/ / / /

Có “giấy đỏ” nhưng ủy ban giành giải quyết


Có “giấy đỏ” nhưng ủy ban giành giải quyết
Theo luật, các vụ tranh chấp đất đai có “giấy đỏ” phải do tòa án giải quyết.




Bà Nguyễn Thị Thắm có hơn 21.000 m2 đất (vừa để trồng lúa, vừa để ở) tại huyện Tân Uyên, tỉnh Bình Dương. Năm 1999, bà được UBND huyện này cấp hai “giấy đỏ” cho hai loại đất trên.

Lúc để tòa, lúc lại giành giải quyết

Đến năm 2002, bà Thắm bị bà Trần Thị The khởi kiện đòi lại đất. Lý ra phải để TAND huyện xem xét, giải quyết tranh chấp theo đúng luật định thì UBND huyện Tân Uyên lại nhận giải quyết. Giữa năm 2003, UBND huyện đã ra quyết định thu hồi hai “giấy đỏ” đã cấp cho bà Thắm, công nhận cho bà The được quyền sử dụng diện tích đất trên.

Ròng rã hai năm bà Thắm kiên trì khiếu nại cách xử lý đã nêu của UBND huyện. Đầu năm 2005, UBND huyện chấp thuận giải quyết một phần đơn khiếu nại của bà Thắm, cho phép bà nhận lại hơn 9.000 m2 đất.

Vẫn không đồng ý, bà Thắm khiếu nại đến UBND tỉnh Bình Dương. Giữa năm 2006, UBND tỉnh Bình Dương đã hủy bỏ cả hai quyết định nêu trên của UBND huyện với lý do sai thẩm quyền.

Lần này, bà The lại tiếp tục nộp đơn khởi kiện đòi lại đất. Tháng 7-2007, phiên tòa sơ thẩm của TAND huyện đã xử cho bà The thua kiện bởi lẽ bà đã từ bỏ quyền sử dụng đất từ năm 1990... Thay vào đó, bà Thắm được quyền sử dụng đất theo hai “giấy đỏ” được cấp.

Bà The kháng cáo. Khi TAND tỉnh Bình Dương chuẩn bị đưa vụ án ra xét xử phúc thẩm thì bất ngờ UBND tỉnh ra thông báo ý kiến kết luận của phó chủ tịch UBND tỉnh về vụ tranh chấp nêu trên. Theo đó, UBND tỉnh giao Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh xem xét lại cách xử lý trước đó của tỉnh về việc hủy bỏ các quyết định giải quyết trái thẩm quyền của UBND huyện. Căn cứ vào chỉ đạo này, TAND tỉnh Bình Dương đã ra quyết định tạm đình chỉ xét xử phúc thẩm vụ án.

Sai thẩm quyền

Ngày 20-6-2008, phó chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương đã ký quyết định mới để giải quyết đơn khiếu nại của bà The. Khác với quan điểm của chính mình trước đây (cho rằng vụ việc thuộc thẩm quyền giải quyết của tòa án và thực tế thì TAND huyện Tân Uyên đã xử sơ thẩm), giờ UBND tỉnh lại “công nhận đơn khiếu nại của bà The”, “giao UBND huyện Tân Uyên thụ lý, giải quyết vụ khiếu nại của bà The theo nội dung vụ việc và đúng trình tự, thủ tục quy định” (?).

Sau đó, UBND huyện Tân Uyên đã ban hành nhiều quyết định giải quyết đối với lô đất của bà Thắm. Gồm có một quyết định thu hồi hơn 8.700 m2đất với lý do “đất đang tranh chấp” và một quyết định khác thu hồi phần đất còn lại để “thực hiện dự án khu công nghiệp và đô thị Tân Uyên”.

Khoản 1 Điều 136 Luật Đất đai năm 2003 quy định: “Tranh chấp về quyền sử dụng đất mà đương sự có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc có một trong các loại giấy tờ hợp lệ theo quy định do TAND giải quyết”. Vậy sao UBND tỉnh Bình Dương không để TAND tỉnh xét xử phúc thẩm vụ án mà lại “chen ngang” vào vụ tranh chấp, gây khó khăn cho việc xét xử của tòa án?

 




 

Phản hồi của bạn đọc:

 

Họ tên: Nguyễn Chấn

Địa chỉ: Phường Láng Hạ, Hà Nội

Điện thoại: 0904111...

Email: nguyenthechan@...

Nội dung:

1. Bà Nguyễn Thị Thắm thật khổ sở do cung cách quản lý Nhà nước "tiền hậu bất nhất" của tỉnh và huyện. Trong vụ này, cần xử lý nghiêm minh những công chức ở địa phương đã làm sai để cho người dân lành bị hành hạ một cách quá đáng như vậy.

2. Vụ án dân sự này bị "tạm đình chỉ", tức là việc xét xử phúc thẩm vẫn sẽ diễn ra. Toà án cấp sơ thẩm có cơ sở khi "xử cho bà The thua kiện bởi lẽ bà đã từ bỏ quyền sử dụng đất từ năm 1990…". Thật vậy, bà The là người chủ cũ. Tuy nhiên, Luật Đất đai 2003 lại quy định nhà nước công nhận quyền sử dụng đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho "người đang sử dụng đất" chứ không phải cho "người chủ cũ". Trong nhiều trường hợp, “người chủ cũ” thấy giá đất lên cao nên "tiếc của" kiện "đòi".

3. UBND huyện Tân Uyên thu hồi của bà Thắm hơn 8.700 m2 đất với lý do “đất đang tranh chấp” là trái pháp luật. Theo quy định, đây là trường hợp cần "giải quyết" chứ không phải trường hợp bị "thu hồi". Các trường hợp thu hồi đất được quy định tại Điều 38 Luật Đất đai 2003 không có quy định nào về việc thu hồi “đất đang tranh chấp”. Quyết định thu hồi phần đất còn lại để “thực hiện dự án khu công nghiệp và đô thị Tân Uyên” phải làm theo đúng trình tự, thủ tục mà pháp luật quy định. Trong đó có việc bồi thường cho người dân bị thu hồi đất. Huyện Tân Uyên có thi hành đúng và đầy đủ các quy định đó không?

 


KHẢI HÀ


 

 
LUẬT BẮC VIỆT ( BVL LAWFIFM) 
"HÃY NÓI VỚI LUẬT SƯ ĐIỀU BẠN CẦN"
------------------------------------------- 
Liên hệ với Luật sư : 
P: 0938188889 - 0913753918
M: ceo@bacvietluat.vn – lawyer.@bacvietluat.vn
W: www.sanduan.vn - www.bacvietluat.vn - www.tuvanluat.com.vn - www.bantinphapluat.com 


Bình luận

Chưa có bình luận cho bài viết này.

Gửi bình luận

Bạn cần Đăng nhập để viết bình luận bằng tài khoản cá nhân.

Bình luận bằng Facebook

Được thành lập bởi đội ngũ Luật sư thành đạt trong các môi trường lớn là các văn phòng luật sư trong nước và văn phòng luật sư nước ngoài tại Việt Nam.
Đ/c: Lô 23, Tổ 26, Ngõ 1, Nguyễn thị Định, Trung Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội.
Email: ceo@bacvietluat.vn
Hotline: 0938188889 - 0168.769.6666

Đăng ký nhận tin

Nhập email để là người đâu tiên nhận được những tin tức mới nhất từ Bắc Việt Luật. Chúng tôi cam kết bảo đảm quyền riêng tư cho email của bạn.

Hỗ trợ trực tuyến