Luật dân sự trong hệ thống luật công - Luật tư
Tìm hiểu vị trí của luật dân sự trong hệ thống pháp luật là hết sức quan trọng. Xác định một cách đúng đắn vị trí của luật dân sự trong toàn bộ hệ thống pháp luật dân sự giúp chúng ta giải quyết một cách triệt để một số vấn đề lý luận tác động trực tiếp tới hiệu quả điều chỉnh của các quy phạm pháp luật trong luật dân sự.
Thực tiễn thi hành Bộ luật dân sự năm 1995 trước đây đã cho thấy: do chưa có một quy định nào xác định, vị trí bai trò của Bộ luật dân sự trong hệ thống pháp luật nên đã tạo ra sự cô lập giữa các quy định của Bộ luật dân sự với các quy định trong lĩnh vực pháp luật khác có liên quan như kinh tế và thương mại. Vấn đề này là một trong những nguyên nhân chủ yếu tạo ra tình trạng thiếu thống nhất trong việc áp dụng pháp luật, tình trạng tranh chấp về thẩm quyền trong việc giải quyết các tranh chấp phát sinh trong các lĩnh vực pháp luật khác nhau.
Trong bài viết này, tác giả xin được đề cập tới một số khía cạnh lý luận của việc phân biệt hệ thống Luật công và Luật tư dưới góc độ như là hệ thống pháp luật “tập quyền” và “phân quyền”, tìm hiểu những yếu tố mang tính ước lệ trong các tiêu chí phân biệt hai hệ thống pháp luật này, phân tích những mặt mạnh và yếu điểm của hai hệ thống, trên cơ sở đó góp phần hình thành những nhận thức đúng đắn về vai trò của luật dân sự trong hệ thống pháp luật.
Thuật ngữ “luật dân sự” hay “luật tư” từ thủa xa xưa đã không xa lạ gì với các nhà nghiên cứu pháp luật. Những luật gia La Mã cổ đại đã đưa ra thuật ngữ này và phân chia toàn bộ hệ thống pháp luật thành hai lĩnh vực: lĩnh vực Luật công (jus publicum) và lĩnh vực Luật tư hay Luật dân sự (jus privatum hay jus civile). Iupian đưa ra nhận định: đối tượng nghiên cứu của chúng ta bao gồm hai phần: Luật công và Luật tư; luật công là những gì liên quan đến địa vị Nhà nước La Mã, Luật tư là luật liên quan tới quyền lợi của từng cá nhân riêng biệt. Như vậy, Iupian đã nhìn thấy tiêu chí phân biệt hai lĩnh vực này chính là sự khác biệt giữa các nhóm lợi được điều chỉnh . Từ đó đến nay sự phân chia này đã thực sự trở thành yếu tố không thể tách rời của khoa học pháp lý và là cơ sở cốt yếu cho việc phân định các hiện tượng pháp lý cả về lý luận và thực tiễn.
Thực tiễn thi hành Bộ luật dân sự năm 1995 trước đây đã cho thấy: do chưa có một quy định nào xác định, vị trí bai trò của Bộ luật dân sự trong hệ thống pháp luật nên đã tạo ra sự cô lập giữa các quy định của Bộ luật dân sự với các quy định trong lĩnh vực pháp luật khác có liên quan như kinh tế và thương mại. Vấn đề này là một trong những nguyên nhân chủ yếu tạo ra tình trạng thiếu thống nhất trong việc áp dụng pháp luật, tình trạng tranh chấp về thẩm quyền trong việc giải quyết các tranh chấp phát sinh trong các lĩnh vực pháp luật khác nhau.
Trong bài viết này, tác giả xin được đề cập tới một số khía cạnh lý luận của việc phân biệt hệ thống Luật công và Luật tư dưới góc độ như là hệ thống pháp luật “tập quyền” và “phân quyền”, tìm hiểu những yếu tố mang tính ước lệ trong các tiêu chí phân biệt hai hệ thống pháp luật này, phân tích những mặt mạnh và yếu điểm của hai hệ thống, trên cơ sở đó góp phần hình thành những nhận thức đúng đắn về vai trò của luật dân sự trong hệ thống pháp luật.
Thuật ngữ “luật dân sự” hay “luật tư” từ thủa xa xưa đã không xa lạ gì với các nhà nghiên cứu pháp luật. Những luật gia La Mã cổ đại đã đưa ra thuật ngữ này và phân chia toàn bộ hệ thống pháp luật thành hai lĩnh vực: lĩnh vực Luật công (jus publicum) và lĩnh vực Luật tư hay Luật dân sự (jus privatum hay jus civile). Iupian đưa ra nhận định: đối tượng nghiên cứu của chúng ta bao gồm hai phần: Luật công và Luật tư; luật công là những gì liên quan đến địa vị Nhà nước La Mã, Luật tư là luật liên quan tới quyền lợi của từng cá nhân riêng biệt. Như vậy, Iupian đã nhìn thấy tiêu chí phân biệt hai lĩnh vực này chính là sự khác biệt giữa các nhóm lợi được điều chỉnh . Từ đó đến nay sự phân chia này đã thực sự trở thành yếu tố không thể tách rời của khoa học pháp lý và là cơ sở cốt yếu cho việc phân định các hiện tượng pháp lý cả về lý luận và thực tiễn.
LUẬT BẮC VIỆT ( BVL LAWFIFM)
"HÃY NÓI VỚI LUẬT SƯ ĐIỀU BẠN CẦN"
-------------------------------------------
Liên hệ với Luật sư :
P: 0938188889 - 0913753918
M: ceo@bacvietluat.vn – lawyer.@bacvietluat.vn
|
Bình luận
Bình luận bằng Facebook