/ / / /

Đặt tên DN tiếng Anh: Mỗi nơi một kiểu


Đặt tên DN tiếng Anh: Mỗi nơi một kiểu



Nghị định 43/2010 đã mở ra một hướng mới, cho phép DN đặt tên chính của DN bằng tiếng nước ngoài. Tuy nhiên gần đây, nhiều DN than phiền về việc Sở Kế hoạch và Đầu tư TP.HCM lại không cho đặt tên DN bằng tiếng nước ngoài.

 

“Kèm” không chỉ là “đứng sau”

Điều 13 Nghị định 43 quy định: “Tên DN phải viết được bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, có thể kèm theo các chữ cái F, J, Z, W, chữ số và ký hiệu, phát âm được”. Cụ thể hơn, Thông tư 14/2010 hướng dẫn bảng chữ cái sử dụng trong đặt tên DN gồm 33 chữ in hoa và 33 chữ in thường, gồm a, ă, â, b, c, d, đ… cho đến w, x, y, z.

Thế nhưng từng có DN xin đặt tên là LAWSOFT thì bị nhân viên đăng ký kinh doanh của Sở Kế hoạch và Đầu tư TP.HCM giải thích chữ W, chữ F khi dùng kèm thì phải đứng sau chứ không đứng giữa cái tên được!

Trong khi đó, Phòng Đăng ký kinh doanh (thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư) giải thích rằng Nghị định 43/2010 thay đổi quy định về tên DN so với quy định trước đây là nhằm mở ra hướng mới, hội nhập hơn, cho DN đặt tên tiếng nước ngoài. Đương nhiên, khó mà chấp nhận tên DN sử dụng hệ chữ tượng hình (chữ Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Ả Rập…), do đó mà giới hạn trong bảng chữ cái nói trên để DN có thể đặt tên bằng ngôn ngữ phổ biến là tiếng Anh. Hướng dẫn của Sở rằng chữ F, J, W, Z phải “đứng sau” là hướng dẫn sai, đã làm mất đi ý nghĩa tiến bộ của Nghị định 43. Nếu sửa đổi quy định mà chỉ để dùng bốn chữ cái này đằng sau cái tên thì tốn công sửa đổi quy định làm gì?

 



 

Tiếng Anh: Ngẩn tò te!

Luật DN 2005 quy định: “Tên DN phải viết được bằng tiếng Việt”. Tuy nhiên, không có văn bản nào hướng dẫn “viết được bằng tiếng Việt” là như thế nào. Theo cách hiểu trước đây của nhiều người thì “viết được bằng tiếng Việt” là tên DN phải có trong từ điển tiếng Việt, phải có nghĩa. Tuy nhiên, cách hiểu này không còn phù hợp nữa. Hơn nữa, Nghị định 43 đã hướng dẫn tên DN phải “viết được bằng các chữ cái…” chứ không còn ràng buộc “viết được bằng tiếng Việt” nữa. Thực tế việc đăng ký kinh doanh cho thấy có rất nhiều DN đã được cấp phép với cái tên không có trong từ điển tiếng Việt và không có nghĩa trong tiếng Việt, ví dụ tên “Ha Fa”, “Công ty Địa ốc Fico”, “Vifico”, “Co Lo Ry”…

Đặc biệt, cũng không có văn bản hướng dẫn nào nói rằng không được dùng từ, cụm từ tiếng Anh để đặt tên DN. Thế nhưng cái tên LAWSOFT nói trên còn bị Sở từ chối với lý do đây là cụm từ tiếng Anh (law nghĩa là luật, soft nghĩa là phần mềm).

 

Cần thay đổi tư duy

Nghị định 43 cho phép dùng chữ cái F, J, W, Z nhưng cách hiểu không được đặt tên bằng tiếng Anh đã gây ra nhiều phiền lụy. Có những DN phải “lách” khi đặt tên để có cái tên “phát âm” đẹp. Ví dụ, thay vì đặt Media (nghĩa tiếng Anh là truyền thông) thì viết thành Me Di A; thay vì Jolly (nghĩa tiếng Anh là vui nhộn) thì phải viết thành J O L L Y, có khoảng cách giữa các chữ cái…

Trung bình mỗi ngày có khoảng 150 hồ sơ đăng ký thành lập DN tại TP.HCM. Tuy nhiên, tra cứu thông tin về DN thành lập từ ngày 1-6-2010 (ngày Nghị định 43/2010 có hiệu lực) đến ngày 15-10-2010 tại Sở Kế hoạch và Đầu tư TP.HCM, có rất ít DN sử dụng F, J, W, Z trong tên.

Cụ thể, chỉ có 17 DN sử dụng chữ F trong tên như ACOF, RUBIFY, FCOM, AFI, FFC…; 10 DN có dùng chữ J như J O L L Y, KNJ, Juno, JAD…; sáu DN dùng chữ W như Dewell, Sunway, K N O W L I C I T Y,… và năm DN dùng chữ Z như AZ, Ô Zôn, Z.I.M…

Những cái tên này tuy có F, J, W, Z nhưng đều không phải là từ hay cụm từ tiếng Anh.

Thực tế trên cho thấy những mong muốn cải cách mà Nghị định 43 đưa ra có vẻ đã không thể thành hiện thực. Cần có những hướng dẫn rõ ràng hơn để DN được thuận lợi trong việc đặt tên DN đúng với tinh thần của Nghị định 43.







DN có quyền đổi tên

Việc đặt tên theo Nghị định 43 không chỉ áp dụng cho các DN mới thành lập mà còn áp dụng cho các DN đã thành lập trước ngày 1-6-2010 (ngày Nghị định 43 có hiệu lực). Các DN đã thành lập trước đây có quyền đổi tên DN và đặt tên mới.

Có thể khiếu nại, nhưng khó!

Khi bị từ chối tên, DN có thể khiếu nại. Tuy nhiên, điều gây nản lòng DN nhất là quy định của chính Nghị định 43 cho phép “cơ quan đăng ký kinh doanh có quyền chấp thuận hoặc từ chối tên dự kiến đăng ký của DN theo đúng quy định của pháp luật và quyết định của cơ quan đăng ký kinh doanh là quyết định cuối cùng”.


 




Theo Pháp luật TPHCM


 

 
LUẬT BẮC VIỆT ( BVL LAWFIFM) 
"HÃY NÓI VỚI LUẬT SƯ ĐIỀU BẠN CẦN"
------------------------------------------- 
Liên hệ với Luật sư : 
P: 0938188889 - 0913753918
M: ceo@bacvietluat.vn – lawyer.@bacvietluat.vn
W: www.sanduan.vn - www.bacvietluat.vn - www.tuvanluat.com.vn - www.bantinphapluat.com 


Bình luận

Chưa có bình luận cho bài viết này.

Gửi bình luận

Bạn cần Đăng nhập để viết bình luận bằng tài khoản cá nhân.

Bình luận bằng Facebook

Được thành lập bởi đội ngũ Luật sư thành đạt trong các môi trường lớn là các văn phòng luật sư trong nước và văn phòng luật sư nước ngoài tại Việt Nam.
Đ/c: Lô 23, Tổ 26, Ngõ 1, Nguyễn thị Định, Trung Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội.
Email: ceo@bacvietluat.vn
Hotline: 0938188889 - 0168.769.6666

Đăng ký nhận tin

Nhập email để là người đâu tiên nhận được những tin tức mới nhất từ Bắc Việt Luật. Chúng tôi cam kết bảo đảm quyền riêng tư cho email của bạn.

Hỗ trợ trực tuyến