Thoát tội nhờ luật mới
Một bị cáo từ đang có tội đã được tuyên không phạm tội. Sở dĩ bị cáo được thoát tội như vậy là vì luật hình sự mới qui định theo hướng có lợi cho bị cáo.
Ngày 10-8-2009, Tòa án TP.HCM trong phiên xử phúc thẩm đã tuyên bị cáo Phạm Văn Hùng không phạm tội trộm cắp tài sản. Đồng thời quyết định hủy án sơ thẩm của TAND huyện Bình Chánh, đình chỉ vụ án.
Tòa phúc thẩm đã áp dụng theo Nghị quyết 33 ngày 29-6-2009 của Quốc hội, qui định về việc thực hiện luật hình sự mới (sửa đối). Theo đó, hành vi trộm cắp tài sản chỉ bị xử lý hình sự khi tài sản đó có giá trị từ 2 triệu đồng trở lên. Trong khi đó, vợ chồng Hùng tuy có trộm cắp một thùng xe lôi, nhưng trị giá "chỉ" 1,6 triệu đồng.
( Vợ của bị cáo Hùng tuy không kháng cáo, nhưng cũng sẽ được chánh án TAND TP.HCM ra quyết định cho miễn chấp hành phần hình phạt còn lại vì lý do tương tự).
Theo nguyên tắc có lợi cho bị cáo, luật hình sự qui định mọi hành vi có dấu hiệu phạm tội, nhưng tại thời điểm xét xử không còn nguy hiểm cho xã hội nữa, hoặc luật không qui định đó là hành vi phạm tội, thì đương sự sẽ được hưởng “hồi tố”. Tức là “truy ngược trở lại” thời điểm trước khi thay đổi luật.
Vấn đề này được qui định cụ thể tại Điều 7 về “Hiệu lực của Bộ luật hình sự về thời gian” tại Bộ luật hình sự.
Chính vì vậy, trong trường hợp cụ thể này, không phải là Tòa án Bình Chánh xử sai bị hủy án. Mà vì luật qui định như vậy. Tuy vậy, đúng là “hú hồn” cho bị cáo Hùng. Hên lắm đấy !!!
-----------------------------------------------
Qui định của pháp luật
Hiệu lực của Bộ luật hình sự về thời gian
1. Điều luật được áp dụng đối với một hành vi phạm tội là điều luật đang có hiệu lực thi hành tại thời điểm mà hành vi phạm tội được thực hiện.
2. Điều luật quy định một tội phạm mới, một hình phạt nặng hơn, một tình tiết tăng nặng mới hoặc hạn chế phạm vi áp dụng án treo, miễn trách nhiệm hình sự, miễn hình phạt, giảm hình phạt, xoá án tích và các quy định khác không có lợi cho người phạm tội, thì không được áp dụng đối với hành vi phạm tội đã thực hiện trước khi điều luật đó có hiệu lực thi hành.
3. Điều luật xoá bỏ một tội phạm, một hình phạt, một tình tiết tăng nặng, quy định một hình phạt nhẹ hơn, một tình tiết giảm nhẹ mới hoặc mở rộng phạm vi áp dụng án treo, miễn trách nhiệm hình sự, miễn hình phạt, giảm hình phạt, xoá án tích và các quy định khác có lợi cho người phạm tội, thì được áp dụng đối với hành vi phạm tội đã thực hiện trước khi điều luật đó có hiệu lực thi hành.
( Theo Điều 7 Bộ luật hình sự)
(Nguồn: Ecolaw.vn)
Ngày 10-8-2009, Tòa án TP.HCM trong phiên xử phúc thẩm đã tuyên bị cáo Phạm Văn Hùng không phạm tội trộm cắp tài sản. Đồng thời quyết định hủy án sơ thẩm của TAND huyện Bình Chánh, đình chỉ vụ án.
Tòa phúc thẩm đã áp dụng theo Nghị quyết 33 ngày 29-6-2009 của Quốc hội, qui định về việc thực hiện luật hình sự mới (sửa đối). Theo đó, hành vi trộm cắp tài sản chỉ bị xử lý hình sự khi tài sản đó có giá trị từ 2 triệu đồng trở lên. Trong khi đó, vợ chồng Hùng tuy có trộm cắp một thùng xe lôi, nhưng trị giá "chỉ" 1,6 triệu đồng.
( Vợ của bị cáo Hùng tuy không kháng cáo, nhưng cũng sẽ được chánh án TAND TP.HCM ra quyết định cho miễn chấp hành phần hình phạt còn lại vì lý do tương tự).
Theo nguyên tắc có lợi cho bị cáo, luật hình sự qui định mọi hành vi có dấu hiệu phạm tội, nhưng tại thời điểm xét xử không còn nguy hiểm cho xã hội nữa, hoặc luật không qui định đó là hành vi phạm tội, thì đương sự sẽ được hưởng “hồi tố”. Tức là “truy ngược trở lại” thời điểm trước khi thay đổi luật.
Vấn đề này được qui định cụ thể tại Điều 7 về “Hiệu lực của Bộ luật hình sự về thời gian” tại Bộ luật hình sự.
Chính vì vậy, trong trường hợp cụ thể này, không phải là Tòa án Bình Chánh xử sai bị hủy án. Mà vì luật qui định như vậy. Tuy vậy, đúng là “hú hồn” cho bị cáo Hùng. Hên lắm đấy !!!
-----------------------------------------------
Qui định của pháp luật
Hiệu lực của Bộ luật hình sự về thời gian
1. Điều luật được áp dụng đối với một hành vi phạm tội là điều luật đang có hiệu lực thi hành tại thời điểm mà hành vi phạm tội được thực hiện.
2. Điều luật quy định một tội phạm mới, một hình phạt nặng hơn, một tình tiết tăng nặng mới hoặc hạn chế phạm vi áp dụng án treo, miễn trách nhiệm hình sự, miễn hình phạt, giảm hình phạt, xoá án tích và các quy định khác không có lợi cho người phạm tội, thì không được áp dụng đối với hành vi phạm tội đã thực hiện trước khi điều luật đó có hiệu lực thi hành.
3. Điều luật xoá bỏ một tội phạm, một hình phạt, một tình tiết tăng nặng, quy định một hình phạt nhẹ hơn, một tình tiết giảm nhẹ mới hoặc mở rộng phạm vi áp dụng án treo, miễn trách nhiệm hình sự, miễn hình phạt, giảm hình phạt, xoá án tích và các quy định khác có lợi cho người phạm tội, thì được áp dụng đối với hành vi phạm tội đã thực hiện trước khi điều luật đó có hiệu lực thi hành.
( Theo Điều 7 Bộ luật hình sự)
(Nguồn: Ecolaw.vn)
LUẬT BẮC VIỆT ( BVL LAWFIFM)
"HÃY NÓI VỚI LUẬT SƯ ĐIỀU BẠN CẦN"
-------------------------------------------
Liên hệ với Luật sư :
P: 0938188889 - 0913753918
M: ceo@bacvietluat.vn – lawyer.@bacvietluat.vn
|
Bình luận
Bình luận bằng Facebook