Rò rỉ đường dân diện công cộng gây chết người : Trách nhiệm pháp lý liệu đã đủ thỏa đáng
Thêm một vụ rò rỉ đường dây điện công cộng làm chết người. Lần này, lỗi tác nghiệp đã được khẳng định, một quan chức ngành điện phụ trách địa bàn nơi xảy ra vụ việc đã bị đình chỉ chức vụ và một số cán bộ, nhân viên khác đang bị xem xét để làm rõ trách nhiệm.
Có vẻ như so với những lần tai nạn trước đây, lần này sự việc đang diễn ra phù hợp hơn với trông đợi của mọi người. Điều đó cho phép nghĩ rằng sức ép của xã hội, nhất là của các phương tiện truyền thông, đang phát huy được tác dụng tích cực, kích thích sự hữu hiệu hoá luật pháp như là một công cụ điều chỉnh ứng xử của con người, đặc biệt là của người nắm giữ chức vụ công.
Một khi sự cố, tai nạn, nói chung một sự việc đáng tiếc nào đó xảy ra và gây hậu quả xấu, thì cách giải quyết tốt nhất là áp dụng các biện pháp chế tài pháp lý đối với tác giả của sự việc và buộc người này phải khắc phục hậu quả. Thông thường, theo bản năng tự vệ để sinh tồn, người bị quy trách nhiệm về thiệt hại luôn tìm cách chối bỏ, rũ bỏ hoặc ít nhất làm giảm nhẹ trách nhiệm của mình. Đứng ở cực đối lập bên kia, xã hội, cụ thể là nhà chức trách, người bị thiệt hại và công luận luôn phải cố gắng làm thế nào để đặt “đương sự” ở trong tình trạng không thể chạy chối hoặc đùn đẩy trách nhiệm cho người khác mà phải chấp nhận để trách nhiệm được quy cho mình, một cách rành mạch, dứt khoát.
Tuy nhiên, liên quan đến vụ tai nạn vừa rồi, việc xác định và chế tài về mặt pháp lý những con người cụ thể ở những cương vị cụ thể chỉ giải toả được một phần nỗi bức xúc của xã hội. Đây không phải là lần đầu tiên một thiết bị công cộng bị khuyết tật và gây chết người trong quá trình vận hành. Mới cách nay không lâu, một học sinh lớp 8 cũng bị điện giật chết theo một “kịch bản” không khác mấy. Ai dám nói chắc và nói một cách thuyết phục rằng việc chế tài một số người trực tiếp liên quan trong vụ này sẽ có tác dụng bảo đảm hoặc ít nhất cũng sẽ giảm thiểu rủi ro xảy ra những chuyện tương tự trong tương lai?
Đáng lý ra, được phép chiếm lĩnh một phần không gian chung để lắp đặt các thiết bị phục vụ cho sự vận hành của mạng lưới cung ứng dịch vụ công cộng, ngành điện, cũng như bất kỳ ngành nào có chức năng xã hội tương tự, phải bảo đảm độ an toàn cao nhất của các thiết bị đó. Nếu không, hệ thống được lắp đặt sẽ trở thành một thứ bẫy rập, biến không gian chung thành một nơi đầy những hiểm nguy, đe doạ tiềm ẩn và không thể sống được.
Trong xã hội có tổ chức, bảo đảm sự vận hành an toàn của thiết bị công cộng không chỉ được coi là một cam kết pháp lý; nó còn là một cam kết đạo đức và là một phần nội dung của quy ước sống, quy ước phân công lao động đạt được giữa người sở hữu thiết bị đó và cộng đồng. Tiện nghi vật chất, theo cả nghĩa đen và nghĩa bóng của từ ngữ, phải là cái mang lại niềm vui, hạnh phúc trong sự thụ hưởng, chứ không phải điều bất hạnh, đau buồn.
Bởi vậy, một khi thiết bị vận hành tạo ra sự cố dẫn đến thiệt hại cho một người nào đó, thì cả việc áp dụng pháp luật một cách nghiêm minh để xử lý hậu quả vẫn chưa đủ. Còn phải tiến hành rà soát sâu rộng trong toàn hệ thống để xác định nguyên nhân tối hậu của sự việc. Chuyện đấu nhầm đầu dây đất, biến nó thành dây dẫn điện gây chết người có thể chỉ do sơ suất bất chợt, tình cờ của một nhân viên nào đó rất cá biệt; nhưng không loại trừ khả năng đó là hệ quả tất yếu của thói làm ăn gian dối, cẩu thả và thái độ vô trách nhiệm đang trở thành căn bệnh mãn tính phổ biến trong toàn ngành.
Nếu khả năng tồi tệ đó lại là sự thật, thì, để những chuyện đau lòng như vừa rồi không tái diễn, một cuộc đại phẫu là cần thiết.
SOURCE: BÁO SÀI GÒN TIẾP THỊ - TS. NGUYỄN NGỌC ĐIỆN
Có vẻ như so với những lần tai nạn trước đây, lần này sự việc đang diễn ra phù hợp hơn với trông đợi của mọi người. Điều đó cho phép nghĩ rằng sức ép của xã hội, nhất là của các phương tiện truyền thông, đang phát huy được tác dụng tích cực, kích thích sự hữu hiệu hoá luật pháp như là một công cụ điều chỉnh ứng xử của con người, đặc biệt là của người nắm giữ chức vụ công.
Một khi sự cố, tai nạn, nói chung một sự việc đáng tiếc nào đó xảy ra và gây hậu quả xấu, thì cách giải quyết tốt nhất là áp dụng các biện pháp chế tài pháp lý đối với tác giả của sự việc và buộc người này phải khắc phục hậu quả. Thông thường, theo bản năng tự vệ để sinh tồn, người bị quy trách nhiệm về thiệt hại luôn tìm cách chối bỏ, rũ bỏ hoặc ít nhất làm giảm nhẹ trách nhiệm của mình. Đứng ở cực đối lập bên kia, xã hội, cụ thể là nhà chức trách, người bị thiệt hại và công luận luôn phải cố gắng làm thế nào để đặt “đương sự” ở trong tình trạng không thể chạy chối hoặc đùn đẩy trách nhiệm cho người khác mà phải chấp nhận để trách nhiệm được quy cho mình, một cách rành mạch, dứt khoát.
Tuy nhiên, liên quan đến vụ tai nạn vừa rồi, việc xác định và chế tài về mặt pháp lý những con người cụ thể ở những cương vị cụ thể chỉ giải toả được một phần nỗi bức xúc của xã hội. Đây không phải là lần đầu tiên một thiết bị công cộng bị khuyết tật và gây chết người trong quá trình vận hành. Mới cách nay không lâu, một học sinh lớp 8 cũng bị điện giật chết theo một “kịch bản” không khác mấy. Ai dám nói chắc và nói một cách thuyết phục rằng việc chế tài một số người trực tiếp liên quan trong vụ này sẽ có tác dụng bảo đảm hoặc ít nhất cũng sẽ giảm thiểu rủi ro xảy ra những chuyện tương tự trong tương lai?
Đáng lý ra, được phép chiếm lĩnh một phần không gian chung để lắp đặt các thiết bị phục vụ cho sự vận hành của mạng lưới cung ứng dịch vụ công cộng, ngành điện, cũng như bất kỳ ngành nào có chức năng xã hội tương tự, phải bảo đảm độ an toàn cao nhất của các thiết bị đó. Nếu không, hệ thống được lắp đặt sẽ trở thành một thứ bẫy rập, biến không gian chung thành một nơi đầy những hiểm nguy, đe doạ tiềm ẩn và không thể sống được.
Trong xã hội có tổ chức, bảo đảm sự vận hành an toàn của thiết bị công cộng không chỉ được coi là một cam kết pháp lý; nó còn là một cam kết đạo đức và là một phần nội dung của quy ước sống, quy ước phân công lao động đạt được giữa người sở hữu thiết bị đó và cộng đồng. Tiện nghi vật chất, theo cả nghĩa đen và nghĩa bóng của từ ngữ, phải là cái mang lại niềm vui, hạnh phúc trong sự thụ hưởng, chứ không phải điều bất hạnh, đau buồn.
Bởi vậy, một khi thiết bị vận hành tạo ra sự cố dẫn đến thiệt hại cho một người nào đó, thì cả việc áp dụng pháp luật một cách nghiêm minh để xử lý hậu quả vẫn chưa đủ. Còn phải tiến hành rà soát sâu rộng trong toàn hệ thống để xác định nguyên nhân tối hậu của sự việc. Chuyện đấu nhầm đầu dây đất, biến nó thành dây dẫn điện gây chết người có thể chỉ do sơ suất bất chợt, tình cờ của một nhân viên nào đó rất cá biệt; nhưng không loại trừ khả năng đó là hệ quả tất yếu của thói làm ăn gian dối, cẩu thả và thái độ vô trách nhiệm đang trở thành căn bệnh mãn tính phổ biến trong toàn ngành.
Nếu khả năng tồi tệ đó lại là sự thật, thì, để những chuyện đau lòng như vừa rồi không tái diễn, một cuộc đại phẫu là cần thiết.
SOURCE: BÁO SÀI GÒN TIẾP THỊ - TS. NGUYỄN NGỌC ĐIỆN
LUẬT BẮC VIỆT ( BVL LAWFIFM)
"HÃY NÓI VỚI LUẬT SƯ ĐIỀU BẠN CẦN"
-------------------------------------------
Liên hệ với Luật sư :
P: 0938188889 - 0913753918
M: ceo@bacvietluat.vn – lawyer.@bacvietluat.vn
|
Bình luận
Bình luận bằng Facebook