Quyền nhân thân của các nhân: Ảnh minh họa...hay ảnh gây họa
Hiện nay, do sự phát triển của khoa học kỹ thuật, để sở hữu một chiếc máy ảnh chẳng khó khăn gì. Và việc sử dụng chúng cũng thật dễ dàng. Thành thử, nhiều "nghệ sĩ vườn" đã tận dụng mọi cơ hội để thu vào ống kính của mình tất cả những hình ảnh ngộ nghĩnh, kể cả những cảnh huống "đời thường" nhất (và không lấy gì làm "thuận mắt") của các nhân vật nổi tiếng mà họ có dịp tiếp xúc.
Ngày 19/2 vừa qua, trên trang web của mình, nhà thơ Lê Thiếu Nhơn đã có bài phê phán việc tác nghiệp của một tờ báo. Trong lời vào đề, Lê Thiếu Nhơn cho biết: Anh không hiểu tại sao một tờ báo (có trụ sở ở Hà Nội – NV), trong số ra ngày 13/2, bên cạnh bài viết về Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam Hữu Thỉnh, đã cho in kèm một bức ảnh minh họa mà anh cho là "cực kỳ quái gở". Đó là tấm ảnh nhà thơ Hữu Thỉnh đang "lấp ló sau cánh cửa một cách phản cảm" (chữ của Lê Thiếu Nhơn).
Vì Lê Thiếu Nhơn chụp lại cả trang báo, nên bạn đọc có thể dễ dàng nhận thấy, ngoài bức ảnh "lấp ló" nhắc tới trên, còn có bức ảnh ghi lại cảnh vị Chủ tịch Hội Nhà văn đang cầm điện thoại trò chuyện vui vẻ với ai đó. Rõ ràng, đây là một cách dùng ảnh không hề… bình thường (nói như Lê Thiếu Nhơn là "ác ý"), bởi nó có thể tạo cho người đọc những suy diễn rất… không hay. Theo chủ nhân của trang web thì đây là một hành vi "bôi nhọ công dân".
Người viết bài này hoàn toàn tán thành quan điểm của nhà thơ Lê Thiếu Nhơn, tuy nhiên, vì dụng ý của người sử dụng bức ảnh là quá rõ, nên ở đây, tôi xin không bàn về họ, mà muốn nói tới tác giả của bức ảnh.
Đúng như Lê Thiếu Nhơn nhận xét, phải là "người gần gũi" với nhân vật mới có thể chụp được tấm hình này. Vậy câu hỏi đặt ra là, dụng ý của người chụp khi bấm máy là gì? Vì "nghệ thuật" thì không phải rồi. Còn để sử dụng theo kiểu "minh họa" thì thực chất, họ định "minh họa" điều gì ở đây? Rõ ràng, không thể xem việc chụp bức ảnh này là… vô tư.
Từ câu chuyện trên, tôi lại nhớ tới một đôi trường hợp không vui mà mình từng chứng kiến trong dịp tham dự Đại hội Nhà văn Việt Nam lần thứ VII: Khi các nhà văn đứng sắp hàng chụp ảnh lưu niệm trước cửa Hội trường Ba Đình, một nữ thi sĩ từ xa chạy tới để kịp chụp chung với mọi người, do đi guốc cao nên chị bị vấp, ngã sõng soài trên nền gạch.
Đáng ra, các nhiếp ảnh gia là những người đứng gần đấy phải chạy tới đỡ dìu nữ thi sĩ dậy, thì họ lại chớp "cơ hội" xoay ống kính về phía nữ thi sĩ, bấm máy loạn xị ngậu, để rồi hôm sau, các "cư dân mạng" được thấu thị cảnh huống "không may" nói trên.
Chưa hết, khi lão nhà văn Thanh Châu (bấy giờ đã ở tuổi ngoài chín mươi) trong lúc lui cui cùng các nhà văn trẻ thực hiện một nghi thức trên Quảng trường Ba Đình, do tuổi cao sức yếu, cụ mất đà, ngã chúi về phía trước. Thay vì lao vào đỡ cụ, có tới ba, bốn nhiếp ảnh gia thi nhau bổ tới, hướng ống máy, cố chớp lấy hình ảnh "đặc tả" này.
Nhà văn Thanh Châu, mặc dù chới với vậy, song vẫn cố xua tay ra hiệu họ đừng chụp. Nhưng vô ích. Sau đó, nhà văn Thanh Châu được đưa đi cấp cứu, còn bức ảnh về cụ không biết hiện đang nằm trong bộ "sưu tập" của ai, và đến bao giờ thì được… tung ra.
Hiện nay, do sự phát triển của khoa học kỹ thuật, để sở hữu một chiếc máy ảnh chẳng khó khăn gì. Và việc sử dụng chúng cũng thật dễ dàng. Thành thử, nhiều "nghệ sĩ vườn" đã tận dụng mọi cơ hội để thu vào ống kính của mình tất cả những hình ảnh ngộ nghĩnh, kể cả những cảnh huống "đời thường" nhất (và không lấy gì làm "thuận mắt") của các nhân vật nổi tiếng mà họ có dịp tiếp xúc.
Bởi vậy mới có cảnh, khi một nhà văn (hoặc nghệ sĩ) nào đó đang hắt hơi, xì mũi, ngay lập tức đã có một tay máy lao tới, bấm lia lịa. Việc "săn lùng" cứ như ở bên Tây vậy. Đã đành, trong những cảnh huống như vậy, thật khó để các nhân vật chính của bức ảnh "ngăn trở" được những hành động trên (như trường hợp xảy đến với nhà thơ Hữu Thỉnh, khi mà nửa người ông đã thụt vào sau cánh cửa).
Điều đáng nói là, trước những việc làm không mấy "sáng sủa" này, đa phần những người có mặt đều dửng dưng… cho qua. Thậm chí khi thấy ống kính nhằm vào một ai đó, trong những cảnh huống hết sức "trớ trêu", không ít người còn vỗ tay hò reo, cổ vũ.
Sẽ là không bình thường nếu ta xem nhẹ những hành vi ấy. Sẽ là thiếu nghiêm khắc khi ta được một nhiếp ảnh gia "hào phóng" bấm chụp hàng chục kiểu ảnh, mặc cho ta không kịp điều chỉnh tư thế hoặc không kịp nhận thức rằng khi chụp như thế, mục đích của họ là gì? Bởi trong thực tế, đã có nhiều, thậm chí rất nhiều những bức ảnh như vậy không một lần được trả lại cho nhân vật, để rồi sau đó, nó bất ngờ được tung lên mặt báo với sự ngỡ ngàng của những người liên quan…
SOURCE: BÁO VĂN NGHỆ CÔNG AN
Ngày 19/2 vừa qua, trên trang web của mình, nhà thơ Lê Thiếu Nhơn đã có bài phê phán việc tác nghiệp của một tờ báo. Trong lời vào đề, Lê Thiếu Nhơn cho biết: Anh không hiểu tại sao một tờ báo (có trụ sở ở Hà Nội – NV), trong số ra ngày 13/2, bên cạnh bài viết về Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam Hữu Thỉnh, đã cho in kèm một bức ảnh minh họa mà anh cho là "cực kỳ quái gở". Đó là tấm ảnh nhà thơ Hữu Thỉnh đang "lấp ló sau cánh cửa một cách phản cảm" (chữ của Lê Thiếu Nhơn).
Vì Lê Thiếu Nhơn chụp lại cả trang báo, nên bạn đọc có thể dễ dàng nhận thấy, ngoài bức ảnh "lấp ló" nhắc tới trên, còn có bức ảnh ghi lại cảnh vị Chủ tịch Hội Nhà văn đang cầm điện thoại trò chuyện vui vẻ với ai đó. Rõ ràng, đây là một cách dùng ảnh không hề… bình thường (nói như Lê Thiếu Nhơn là "ác ý"), bởi nó có thể tạo cho người đọc những suy diễn rất… không hay. Theo chủ nhân của trang web thì đây là một hành vi "bôi nhọ công dân".
Người viết bài này hoàn toàn tán thành quan điểm của nhà thơ Lê Thiếu Nhơn, tuy nhiên, vì dụng ý của người sử dụng bức ảnh là quá rõ, nên ở đây, tôi xin không bàn về họ, mà muốn nói tới tác giả của bức ảnh.
Đúng như Lê Thiếu Nhơn nhận xét, phải là "người gần gũi" với nhân vật mới có thể chụp được tấm hình này. Vậy câu hỏi đặt ra là, dụng ý của người chụp khi bấm máy là gì? Vì "nghệ thuật" thì không phải rồi. Còn để sử dụng theo kiểu "minh họa" thì thực chất, họ định "minh họa" điều gì ở đây? Rõ ràng, không thể xem việc chụp bức ảnh này là… vô tư.
Từ câu chuyện trên, tôi lại nhớ tới một đôi trường hợp không vui mà mình từng chứng kiến trong dịp tham dự Đại hội Nhà văn Việt Nam lần thứ VII: Khi các nhà văn đứng sắp hàng chụp ảnh lưu niệm trước cửa Hội trường Ba Đình, một nữ thi sĩ từ xa chạy tới để kịp chụp chung với mọi người, do đi guốc cao nên chị bị vấp, ngã sõng soài trên nền gạch.
Đáng ra, các nhiếp ảnh gia là những người đứng gần đấy phải chạy tới đỡ dìu nữ thi sĩ dậy, thì họ lại chớp "cơ hội" xoay ống kính về phía nữ thi sĩ, bấm máy loạn xị ngậu, để rồi hôm sau, các "cư dân mạng" được thấu thị cảnh huống "không may" nói trên.
Chưa hết, khi lão nhà văn Thanh Châu (bấy giờ đã ở tuổi ngoài chín mươi) trong lúc lui cui cùng các nhà văn trẻ thực hiện một nghi thức trên Quảng trường Ba Đình, do tuổi cao sức yếu, cụ mất đà, ngã chúi về phía trước. Thay vì lao vào đỡ cụ, có tới ba, bốn nhiếp ảnh gia thi nhau bổ tới, hướng ống máy, cố chớp lấy hình ảnh "đặc tả" này.
Nhà văn Thanh Châu, mặc dù chới với vậy, song vẫn cố xua tay ra hiệu họ đừng chụp. Nhưng vô ích. Sau đó, nhà văn Thanh Châu được đưa đi cấp cứu, còn bức ảnh về cụ không biết hiện đang nằm trong bộ "sưu tập" của ai, và đến bao giờ thì được… tung ra.
Hiện nay, do sự phát triển của khoa học kỹ thuật, để sở hữu một chiếc máy ảnh chẳng khó khăn gì. Và việc sử dụng chúng cũng thật dễ dàng. Thành thử, nhiều "nghệ sĩ vườn" đã tận dụng mọi cơ hội để thu vào ống kính của mình tất cả những hình ảnh ngộ nghĩnh, kể cả những cảnh huống "đời thường" nhất (và không lấy gì làm "thuận mắt") của các nhân vật nổi tiếng mà họ có dịp tiếp xúc.
Bởi vậy mới có cảnh, khi một nhà văn (hoặc nghệ sĩ) nào đó đang hắt hơi, xì mũi, ngay lập tức đã có một tay máy lao tới, bấm lia lịa. Việc "săn lùng" cứ như ở bên Tây vậy. Đã đành, trong những cảnh huống như vậy, thật khó để các nhân vật chính của bức ảnh "ngăn trở" được những hành động trên (như trường hợp xảy đến với nhà thơ Hữu Thỉnh, khi mà nửa người ông đã thụt vào sau cánh cửa).
Điều đáng nói là, trước những việc làm không mấy "sáng sủa" này, đa phần những người có mặt đều dửng dưng… cho qua. Thậm chí khi thấy ống kính nhằm vào một ai đó, trong những cảnh huống hết sức "trớ trêu", không ít người còn vỗ tay hò reo, cổ vũ.
Sẽ là không bình thường nếu ta xem nhẹ những hành vi ấy. Sẽ là thiếu nghiêm khắc khi ta được một nhiếp ảnh gia "hào phóng" bấm chụp hàng chục kiểu ảnh, mặc cho ta không kịp điều chỉnh tư thế hoặc không kịp nhận thức rằng khi chụp như thế, mục đích của họ là gì? Bởi trong thực tế, đã có nhiều, thậm chí rất nhiều những bức ảnh như vậy không một lần được trả lại cho nhân vật, để rồi sau đó, nó bất ngờ được tung lên mặt báo với sự ngỡ ngàng của những người liên quan…
SOURCE: BÁO VĂN NGHỆ CÔNG AN
LUẬT BẮC VIỆT ( BVL LAWFIFM)
"HÃY NÓI VỚI LUẬT SƯ ĐIỀU BẠN CẦN"
-------------------------------------------
Liên hệ với Luật sư :
P: 0938188889 - 0913753918
M: ceo@bacvietluat.vn – lawyer.@bacvietluat.vn
|
Bình luận
Bình luận bằng Facebook