'Tôi không có động cơ chia nhỏ dự án để trục lợi'
VKS cáo buộc tôi cố ý làm trái và có động cơ chiếm đoạt tài sản là chưa thỏa đáng. Tôi cũng không có động cơ chia nhỏ các dự án để trục lợi", ông Vũ Đình Thuần, nguyên trưởng ban điều hành đề án 112 biện minh.
Trong ngày thứ ba diễn ra phiên xử (15/1), HĐXX dành phần lớn thời gian làm rõ khoản tiền chiết khấu, hoặc gửi giá trước từ hợp đồng mà Ban điều hành đề án 112 ký kết với các nhà xuất bản, công ty.
Trước lời khai của bị cáo Nguyễn Đức Giao (nguyên giám đốc NXB Tư pháp) về việc NXB chi gần 700 triệu đồng tiền chi phí phát hành, tiền nhuận bút... cho Ban điều hành 112, ông Thuần đã phủ nhận.
“Hợp đồng Ban đề án ký kết với NXB Tư pháp là in ấn, không phải xuất bản. Việc NXB Tư pháp chuyển cho Ban điều hành Đề án 112 bao nhiêu tiền, cá nhân tôi không biết. Tôi cũng không chỉ đạo cấp dưới làm việc này", bị cáo nói.
Ông Thuần cho biết thêm, tháng 6/2007, trong một buổi kiểm tra công việc, ông nghe nói có khoản tiền gần 700 triệu đồng của NXB Tư pháp chia cho Ban Điều hành, ông đã không đồng ý và đến gặp Bộ trưởng Tư pháp nhờ kiểm tra danh sách người nhận tiền. Khi được xem danh sách, lúc đó ông mới biết đó là tiền phát hành và nhuận bút.
"Nhuận bút thì Ban điều hành đã thuê chuyên gia bậc cao viết bài. Phát hành cũng không cần vì Ban điều hành đã có kinh phí chuyển phát nhanh, không cần đến khoản đó", ông Thuần khai.
Cũng trong phiên xét xử, các luật sư liên tục xoáy sâu lý do vì sao ban điều hành không tổ chức đấu thầu mà lại chỉ định thầu cho Công ty Nhất Vinh và Công ty Toàn Cầu.
Ông Thuần và thuộc cấp Lương Cao Sơn (nguyên ủy viên Thư ký Ban Điều hành) khẳng định việc chỉ định thầu là phù hợp với nghị định 88. "Hai công ty này có tính chất đặc biệt về “công nghệ mã nguồn mở” mà các công ty trước đó tham gia quá trình mua máy không làm được. Hơn nữa, đây là những hợp đồng có đặc thù công nghệ cao, mang tính chất an toàn thông tin, bí mật quốc gia”, ông Thuần trình bày.
Còn bị cáo Sơn cho rằng, 112 là dự án lớn, có công nghệ cao nhưng lại chưa có quy chế riêng nên rất khó để có thể xây dựng được kế hoạch ngay từ đầu. Đây cũng là lý do trong thời gian triển khai thực hiện, ông Thuần đã có công văn đề nghị Bộ Tài chính cho áp dụng một cơ chế tài chính đặc thù. Ông còn đề nghị khoán gọn cho các bộ, các địa phương từng phần việc riêng cho phù hợp nhưng không được chấp nhận.
Trước việc bị VKS cáo buộc đã cố tình chia nhỏ các gói thầu để tránh đấu thầu, cựu trưởng Ban điều hành 112 biện minh rằng việc ký 23 hợp đồng với Công ty Cổ phần Công nghệ tin học ISA là bao gồm các việc thực hiện liên kết đào tạo, xây dựng hệ thống phần mềm dùng chung… được triển khai trong suốt thời gian 3 năm, không phải là cố ý tách nhỏ.
Theo ông, trong những hợp đồng in sách với các công ty, vì có nhiều loại cho nhiều đối tượng, nên chia nhỏ các hợp đồng là hoàn toàn khách quan.
"VKS cáo buộc rằng tôi cố ý làm trái và có động cơ chiếm đoạt tài sản, tôi cho rằng chưa thỏa đáng. Tôi cũng khẳng định là không có động cơ chia nhỏ dự án để vụ lợi", ông nói.
HĐXX sẽ tiếp tục làm việc vào ngày 18/1.
Trong ngày thứ ba diễn ra phiên xử (15/1), HĐXX dành phần lớn thời gian làm rõ khoản tiền chiết khấu, hoặc gửi giá trước từ hợp đồng mà Ban điều hành đề án 112 ký kết với các nhà xuất bản, công ty.
Trước lời khai của bị cáo Nguyễn Đức Giao (nguyên giám đốc NXB Tư pháp) về việc NXB chi gần 700 triệu đồng tiền chi phí phát hành, tiền nhuận bút... cho Ban điều hành 112, ông Thuần đã phủ nhận.
“Hợp đồng Ban đề án ký kết với NXB Tư pháp là in ấn, không phải xuất bản. Việc NXB Tư pháp chuyển cho Ban điều hành Đề án 112 bao nhiêu tiền, cá nhân tôi không biết. Tôi cũng không chỉ đạo cấp dưới làm việc này", bị cáo nói.
Ông Thuần cho biết thêm, tháng 6/2007, trong một buổi kiểm tra công việc, ông nghe nói có khoản tiền gần 700 triệu đồng của NXB Tư pháp chia cho Ban Điều hành, ông đã không đồng ý và đến gặp Bộ trưởng Tư pháp nhờ kiểm tra danh sách người nhận tiền. Khi được xem danh sách, lúc đó ông mới biết đó là tiền phát hành và nhuận bút.
"Nhuận bút thì Ban điều hành đã thuê chuyên gia bậc cao viết bài. Phát hành cũng không cần vì Ban điều hành đã có kinh phí chuyển phát nhanh, không cần đến khoản đó", ông Thuần khai.
Cũng trong phiên xét xử, các luật sư liên tục xoáy sâu lý do vì sao ban điều hành không tổ chức đấu thầu mà lại chỉ định thầu cho Công ty Nhất Vinh và Công ty Toàn Cầu.
Ông Thuần và thuộc cấp Lương Cao Sơn (nguyên ủy viên Thư ký Ban Điều hành) khẳng định việc chỉ định thầu là phù hợp với nghị định 88. "Hai công ty này có tính chất đặc biệt về “công nghệ mã nguồn mở” mà các công ty trước đó tham gia quá trình mua máy không làm được. Hơn nữa, đây là những hợp đồng có đặc thù công nghệ cao, mang tính chất an toàn thông tin, bí mật quốc gia”, ông Thuần trình bày.
Còn bị cáo Sơn cho rằng, 112 là dự án lớn, có công nghệ cao nhưng lại chưa có quy chế riêng nên rất khó để có thể xây dựng được kế hoạch ngay từ đầu. Đây cũng là lý do trong thời gian triển khai thực hiện, ông Thuần đã có công văn đề nghị Bộ Tài chính cho áp dụng một cơ chế tài chính đặc thù. Ông còn đề nghị khoán gọn cho các bộ, các địa phương từng phần việc riêng cho phù hợp nhưng không được chấp nhận.
Trước việc bị VKS cáo buộc đã cố tình chia nhỏ các gói thầu để tránh đấu thầu, cựu trưởng Ban điều hành 112 biện minh rằng việc ký 23 hợp đồng với Công ty Cổ phần Công nghệ tin học ISA là bao gồm các việc thực hiện liên kết đào tạo, xây dựng hệ thống phần mềm dùng chung… được triển khai trong suốt thời gian 3 năm, không phải là cố ý tách nhỏ.
Theo ông, trong những hợp đồng in sách với các công ty, vì có nhiều loại cho nhiều đối tượng, nên chia nhỏ các hợp đồng là hoàn toàn khách quan.
"VKS cáo buộc rằng tôi cố ý làm trái và có động cơ chiếm đoạt tài sản, tôi cho rằng chưa thỏa đáng. Tôi cũng khẳng định là không có động cơ chia nhỏ dự án để vụ lợi", ông nói.
HĐXX sẽ tiếp tục làm việc vào ngày 18/1.
LUẬT BẮC VIỆT ( BVL LAWFIFM)
"HÃY NÓI VỚI LUẬT SƯ ĐIỀU BẠN CẦN"
-------------------------------------------
Liên hệ với Luật sư :
P: 0938188889 - 0913753918
M: ceo@bacvietluat.vn – lawyer.@bacvietluat.vn
|
Bình luận
Bình luận bằng Facebook