Quan hệ chăn gối của vợ chồng được luật hóa
Người vợ bị ép phải "chiều" chồng trong quan hệ "chăn gối" có quyền nhờ chính quyền hoặc các cơ quan bảo vệ pháp luật can thiệp để bảo vệ. Đó là nội dung Luật phòng chống bạo lực gia đình được thông qua, ngày 21/11.
Luật phòng, chống bạo lực gia đình được Quốc hội thông qua với gần 90% đại biểu tán thành. Theo đó, bạo lực gia đình không chỉ là hành hạ, đánh đập mà còn cả việc gây áp lực tinh thần, làm tổn thương tâm lý cho người khác. Hành vi này bao gồm: lăng mạ, cố ý xúc phạm danh dự nhân phẩm; cưỡng ép quan hệ tình dục hay cố tình cô lập, xua đuổi; ngăn cản không cho thực hiện các quyền trong quan hệ với những người thân trong gia đình...
Việc cưỡng ép kết hôn, ly hôn; hay kiểm soát thu nhập các thành viên trong gia đình nhằm tạo nhằm tạo ra tình trạng phụ thuộc về tài chính cũng bị luật nghiêm cấm. Phạm vi điều chỉnh của luật này mở rộng ra cả những đôi nam nữ không đăng ký kết hôn nhưng chung sống với nhau như vợ chồng.
Nạn nhân bị bạo lực gia đình có quyền yêu cầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền can thiệp để bảo vệ quyền lợi cho mình. Họ sau đó còn được bố trí nơi tạm lánh, và địa điểm này được giữ bí mật. Thậm chí, tòa án có quyền ra quyết định cấm người có hành vi bạo lực không được tiếp xúc với nạn nhân khi thấy việc này là cần thiết hoặc nạn nhân có đơn yêu cầu.
Bạo lực gia đình là hành vi cố ý của thành viên gia đình gây tổn hại hoặc có khả năng gây tổn hại về thể chất, tinh thần, kinh tế đối với thành viên khác trong gia đình.
Khi gia đình có việc tang lễ, cưới hỏi hoặc các trường hợp đặc biệt khác cần phải tiếp xúc thì người có hành vi bạo lực gia đình phải báo cáo với người đứng đầu cộng đồng dân cư nơi cư trú của nạn nhân. Trình tự giải quyết được thực hiện tương tự quy định của pháp luật tố tụng dân sự về các biện pháp khẩn cấp tạm thời.
Theo quy định của luật, cơ quan công an, tòa án, viện kiểm sát phải chủ động phòng ngừa, kịp thời phát hiện, ngăn chặn và xử lý các vi phạm pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình.
Người vi phạm tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý vi phạm hành chính, xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật. Trường hợp là cán bộ công chức thì bị thông báo hành vi cho người đứng đầu cơ quan để giáo dục.
Cũng trong sáng 21/11, Quốc hội còn thông qua luật Luật phòng, chống bệnh truyền nhiễm với gần 90% đại biểu tán thành. Luật này cùng với Luật phòng, chống bạo lực gia đình sẽ có hiệu lực từ ngày 1/7/2008.
Tiếp đó, Quốc hội đã cho ý kiến và biểu quyết thông qua Nghị quyết về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh nhiệm kỳ Quốc hội khóa XII và năm 2008 với 128 dự án luật, pháp lệnh. Trong đó, 93 dự án thuộc chương trình chính thức và 35 dự án luật thuộc chương trình chuẩn bị…
Chiều nay, kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XII kết thúc sau hơn 20 ngay làm việc.
Anh Thư
Luật phòng, chống bạo lực gia đình được Quốc hội thông qua với gần 90% đại biểu tán thành. Theo đó, bạo lực gia đình không chỉ là hành hạ, đánh đập mà còn cả việc gây áp lực tinh thần, làm tổn thương tâm lý cho người khác. Hành vi này bao gồm: lăng mạ, cố ý xúc phạm danh dự nhân phẩm; cưỡng ép quan hệ tình dục hay cố tình cô lập, xua đuổi; ngăn cản không cho thực hiện các quyền trong quan hệ với những người thân trong gia đình...
Việc cưỡng ép kết hôn, ly hôn; hay kiểm soát thu nhập các thành viên trong gia đình nhằm tạo nhằm tạo ra tình trạng phụ thuộc về tài chính cũng bị luật nghiêm cấm. Phạm vi điều chỉnh của luật này mở rộng ra cả những đôi nam nữ không đăng ký kết hôn nhưng chung sống với nhau như vợ chồng.
Nạn nhân bị bạo lực gia đình có quyền yêu cầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền can thiệp để bảo vệ quyền lợi cho mình. Họ sau đó còn được bố trí nơi tạm lánh, và địa điểm này được giữ bí mật. Thậm chí, tòa án có quyền ra quyết định cấm người có hành vi bạo lực không được tiếp xúc với nạn nhân khi thấy việc này là cần thiết hoặc nạn nhân có đơn yêu cầu.
Bạo lực gia đình là hành vi cố ý của thành viên gia đình gây tổn hại hoặc có khả năng gây tổn hại về thể chất, tinh thần, kinh tế đối với thành viên khác trong gia đình.
Khi gia đình có việc tang lễ, cưới hỏi hoặc các trường hợp đặc biệt khác cần phải tiếp xúc thì người có hành vi bạo lực gia đình phải báo cáo với người đứng đầu cộng đồng dân cư nơi cư trú của nạn nhân. Trình tự giải quyết được thực hiện tương tự quy định của pháp luật tố tụng dân sự về các biện pháp khẩn cấp tạm thời.
Theo quy định của luật, cơ quan công an, tòa án, viện kiểm sát phải chủ động phòng ngừa, kịp thời phát hiện, ngăn chặn và xử lý các vi phạm pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình.
Người vi phạm tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý vi phạm hành chính, xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật. Trường hợp là cán bộ công chức thì bị thông báo hành vi cho người đứng đầu cơ quan để giáo dục.
Cũng trong sáng 21/11, Quốc hội còn thông qua luật Luật phòng, chống bệnh truyền nhiễm với gần 90% đại biểu tán thành. Luật này cùng với Luật phòng, chống bạo lực gia đình sẽ có hiệu lực từ ngày 1/7/2008.
Tiếp đó, Quốc hội đã cho ý kiến và biểu quyết thông qua Nghị quyết về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh nhiệm kỳ Quốc hội khóa XII và năm 2008 với 128 dự án luật, pháp lệnh. Trong đó, 93 dự án thuộc chương trình chính thức và 35 dự án luật thuộc chương trình chuẩn bị…
Chiều nay, kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XII kết thúc sau hơn 20 ngay làm việc.
Anh Thư
LUẬT BẮC VIỆT ( BVL LAWFIFM)
"HÃY NÓI VỚI LUẬT SƯ ĐIỀU BẠN CẦN"
-------------------------------------------
Liên hệ với Luật sư :
P: 0938188889 - 0913753918
M: ceo@bacvietluat.vn – lawyer.@bacvietluat.vn
|
Bình luận
Bình luận bằng Facebook