nuôi cháu như con ruột.

Mọi chuyện yên ả trôi qua cho đến khi đứa bé được ba tuổi thì bà K. (bà ngoại của cháu) bất ngờ tìm đến thăm. Chị Hạnh đồng ý nhận từ bà K. một ít tiền để mua sữa cho cháu bé. Tháng 2-2009, bà K. ngỏ ý muốn đưa cháu ngoại về Gia Lai chơi một thời gian. Sau khi cân nhắc, chị Hạnh chấp nhận. Gần tháng sau, bà K. gọi điện thoại báo cho chị Hạnh biết là đứa bé bị bệnh và khóc nhiều vì nhớ mẹ. Chị Hạnh tức tốc lên Gia Lai để đưa đứa bé về lại TP.HCM nhưng bà K. nhất quyết không giao lại đứa bé.

Ai được quyền nuôi trẻ

Theo bà K., chị Hạnh đã viết giấy chuyển quyền nuôi dưỡng con cho bà với lý do không đủ điều kiện nuôi dưỡng đứa bé. Bà đã đưa cho chị Hạnh 30 triệu đồng và chị Hạnh đã đưa cho bà giấy khai sinh của đứa bé. Còn chị Hạnh cho rằng chị đã tự viết giấy chuyển quyền nuôi con với mục đích giúp bà K. không bị công an địa phương làm khó dễ khi mang đứa trẻ về nhà. Song chị khẳng định giấy đó không phải là giấy cho con bởi lẽ điều kiện kinh tế của chị rất khá giả và chị có dư khả năng nuôi đứa bé. Chị cũng phủ nhận việc bà K. đã đưa cho chị 30 triệu đồng.

Do nhùng nhằng mãi mà chẳng ai chịu ai nên chị Hạnh đã gửi đơn yêu cầu Công an huyện Đức Cơ xử lý. Mới đây, Công an huyện Đức Cơ đã chuyển hồ sơ vụ việc cho tòa án huyện này giải quyết.

Luật sư Nguyễn Văn Hậu (Đoàn luật sư TP.HCM) phân tích: Về mặt pháp luật, chị Hạnh vẫn là mẹ đẻ của đứa trẻ. Giấy chuyển quyền nuôi con của chị Hạnh không có giá trị pháp lý vì việc cho và nhận trẻ làm con nuôi buộc phải tuân thủ những trình tự, thủ tục luật định. Nếu tòa thụ lý vụ án và đưa vụ tranh chấp quyền nuôi con nêu trên ra xét xử thì chị Hạnh sẽ là nguyên đơn, bà K. là bị đơn, chị N. (mẹ ruột của đứa bé) có thể tham gia tố tụng với tư cách người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan. Lúc đó, tòa sẽ quyết định giao trẻ cho ai nuôi căn cứ vào quyền lợi mọi mặt của đứa trẻ

SOURCE: BÁO PHÁP LUẬT TPHCM - VĂN ĐOÀN

 

 
LUẬT BẮC VIỆT ( BVL LAWFIFM) 
"HÃY NÓI VỚI LUẬT SƯ ĐIỀU BẠN CẦN"
------------------------------------------- 
Liên hệ với Luật sư : 
P: 0938188889 - 0913753918
M: ceo@bacvietluat.vn – lawyer.@bacvietluat.vn
W: www.sanduan.vn - www.bacvietluat.vn - www.tuvanluat.com.vn - www.bantinphapluat.com 


Bình luận

Chưa có bình luận cho bài viết này.

Gửi bình luận

Bạn cần Đăng nhập để viết bình luận bằng tài khoản cá nhân.

Bình luận bằng Facebook

Được thành lập bởi đội ngũ Luật sư thành đạt trong các môi trường lớn là các văn phòng luật sư trong nước và văn phòng luật sư nước ngoài tại Việt Nam.
Đ/c: Lô 23, Tổ 26, Ngõ 1, Nguyễn thị Định, Trung Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội.
Email: ceo@bacvietluat.vn
Hotline: 0938188889 - 0168.769.6666

Đăng ký nhận tin

Nhập email để là người đâu tiên nhận được những tin tức mới nhất từ Bắc Việt Luật. Chúng tôi cam kết bảo đảm quyền riêng tư cho email của bạn.

Hỗ trợ trực tuyến