Xác định thẩm quyền giải quyết yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật theo điều 35, 36 của Bộ luật tố tụng dân sự
Trong bài viết của tác giả Nguyễn Thị Hương, Toà án nhân dân thành phố Yên Bái, tỉnh Yên Bái đăng trên Tạp chí Toà án nhân dân số 20 (tháng 10 năm 2009) có nêu để trao đổi về một việc dân sự.
Ông Nguyễn Văn A và bà Trần Thị B là hai vợ chồng đăng ký nhân khẩu thường trú tại thị trấn Y huyện Y, tỉnh YB. Do cuộc sống không hạnh phúc, nên tháng 9 năm 2007, ông Nguyễn Văn A đã làm đơn xin ly hôn bà B. Toà án cấp sơ thẩm chấp nhận đơn khởi kiện của ông A được ly hôn bà B. Nhưng bản án sơ thẩm đã bị bà B kháng cáo hợp lệ theo đúng quy định của pháp luật. Trong khi chờ cấp phúc thẩm xem xét vụ kiện, thì năm 2008, ông A đã làm thủ tục đăng ký kết hôn tại thị trấn Y, huyện Y, tỉnh YB với bà Nguyễn Thị T có hộ khẩu thường trú tại phường N, thành phố YB, tỉnh YB. Sau khi kết hôn, ông Nguyễn Văn A cũng chuyển hộ khẩu về ở cùng với bà Nguyễn Thị T.
Nhận thấy việc kết hôn với ông Nguyễn Văn A là trái pháp luật, nên bà Nguyễn Thị T đã làm đơn yêu cầu Toà án nhân dân thành phố YB, tỉnh YB hủy việc kết hôn trái pháp luật giữa bà và ông Nguyễn Văn A.
Bài viết đưa ra hai quan điểm về cách xác định Toà án có thẩm quyền giải quyết yêu cầu của bà T như sau:
+Quan điểm thứ nhất cho rằng: Căn cứ theo quy định tại điểm g, khoản 2 Điều 35 BLTTDS thì yêu cầu của bà T thuộc thẩm quyền giải quyết của Toà án nhân dân huyện Y, tỉnh YB.
+ Quan điểm thứ hai cho rằng: Theo quy định tại điểm b, khoản 2, Điều 36 BLTTDS thì yêu cầu của bà T thuộc thẩm quyền giải quyết của Toà án nhân dân thành phố YB, tỉnh YB.
Sau khi nghiên cứu nội dung bài viết của tác giả và các quy định của pháp luật tố tụng dân sự liên quan đến việc xác định thẩm quyền của Toà án, chúng tôi có một số ý kiến trao đổi như sau.
Trước hết, chúng tôi đồng ý với quan điểm thứ hai mà tác giả Nguyễn Thị Hương đưa ra. Vì trong trường hợp này, bà Nguyễn Thị T có quyền lựa chọn Toà án giải quyết việc dân sự mà bà T đã yêu cầu là hủy việc kết hôn trái pháp luật giữa bà với ông Nguyễn Văn T. Theo quy định tại điểm b, khoản 2, Điều 36 “Đối với yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật quy định tại khoản 1 Điều 28 của Bộ luật này thì người yêu cầu có thể yêu cầu Toà án nơi một trong các bên đăng ký kết hôn trái pháp luật giải quyết”. Mặt khác, căn cứ hướng dẫn tại tiểu mục 5.2 mục 5 Phần I Nghị quyết số 01/2005/NQ-HĐTHàNH PHẩ HÅ CHí MINH ngày 31-3-2005 của Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao hướng dẫn thi hành một số quy định trong phần thứ nhất “Những quy định chung” của Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2004, chúng tôi khẳng định rằng, trong trường hợp này, bà Nguyễn Thị T cũng có quyền làm đơn yêu cầu nộp cho Toà án huyện Y để yêu cầu giải quyết, vì đây là trường hợp người yêu cầu được quyền lựa chọn nhiều Toà án có thẩm quyền giải quyết việc dân sự. Tuy nhiên, bà T đã chọn Toà án thành phố YB để nộp đơn yêu cầu, nên Toà án thành phố YB phải thụ lý việc dân sự này theo quy định chung để xem xét yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật theo yêu cầu của bà T. Nhưng khi tiến hành các bước để thụ lý đơn yêu cầu của bà T, thì Toà án thành phố YB phải giải thích cho bà T biết là chỉ có một trong hai Toà án là Toà án huyện Y và Toà án thành phố YB có thẩm quyền giải quyết yêu cầu hủy việc kết hôn để bà T lựa chọn. Ở đây, Toà án thành phố YB đã được bà T lựa chọn, nên Toà án này phải yêu cầu bà T cam kết trong đơn yêu cầu là không yêu cầu giải quyết việc dân sự này tại Toà án huyện Y để tránh tình trạng ở cả hai Toà án đều cùng tiến hành thụ lý việc dân sự này.
Với những phân tích như trên, chúng tôi thấy rằng, quan điểm thứ nhất đưa ra là chưa chính xác, khoa học, áp dụng pháp luật một cách cứng nhắc, máy móc, chưa đảm bảo được quyền lợi của đương sự. Bởi vì, Nhà làm luật khi xây dựng Điều 36 có dụng ý là nhằm tạo điều kiện thuận tiện nhất cho đương sự, tiết kiệm được công sức, vật chất cho nhân dân và Nhà nước, phù hợp với các trường hợp có thể xảy ra trong thực tiễn. Do vậy, với những trường hợp pháp luật quy định không cần bất cứ điều kiện gì mà mang tính tùy nghi như các điểm a, b, c khoản 2 Điều 36 BLTTDS thì đương sự có quyền lựa chọn nhiều Toà án để giải quyết việc dân sự theo yêu cầu của mình. Chúng ta cũng cần phân biệt đối với những quy định có điều kiện (ví dụ các điểm a, b… khoản 1 Điều 36) là những quy định cần phải thỏa mãn điều kiện thì chỉ khi điều kiện đó xảy ra thì mới được phép áp dụng các quy định này còn nếu các điều kiện không xảy ra, thì việc xác định thẩm quyền về nguyên tắc phải căn cứ vào Điều 35 BLTTDS.
Qua bài viết này, chúng tôi cũng đề xuất các cơ quan có thẩm quyền cần có hướng dẫn rõ ràng, cụ thể hơn về cách xác định thẩm quyền theo Điều 35 và Điều 36 BLTTDS.
Trên đây là quan điểm của chúng tôi, rất mong các đồng nghiệp quan tâm cùng trao đổi.
SOURCE: CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ TÒA ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO - ĐINH VĂN VỤ – TAND tỉnh Cao Bằng
Ông Nguyễn Văn A và bà Trần Thị B là hai vợ chồng đăng ký nhân khẩu thường trú tại thị trấn Y huyện Y, tỉnh YB. Do cuộc sống không hạnh phúc, nên tháng 9 năm 2007, ông Nguyễn Văn A đã làm đơn xin ly hôn bà B. Toà án cấp sơ thẩm chấp nhận đơn khởi kiện của ông A được ly hôn bà B. Nhưng bản án sơ thẩm đã bị bà B kháng cáo hợp lệ theo đúng quy định của pháp luật. Trong khi chờ cấp phúc thẩm xem xét vụ kiện, thì năm 2008, ông A đã làm thủ tục đăng ký kết hôn tại thị trấn Y, huyện Y, tỉnh YB với bà Nguyễn Thị T có hộ khẩu thường trú tại phường N, thành phố YB, tỉnh YB. Sau khi kết hôn, ông Nguyễn Văn A cũng chuyển hộ khẩu về ở cùng với bà Nguyễn Thị T.
Nhận thấy việc kết hôn với ông Nguyễn Văn A là trái pháp luật, nên bà Nguyễn Thị T đã làm đơn yêu cầu Toà án nhân dân thành phố YB, tỉnh YB hủy việc kết hôn trái pháp luật giữa bà và ông Nguyễn Văn A.
Bài viết đưa ra hai quan điểm về cách xác định Toà án có thẩm quyền giải quyết yêu cầu của bà T như sau:
+Quan điểm thứ nhất cho rằng: Căn cứ theo quy định tại điểm g, khoản 2 Điều 35 BLTTDS thì yêu cầu của bà T thuộc thẩm quyền giải quyết của Toà án nhân dân huyện Y, tỉnh YB.
+ Quan điểm thứ hai cho rằng: Theo quy định tại điểm b, khoản 2, Điều 36 BLTTDS thì yêu cầu của bà T thuộc thẩm quyền giải quyết của Toà án nhân dân thành phố YB, tỉnh YB.
Sau khi nghiên cứu nội dung bài viết của tác giả và các quy định của pháp luật tố tụng dân sự liên quan đến việc xác định thẩm quyền của Toà án, chúng tôi có một số ý kiến trao đổi như sau.
Trước hết, chúng tôi đồng ý với quan điểm thứ hai mà tác giả Nguyễn Thị Hương đưa ra. Vì trong trường hợp này, bà Nguyễn Thị T có quyền lựa chọn Toà án giải quyết việc dân sự mà bà T đã yêu cầu là hủy việc kết hôn trái pháp luật giữa bà với ông Nguyễn Văn T. Theo quy định tại điểm b, khoản 2, Điều 36 “Đối với yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật quy định tại khoản 1 Điều 28 của Bộ luật này thì người yêu cầu có thể yêu cầu Toà án nơi một trong các bên đăng ký kết hôn trái pháp luật giải quyết”. Mặt khác, căn cứ hướng dẫn tại tiểu mục 5.2 mục 5 Phần I Nghị quyết số 01/2005/NQ-HĐTHàNH PHẩ HÅ CHí MINH ngày 31-3-2005 của Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao hướng dẫn thi hành một số quy định trong phần thứ nhất “Những quy định chung” của Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2004, chúng tôi khẳng định rằng, trong trường hợp này, bà Nguyễn Thị T cũng có quyền làm đơn yêu cầu nộp cho Toà án huyện Y để yêu cầu giải quyết, vì đây là trường hợp người yêu cầu được quyền lựa chọn nhiều Toà án có thẩm quyền giải quyết việc dân sự. Tuy nhiên, bà T đã chọn Toà án thành phố YB để nộp đơn yêu cầu, nên Toà án thành phố YB phải thụ lý việc dân sự này theo quy định chung để xem xét yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật theo yêu cầu của bà T. Nhưng khi tiến hành các bước để thụ lý đơn yêu cầu của bà T, thì Toà án thành phố YB phải giải thích cho bà T biết là chỉ có một trong hai Toà án là Toà án huyện Y và Toà án thành phố YB có thẩm quyền giải quyết yêu cầu hủy việc kết hôn để bà T lựa chọn. Ở đây, Toà án thành phố YB đã được bà T lựa chọn, nên Toà án này phải yêu cầu bà T cam kết trong đơn yêu cầu là không yêu cầu giải quyết việc dân sự này tại Toà án huyện Y để tránh tình trạng ở cả hai Toà án đều cùng tiến hành thụ lý việc dân sự này.
Với những phân tích như trên, chúng tôi thấy rằng, quan điểm thứ nhất đưa ra là chưa chính xác, khoa học, áp dụng pháp luật một cách cứng nhắc, máy móc, chưa đảm bảo được quyền lợi của đương sự. Bởi vì, Nhà làm luật khi xây dựng Điều 36 có dụng ý là nhằm tạo điều kiện thuận tiện nhất cho đương sự, tiết kiệm được công sức, vật chất cho nhân dân và Nhà nước, phù hợp với các trường hợp có thể xảy ra trong thực tiễn. Do vậy, với những trường hợp pháp luật quy định không cần bất cứ điều kiện gì mà mang tính tùy nghi như các điểm a, b, c khoản 2 Điều 36 BLTTDS thì đương sự có quyền lựa chọn nhiều Toà án để giải quyết việc dân sự theo yêu cầu của mình. Chúng ta cũng cần phân biệt đối với những quy định có điều kiện (ví dụ các điểm a, b… khoản 1 Điều 36) là những quy định cần phải thỏa mãn điều kiện thì chỉ khi điều kiện đó xảy ra thì mới được phép áp dụng các quy định này còn nếu các điều kiện không xảy ra, thì việc xác định thẩm quyền về nguyên tắc phải căn cứ vào Điều 35 BLTTDS.
Qua bài viết này, chúng tôi cũng đề xuất các cơ quan có thẩm quyền cần có hướng dẫn rõ ràng, cụ thể hơn về cách xác định thẩm quyền theo Điều 35 và Điều 36 BLTTDS.
Trên đây là quan điểm của chúng tôi, rất mong các đồng nghiệp quan tâm cùng trao đổi.
SOURCE: CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ TÒA ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO - ĐINH VĂN VỤ – TAND tỉnh Cao Bằng
LUẬT BẮC VIỆT ( BVL LAWFIFM)
"HÃY NÓI VỚI LUẬT SƯ ĐIỀU BẠN CẦN"
-------------------------------------------
Liên hệ với Luật sư :
P: 0938188889 - 0913753918
M: ceo@bacvietluat.vn – lawyer.@bacvietluat.vn
|
Bình luận
Bình luận bằng Facebook