Cha mẹ bồi thường, con được giảm nhẹ hình phạt ?
Con trai tôi gây thương tích một người hàng xóm mất 43% sức khỏe, đã bị tạm giam. Tôi đã bồi thường cho nạn nhân nhưng gia đình nạn nhân không nhận, nói để chờ Tòa xử. Xin hỏi con tôi có được Tòa giảm nhẹ hình phạt không? (Nguyễn Văn Mỹ, Hoài Đức, Hà Nội).
Trả lời:
Theo quy định tại điểm b, khoản 1 Điều 46 Bộ luật Hình sự, người phạm tội tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại, khắc phục hậu quả là một tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự. Nghị quyết của Hội đồng thẩm phán TAND tối cao số 01/2006/NQ-HĐTP ngày 12/5/2006 hướng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ luật Hình sự cũng hướng dẫn rõ: Được áp dụng tình tiết nêu trên nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Bị cáo là người từ đủ 14 tuổi nhưng chưa đủ 15 tuổi khi phạm tội và cha, mẹ của họ đã tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại, khắc phục hậu quả do hành vi phạm tội của bị cáo gây ra;
b) Bị cáo là người từ đủ 15 tuổi nhưng chưa đủ 18 tuổi khi phạm tội và cha, mẹ của họ đã tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại, khắc phục hậu quả do hành vi phạm tội của bị cáo gây ra, nếu bị cáo không có tài sản;
c) Bị cáo (không phân biệt là người đã thành niên hay người chưa thành niên) hoặc cha, mẹ của bị cáo chưa thành niên đã tự nguyện dùng tiền, tài sản để sửa chữa, bồi thường thiệt hại, khắc phục hậu quả do hành vi phạm tội của bị cáo gây ra, nhưng người bị hại, nguyên đơn dân sự hoặc người đại diện hợp pháp của họ từ chối nhận, nếu số tiền, tài sản đó đã được giao cho cơ quan tiến hành tố tụng, cơ quan thi hành án hoặc cơ quan có thẩm quyền khác quản lý để thực hiện việc sửa chữa, bồi thường thiệt hại, khắc phục hậu quả do hành vi phạm tội của bị cáo gây ra;
Như vậy, nếu bạn đã tự nguyện bồi thường cho nạn nhân nhưng gia đình nạn nhân không nhận thì khi xét xử, con bạn vẫn được Tòa án xem xét, áp dụng tình tiết giảm nhẹ nói trên và giảm nhẹ hình phạt.
Trả lời:
Theo quy định tại điểm b, khoản 1 Điều 46 Bộ luật Hình sự, người phạm tội tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại, khắc phục hậu quả là một tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự. Nghị quyết của Hội đồng thẩm phán TAND tối cao số 01/2006/NQ-HĐTP ngày 12/5/2006 hướng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ luật Hình sự cũng hướng dẫn rõ: Được áp dụng tình tiết nêu trên nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Bị cáo là người từ đủ 14 tuổi nhưng chưa đủ 15 tuổi khi phạm tội và cha, mẹ của họ đã tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại, khắc phục hậu quả do hành vi phạm tội của bị cáo gây ra;
b) Bị cáo là người từ đủ 15 tuổi nhưng chưa đủ 18 tuổi khi phạm tội và cha, mẹ của họ đã tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại, khắc phục hậu quả do hành vi phạm tội của bị cáo gây ra, nếu bị cáo không có tài sản;
c) Bị cáo (không phân biệt là người đã thành niên hay người chưa thành niên) hoặc cha, mẹ của bị cáo chưa thành niên đã tự nguyện dùng tiền, tài sản để sửa chữa, bồi thường thiệt hại, khắc phục hậu quả do hành vi phạm tội của bị cáo gây ra, nhưng người bị hại, nguyên đơn dân sự hoặc người đại diện hợp pháp của họ từ chối nhận, nếu số tiền, tài sản đó đã được giao cho cơ quan tiến hành tố tụng, cơ quan thi hành án hoặc cơ quan có thẩm quyền khác quản lý để thực hiện việc sửa chữa, bồi thường thiệt hại, khắc phục hậu quả do hành vi phạm tội của bị cáo gây ra;
Như vậy, nếu bạn đã tự nguyện bồi thường cho nạn nhân nhưng gia đình nạn nhân không nhận thì khi xét xử, con bạn vẫn được Tòa án xem xét, áp dụng tình tiết giảm nhẹ nói trên và giảm nhẹ hình phạt.
Thạc sĩ Phạm Thanh Bình
LUẬT BẮC VIỆT ( BVL LAWFIFM)
"HÃY NÓI VỚI LUẬT SƯ ĐIỀU BẠN CẦN"
-------------------------------------------
Liên hệ với Luật sư :
P: 0938188889 - 0913753918
M: ceo@bacvietluat.vn – lawyer.@bacvietluat.vn
|
Bình luận
Bình luận bằng Facebook