Thông tin sai về chất lượng sữa: Ai bồi thường cho người tiêu dùng ?
Cứ tưởng rằng, vụ sữa nhiễm melamine tạm lắng, sẽ tạo đà cho sữa trở lại với người tiêu dùng ở mức độ tin cậy hơn. Vậy mà, liên tục trong những ngày đầu năm mới, người tiêu dùng đã nhận được những thông tin xấu liên quan đến sữa, nhà sản xuất công bố các thông số liên quan đến hàm lượng đạm, chất dinh dưỡng trong sữa trên bao bì, với cơ quan kiểm định chất lượng một kiểu, còn thực chất hàm lượng đạm, dinh dưỡng ở trong sữa bột, sữa hộp được bày bán trên thị trường, lại thấp hơn nhiều so với công bố.
Việc làm của các nhà sản xuất có phải là hành vi cố tình làm hàng giả, hàng kém chất lượng không? Người tiêu dùng có được bồi thường thiệt hại do dùng sản phẩm sữa kém chất lượng gây ra không?
Đe doạ trực tiếp đến sức khỏe và sự phát triển
Viện Dinh dưỡng quốc gia đã tiến hành xét nghiệm các chỉ tiêu quan trọng như: Hàm lượng đạm, đường, béo, vi sinh…cho các sản phẩm sữa trước khi được cấp phép lưu hành. Vì thế, nơi đây biết rất rõ, trẻ em, người già, người bệnh dùng sữa kém chất lượng sẽ ảnh hưởng như thế nào đến sự phát triển và sức khoẻ. Theo quy định, kết quả kiểm nghiệm hàm lượng các thành phần của sữa so với hàm lượng công bố trên nhãn mác phải giống nhau và chỉ được phép sai số nhỏ, do kết quả của các labo khác nhau hoặc lô sản xuất khác nhau. Trao đổi qua điện thoại, PGS.TS.Nguyễn Thị Lâm, Phó viện trưởng Viện Dinh dưỡng quốc gia cho biết: Sữa là thức ăn chính của trẻ nhỏ, phải đảm bảo độ đạm từ 11-14%/100gr sữa. Nếu hàm lượng đạm trong sữa không đạt tiêu chuẩn sẽ làm trẻ chậm phát triển, suy dinh dưỡng, ảnh hưởng đến sự tăng trưởng cân nặng, chiều cao của trẻ và sẽ làm suy giảm khả năng miễn dịch, dẫn đến việc trẻ dễ bị mắc các bệnh nhiễm khuẩn; trẻ sẽ bị còi cọc, suy dinh dưỡng, có thể bị phù nề. Đối với người già, người bệnh phải dùng sữa là thức ăn chính mà sữa có hàm lượng đạm thấp sẽ nguy hại đến sức khoẻ. Nhưng điều đáng lo ngại nhất là khá nhiều nhãn sữa ghi là sữa phát triển trí não, tăng trưởng chiều cao, dành cho bà mẹ mang thai và dành cho người gầy – nghĩa là đều dành cho những người cần bổ sung chất dinh dưỡng mà thiếu đạm thì thực sự nguy hiểm. Sữa thiếu đạm không ảnh hưởng nhiều đến những người uống sữa với mục đích giải khát.
Bác sỹ Lê Thị Hải, Giám đốc Trung tâm tư vấn Dinh dưỡng bày tỏ: Nếu trẻ em dùng sản phẩm sữa không đạt hàm lượng đạm kéo dài sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển thể chất, trí tuệ của trẻ sau này. Nhất là với những bé vẫn trong giai đoạn ăn sữa hoàn toàn.
Xử lý mang tính hình thức?
Cục Vệ sinh an toàn thực phẩm, Bộ Y tế đã tiến hành khảo sát, kiểm nghiệm và đã công bố gần 40 sản phẩm sữa khác đang bày bán trên thị trường có hàm lượng đạm thấp hơn đã công bố trên bao bì từ 1 đến 30 lần. Tiến sỹ Nguyễn Công Khẩn, Cục trưởng Cục ATVSTP xác nhận: Không phải lúc nào các sản phẩm được lưu hành cũng có chất lượng đúng như công bố với cơ quan quản lý. Để khắc phục những lỗ hổng trong khâu hậu kiểm, Cục đang xây dựng đề án về hậu kiểm tất cả mặt hàng thực phẩm. Còn ông Nguyễn Thanh Phong – Phó Cục trưởng thì cho biết: Hiện tại đã có 3 nhà sản xuất sữa trong nước đang phải thu hồi một số sản phẩm, sau khi cơ quan chức năng phát hiện một số lô sữa của họ có độ đạm thấp hơn so với công bố tiêu chuẩn trên bao bì sản phẩm, bị phạt 50 triệu đồng vì vi phạm nhãn hiệu hàng hoá; công ty TNHH chế biến sữa Hùng Lâm (TP. Hồ Chí Minh) bị đình chỉ hoạt động; đã có hàng trăm kg sữa bột không đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh, không có nguồn gốc của các cơ sở chế biến Như Trang, Tuấn Cường Phát, Đài Hoa (TP. Hồ Chí Minh) bị tiêu huỷ. Nếu cùng một sản phẩm, nhiều lô hàng bị phát hiện kém chất lượng thì nhà sản xuất sẽ phải chịu các hình phạt bổ sung, thậm chí rút giấy phép công bố chất lượng sản phẩm.
Rõ ràng hành vi "rút ruột" hàm lượng đạm trong sữa của nhà sản xuất là cố ý, là gian lận, các cơ quan pháp luật cần phải vào cuộc để điều tra quy trình "rút ruột" đó. Điều hiển nhiên, trách nhiệm về chất lượng sữa là của doanh nghiệp. Cơ sở được cấp giấy chứng nhận kiểm nghiệm chất lượng thì phải có trách nhiệm với chất lượng hàng hóa. Thế nhưng, khi nhà sản xuất không giữ chữ tín, không có trách nhiệm với chất lượng hàng hoá thì cơ quan pháp luật không thể đứng ngoài cuộc. Như vậy, chẳng có lý do gì để cơ quan chức năng tha bổng cho hành vi "rút ruột" sữa của nhà sản xuất. Trong vụ việc này, Bộ Y tế cũng phải liên đới chịu trách nhiệm.
SOURCE: BÁO ĐỜI SỐNG VÀ PHÁP LUẬT - VŨ THU THÊM
Việc làm của các nhà sản xuất có phải là hành vi cố tình làm hàng giả, hàng kém chất lượng không? Người tiêu dùng có được bồi thường thiệt hại do dùng sản phẩm sữa kém chất lượng gây ra không?
Đe doạ trực tiếp đến sức khỏe và sự phát triển
Viện Dinh dưỡng quốc gia đã tiến hành xét nghiệm các chỉ tiêu quan trọng như: Hàm lượng đạm, đường, béo, vi sinh…cho các sản phẩm sữa trước khi được cấp phép lưu hành. Vì thế, nơi đây biết rất rõ, trẻ em, người già, người bệnh dùng sữa kém chất lượng sẽ ảnh hưởng như thế nào đến sự phát triển và sức khoẻ. Theo quy định, kết quả kiểm nghiệm hàm lượng các thành phần của sữa so với hàm lượng công bố trên nhãn mác phải giống nhau và chỉ được phép sai số nhỏ, do kết quả của các labo khác nhau hoặc lô sản xuất khác nhau. Trao đổi qua điện thoại, PGS.TS.Nguyễn Thị Lâm, Phó viện trưởng Viện Dinh dưỡng quốc gia cho biết: Sữa là thức ăn chính của trẻ nhỏ, phải đảm bảo độ đạm từ 11-14%/100gr sữa. Nếu hàm lượng đạm trong sữa không đạt tiêu chuẩn sẽ làm trẻ chậm phát triển, suy dinh dưỡng, ảnh hưởng đến sự tăng trưởng cân nặng, chiều cao của trẻ và sẽ làm suy giảm khả năng miễn dịch, dẫn đến việc trẻ dễ bị mắc các bệnh nhiễm khuẩn; trẻ sẽ bị còi cọc, suy dinh dưỡng, có thể bị phù nề. Đối với người già, người bệnh phải dùng sữa là thức ăn chính mà sữa có hàm lượng đạm thấp sẽ nguy hại đến sức khoẻ. Nhưng điều đáng lo ngại nhất là khá nhiều nhãn sữa ghi là sữa phát triển trí não, tăng trưởng chiều cao, dành cho bà mẹ mang thai và dành cho người gầy – nghĩa là đều dành cho những người cần bổ sung chất dinh dưỡng mà thiếu đạm thì thực sự nguy hiểm. Sữa thiếu đạm không ảnh hưởng nhiều đến những người uống sữa với mục đích giải khát.
Bác sỹ Lê Thị Hải, Giám đốc Trung tâm tư vấn Dinh dưỡng bày tỏ: Nếu trẻ em dùng sản phẩm sữa không đạt hàm lượng đạm kéo dài sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển thể chất, trí tuệ của trẻ sau này. Nhất là với những bé vẫn trong giai đoạn ăn sữa hoàn toàn.
Xử lý mang tính hình thức?
Cục Vệ sinh an toàn thực phẩm, Bộ Y tế đã tiến hành khảo sát, kiểm nghiệm và đã công bố gần 40 sản phẩm sữa khác đang bày bán trên thị trường có hàm lượng đạm thấp hơn đã công bố trên bao bì từ 1 đến 30 lần. Tiến sỹ Nguyễn Công Khẩn, Cục trưởng Cục ATVSTP xác nhận: Không phải lúc nào các sản phẩm được lưu hành cũng có chất lượng đúng như công bố với cơ quan quản lý. Để khắc phục những lỗ hổng trong khâu hậu kiểm, Cục đang xây dựng đề án về hậu kiểm tất cả mặt hàng thực phẩm. Còn ông Nguyễn Thanh Phong – Phó Cục trưởng thì cho biết: Hiện tại đã có 3 nhà sản xuất sữa trong nước đang phải thu hồi một số sản phẩm, sau khi cơ quan chức năng phát hiện một số lô sữa của họ có độ đạm thấp hơn so với công bố tiêu chuẩn trên bao bì sản phẩm, bị phạt 50 triệu đồng vì vi phạm nhãn hiệu hàng hoá; công ty TNHH chế biến sữa Hùng Lâm (TP. Hồ Chí Minh) bị đình chỉ hoạt động; đã có hàng trăm kg sữa bột không đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh, không có nguồn gốc của các cơ sở chế biến Như Trang, Tuấn Cường Phát, Đài Hoa (TP. Hồ Chí Minh) bị tiêu huỷ. Nếu cùng một sản phẩm, nhiều lô hàng bị phát hiện kém chất lượng thì nhà sản xuất sẽ phải chịu các hình phạt bổ sung, thậm chí rút giấy phép công bố chất lượng sản phẩm.
Rõ ràng hành vi "rút ruột" hàm lượng đạm trong sữa của nhà sản xuất là cố ý, là gian lận, các cơ quan pháp luật cần phải vào cuộc để điều tra quy trình "rút ruột" đó. Điều hiển nhiên, trách nhiệm về chất lượng sữa là của doanh nghiệp. Cơ sở được cấp giấy chứng nhận kiểm nghiệm chất lượng thì phải có trách nhiệm với chất lượng hàng hóa. Thế nhưng, khi nhà sản xuất không giữ chữ tín, không có trách nhiệm với chất lượng hàng hoá thì cơ quan pháp luật không thể đứng ngoài cuộc. Như vậy, chẳng có lý do gì để cơ quan chức năng tha bổng cho hành vi "rút ruột" sữa của nhà sản xuất. Trong vụ việc này, Bộ Y tế cũng phải liên đới chịu trách nhiệm.
SOURCE: BÁO ĐỜI SỐNG VÀ PHÁP LUẬT - VŨ THU THÊM
LUẬT BẮC VIỆT ( BVL LAWFIFM)
"HÃY NÓI VỚI LUẬT SƯ ĐIỀU BẠN CẦN"
-------------------------------------------
Liên hệ với Luật sư :
P: 0938188889 - 0913753918
M: ceo@bacvietluat.vn – lawyer.@bacvietluat.vn
|
Bình luận
Bình luận bằng Facebook