Thực tiễn áp dụng công ước Viên 1980 về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế (CISG)
CỔNG THÔNG TIN PHÁP LUẬT, BỘ CÔNG THƯƠNG - Hiện nay, sự tồn tại của CISG được giới luật sư trong lĩnh vực thương mại quốc tế biết đến khá rộng rãi. Tuy nhiên, khuynh hướng loại trừ không áp dụng Công ước này đặc biệt trong thương mại hàng hóa vẫn tồn tại.
Có ba lý do thường được đưa ra để giải thích cho khuynh hướng này. Thứ nhất, mặc dù CISG được biết đến khá rộng rãi thì mức độ am hiểu về việc áp dụng và chức năng của Công ước trên thực tế vẫn rất thấp. Các luật sư vẫn ưa chuộng luật trong nước của họ hơn theo thói quen. Thứ hai, bất cứ khi nào một bên trong hợp đồng có ưu thế cho phép thì bên đó thường thích sử dụng luật của nước mình hơn áp dụng cho hợp đồng. Thứ ba, các bên vẫn chưa bị thuyết phục về lợi ích của CISG so với các luật trong nước về hợp đồng. Tuy nhiên, những lập luận này không có tính thuyết phục vì một số lí do sau đây
Mặc dù hiện nay tại các nước phương tây và các nước công nghiệp hóa, các bên được tự do để chọn luật áp dụng cho hợp đồng của họ thì điều này lại không đúng ở phần còn lại của thế giới. Nhiều nước đang phát triển và các nước chuyển đổi e ngại dành cho các thương nhân phương tây quá nhiều lợi thế dẫn đến việc từ chối công nhận các điều khoản chọn luật. Ví dụ ở Brazil, giá trị pháp lý của các điều khoản chọn luật được bàn cãi nhiều hơn hết. Do đó, người mua từ Hoa Kỳ nhận hàng hóa từ người bán Brazil và tự tin giao kết trên cơ sở Luật Thương mại mẫu của Hoa Kỳ có thể bị rơi vào tình trạng rất rủi ro khi cố gắng kiện người bán ở các tòa án Brazil nơi áp dụng luật Brazil đối với hợp đồng mua bán. Điều này dễ dẫn tới tình trạng một bên phải đương đầu với một luật khó có khả năng dự đoán và thậm chí khó hiểu hoặc tiếp cận.
Bên cạnh đó, nếu điều khoản chọn luật được thừa nhận thì việc một bên yêu cầu áp dụng luật của nước mình có thể vẫn gặp phải những trở ngại đáng kể khi kiện ra tòa án của một nước khác. Đầu tiên, luật được chọn phải được chứng minh tại tòa. Điều này bao hàm việc dịch các đạo luật và các văn bản pháp lý khác như các quyết định của tòa án, các bài nghiên cứu sang ngôn ngữ của tòa. Đồng thời việc yêu cầu tư vấn chuyên gia cũng rất cần thiết. Ở một số nước các chuyên gia có thể do tòa chỉ định, trong khi ở nhiều nước khác một bên phải tự đề cử chuyên gia của mình. Chúng ta đều biết rằng tất cả những việc này đều rất tốn kém. Thậm chí nếu một bên có ý thức chịu mọi chi phí để chứng minh luật nước mình tại tòa, họ vẫn sẽ phải đối mặt với sự khó dự đoán liên quan đến việc giải thích và áp dụng luật này bởi tòa án nước ngoài và đôi khi là sự sai lệch hoàn toàn. Tất nhiên càng ngày càng có nhiều tranh chấp về luật mua bán hàng hóa quốc tế không bị kiện ra các tòa án quốc gia mà thường được giải quyết bởi trọng tài thương mại quốc tế. Vấn đề chứng minh luật trong nước và bản dịch của nó vẫn cần thiết khi luật này không thể tiếp cận được bằng tiếng Anh. Trong hoàn cảnh này, làm thế nào để các trọng tài – những người đến từ các hệ thống pháp luật khác nhau có thể áp dụng luật của một nước khác.
Trong nhiều trường hợp, các bên cố gắng giải quyết các vấn đề trên bằng việc viện dẫn đến luật mà họ tin là “luật trung lập” mặc dù họ thường nhầm lẫn giữa sự trung lập chính trị với sự phù hợp của luật được chọn cho các giao dịch quốc tế. Điều này đúng cho trường hợp luật Thụy Sỹ. Nếu các bên chọn một luật (trung lập) của nước thứ ba, họ thậm chí có thể rơi vào hoàn cảnh xấu hơn là chọn luật của chính một trong các bên. Đầu tiên, họ phải tìm hiểu về luật nước ngoài này. Hơn nữa, khó khăn và chi phí trong việc chứng minh nó thậm chí còn nặng nề hơn. Cuối cùng, nhưng không kém phần quan trọng, là luật mua bán trong nước của Thụy Sỹ có thể khó dự đoán và không phù hợp với các hợp đồng quốc tế ở một số điểm cốt lõi. Tất cả những thiếu sót của luật trong nước nói trên có thể tránh được bằng việc áp dụng CISG. Văn bản của CISG không chỉ có sẵn bằng 6 ngôn ngữ chính thức mà còn được dịch ra nhiều ngôn ngữ khác. Các quyết định của tòa, phán quyết trọng tài cũng như các bài nghiên cứu cũng được viết hoặc dịch ra tiếng Anh. Chúng có thể được tiếp cận dễ dàng không chỉ qua sách báo mà còn trên các trang web. Một số lượng lớn các tài liệu pháp lý sẵn có là cơ sở để chúng ta tin rằng các thẩm phán và trọng tài có thể tiếp cận được thông tin cần thiết và áp dụng CISG dưới hình thức có thể dự đoán được.
Tóm lại, việc tiếp cận CISG tốt hơn sẽ tiết kiệm thời gian và chi phí, và kết quả của các vụ kiện cũng dễ dự đoán hơn. Điều này là lợi thế cơ bản của CISG khi so sánh với việc áp dụng luật trong nước.
SOURCE: TẠP CHÍ LUẬT SO SÁNH HOA KỲ
Có ba lý do thường được đưa ra để giải thích cho khuynh hướng này. Thứ nhất, mặc dù CISG được biết đến khá rộng rãi thì mức độ am hiểu về việc áp dụng và chức năng của Công ước trên thực tế vẫn rất thấp. Các luật sư vẫn ưa chuộng luật trong nước của họ hơn theo thói quen. Thứ hai, bất cứ khi nào một bên trong hợp đồng có ưu thế cho phép thì bên đó thường thích sử dụng luật của nước mình hơn áp dụng cho hợp đồng. Thứ ba, các bên vẫn chưa bị thuyết phục về lợi ích của CISG so với các luật trong nước về hợp đồng. Tuy nhiên, những lập luận này không có tính thuyết phục vì một số lí do sau đây
Mặc dù hiện nay tại các nước phương tây và các nước công nghiệp hóa, các bên được tự do để chọn luật áp dụng cho hợp đồng của họ thì điều này lại không đúng ở phần còn lại của thế giới. Nhiều nước đang phát triển và các nước chuyển đổi e ngại dành cho các thương nhân phương tây quá nhiều lợi thế dẫn đến việc từ chối công nhận các điều khoản chọn luật. Ví dụ ở Brazil, giá trị pháp lý của các điều khoản chọn luật được bàn cãi nhiều hơn hết. Do đó, người mua từ Hoa Kỳ nhận hàng hóa từ người bán Brazil và tự tin giao kết trên cơ sở Luật Thương mại mẫu của Hoa Kỳ có thể bị rơi vào tình trạng rất rủi ro khi cố gắng kiện người bán ở các tòa án Brazil nơi áp dụng luật Brazil đối với hợp đồng mua bán. Điều này dễ dẫn tới tình trạng một bên phải đương đầu với một luật khó có khả năng dự đoán và thậm chí khó hiểu hoặc tiếp cận.
Bên cạnh đó, nếu điều khoản chọn luật được thừa nhận thì việc một bên yêu cầu áp dụng luật của nước mình có thể vẫn gặp phải những trở ngại đáng kể khi kiện ra tòa án của một nước khác. Đầu tiên, luật được chọn phải được chứng minh tại tòa. Điều này bao hàm việc dịch các đạo luật và các văn bản pháp lý khác như các quyết định của tòa án, các bài nghiên cứu sang ngôn ngữ của tòa. Đồng thời việc yêu cầu tư vấn chuyên gia cũng rất cần thiết. Ở một số nước các chuyên gia có thể do tòa chỉ định, trong khi ở nhiều nước khác một bên phải tự đề cử chuyên gia của mình. Chúng ta đều biết rằng tất cả những việc này đều rất tốn kém. Thậm chí nếu một bên có ý thức chịu mọi chi phí để chứng minh luật nước mình tại tòa, họ vẫn sẽ phải đối mặt với sự khó dự đoán liên quan đến việc giải thích và áp dụng luật này bởi tòa án nước ngoài và đôi khi là sự sai lệch hoàn toàn. Tất nhiên càng ngày càng có nhiều tranh chấp về luật mua bán hàng hóa quốc tế không bị kiện ra các tòa án quốc gia mà thường được giải quyết bởi trọng tài thương mại quốc tế. Vấn đề chứng minh luật trong nước và bản dịch của nó vẫn cần thiết khi luật này không thể tiếp cận được bằng tiếng Anh. Trong hoàn cảnh này, làm thế nào để các trọng tài – những người đến từ các hệ thống pháp luật khác nhau có thể áp dụng luật của một nước khác.
Trong nhiều trường hợp, các bên cố gắng giải quyết các vấn đề trên bằng việc viện dẫn đến luật mà họ tin là “luật trung lập” mặc dù họ thường nhầm lẫn giữa sự trung lập chính trị với sự phù hợp của luật được chọn cho các giao dịch quốc tế. Điều này đúng cho trường hợp luật Thụy Sỹ. Nếu các bên chọn một luật (trung lập) của nước thứ ba, họ thậm chí có thể rơi vào hoàn cảnh xấu hơn là chọn luật của chính một trong các bên. Đầu tiên, họ phải tìm hiểu về luật nước ngoài này. Hơn nữa, khó khăn và chi phí trong việc chứng minh nó thậm chí còn nặng nề hơn. Cuối cùng, nhưng không kém phần quan trọng, là luật mua bán trong nước của Thụy Sỹ có thể khó dự đoán và không phù hợp với các hợp đồng quốc tế ở một số điểm cốt lõi. Tất cả những thiếu sót của luật trong nước nói trên có thể tránh được bằng việc áp dụng CISG. Văn bản của CISG không chỉ có sẵn bằng 6 ngôn ngữ chính thức mà còn được dịch ra nhiều ngôn ngữ khác. Các quyết định của tòa, phán quyết trọng tài cũng như các bài nghiên cứu cũng được viết hoặc dịch ra tiếng Anh. Chúng có thể được tiếp cận dễ dàng không chỉ qua sách báo mà còn trên các trang web. Một số lượng lớn các tài liệu pháp lý sẵn có là cơ sở để chúng ta tin rằng các thẩm phán và trọng tài có thể tiếp cận được thông tin cần thiết và áp dụng CISG dưới hình thức có thể dự đoán được.
Tóm lại, việc tiếp cận CISG tốt hơn sẽ tiết kiệm thời gian và chi phí, và kết quả của các vụ kiện cũng dễ dự đoán hơn. Điều này là lợi thế cơ bản của CISG khi so sánh với việc áp dụng luật trong nước.
SOURCE: TẠP CHÍ LUẬT SO SÁNH HOA KỲ
LUẬT BẮC VIỆT ( BVL LAWFIFM)
"HÃY NÓI VỚI LUẬT SƯ ĐIỀU BẠN CẦN"
-------------------------------------------
Liên hệ với Luật sư :
P: 0938188889 - 0913753918
M: ceo@bacvietluat.vn – lawyer.@bacvietluat.vn
|
Bình luận
Bình luận bằng Facebook