Vụ lật kèo "mua bán" Giải ngôi sao điện ảnh triển vọng 2010: Có dấu hiệu lừa đảo
Trên số báo ngày 26-6, Pháp Luật TP.HCM có đề cập đến việc lùm xùm mua bán sau cuộc thi “Ngôi sao điện ảnh triển vọng 2010”. Thí sinh Vũ Lâm khiếu nại ông Thanh Quỳnh - Giám đốc Công ty Siêu Nhân Việt, thành viên ban tổ chức - đã bán giải nhất cuộc thi và cô đã trả tiền nhưng ông lật kèo.
Ông Thanh Quỳnh phân trần đó là chi phí đào tạo để dự thi. Vấn đề đặt ra là vì sao sau khi đưa tiền, Vũ Lâm không phải thi sơ khảo mà được vào thẳng vòng bán kết. Số tiền 180 triệu đồng ông Thanh Quỳnh đã nhận có tác động tới giải thưởng cuộc thi hay không và có ý nghĩa pháp lý ra sao.
Biết không minh bạch nhưng chưa bắt tận tay
Trao đổi với Pháp Luật TP.HCM, diễn viên Quyền Linh, Phó Chủ tịch thường trực Hội Điện ảnh TP.HCM, cho rằng một thành viên ban tổ chức cuộc thi nhận tiền dù là để đào tạo thí sinh vẫn là việc làm sai. “Anh là thành viên ban tổ chức, không thể vừa dạy thí sinh vừa tổ chức cuộc thi, “vừa đá bóng vừa thổi còi”!” - diễn viên Quyền Linh nhấn mạnh.
Theo anh, đây là bài học lớn và là nỗi buồn cho Hội Điện ảnh TP.HCM. Việc xã hội hóa một chương trình cũng phải xem xét kỹ càng đối tác, dù hội không có tiền nhưng chọn lựa đối tác cũng phải xứng tầm.
NSND Thế Anh, Chủ tịch Hội đồng giám khảo cuộc thi, chia sẻ: “Cuộc thi có nhiều lấn cấn. Ngay giám khảo cũng phải chịu cảnh “sự đã rồi”…”.
Sau đêm bán kết, ban giám khảo chấm 12 thí sinh lọt vào vòng chung kết. Nhưng 30 phút trước khi mở màn đêm chung kết, ban tổ chức đưa danh sách là 18 thí sinh. “Ban giám khảo phản đối kịch liệt và nói sẽ bỏ về nếu không rõ ràng. Thành viên ban tổ chức đã phân trần rằng sáu thí sinh lọt vào sau là chiếu cố điểm này, đặc cách điểm kia… Ngay lúc đó tôi đã nghĩ có gì đó không minh bạch nhưng không bắt được tay day được cánh, chúng tôi chịu” - NSND Thế Anh kể.
Tiền chỉ mua phở, không thể mua nghệ thuật
Đêm chung kết xếp hạng là buổi thi vừa bán vé lấy tiền, vừa truyền hình trực tiếp, ban giám khảo sau khi chấm điểm hoàn toàn không có thời gian để thảo luận về giải của thí sinh. “Với những cuộc thi từ trước đến nay tôi tham gia chấm thì sau khi có điểm của ban giám khảo và chọn thí sinh nhất, nhì, ba…, các thành viên ban giám khảo sẽ có quãng thời gian ngồi lại để cùng xem xét lần cuối thí sinh này đạt giải nhất hợp lý không, thí sinh kia giải nhì được không…” - NSND Thế Anh chia sẻ.
Còn với cuộc thi này, sau khi chấm, ban giám khảo gửi bảng điểm về máy tính của Công ty Siêu Nhân Việt để nhập điểm và công bố ngay. Ban giám khảo không chắc chắn được độ chính xác khi nhập điểm vào máy, bởi chỉ chênh nhau 1 điểm từ giải nhất có thể xuống giải ba. “Khi công bố giải, các thành viên ban giám khảo cũng thấy lạ về kết quả cuộc thi”. NSND Thế Anh ví von: “Đồng tiền có thể mua phở nhưng không thể mua nghệ thuật”. Ông đề nghị việc đổi tiền lấy giải phải đưa ra pháp luật.
Liên quan đến tố cáo của Vũ Lâm, ông Võ Trọng Nam, Trưởng phòng Quản lý nghệ thuật - Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch TP.HCM, đơn vị cấp phép tổ chức cuộc thi, cho biết Sở đang soạn văn bản yêu cầu Hội Điện ảnh TP.HCM giải trình vụ việc và hướng giải quyết sắp tới.
Vào chiều 26-6, Vũ Lâm đến tòa soạn báo Pháp Luật TP.HCM cho biết: Khoảng 18 giờ ngày 25-6, ngay trước căn hộ ở tầng 11 chung cư Vạn Đô (quận 4, TP.HCM), Vũ Lâm đã bất ngờ bị một nhóm người đánh vào mặt và hăm dọa “nếu tiếp tục thông tin vụ việc với báo chí sẽ không yên”. Ngay khi bị đánh, cô đã choáng và té nên không thấy được nhóm người đã đánh mình. NAMTHANH
------------------------------------
Có dấu hiệu lừa đảo chiếm đoạt tài sản
Việc đạo diễn Thanh Quỳnh nhận 180 triệu đồng của thí sinh Vũ Lâm không phải là hành vi hứa thưởng vì ông Thanh Quỳnh không có khả năng để “thưởng” (các giải thưởng cuộc thi) cho Vũ Lâm. Thực tế cho thấy Vũ Lâm đã không đoạt được giải thưởng theo lời hứa của ông Quỳnh. Tuy nhiên, ông Quỳnh đã có dấu hiệu “đón gió”, lừa dối (bằng cách hứa hẹn giải thưởng) để lấy tiền của thí sinh Vũ Lâm. Rõ ràng lỡ đâu mà Vũ Lâm đoạt giải thì xem như ông Quỳnh đã ăn may, có được hàng trăm triệu đồng mà chẳng hề làm gì. Việc ông ta nói đã lo ăn uống, quần áo, đào tạo… chỉ là những động tác phụ, thêm bớt màu mè mà thôi. Xét về mặt quy chế của cuộc thi, các hành vi nhận tiền, hứa hẹn và cả việc hỗ trợ Vũ Lâm của ông Quỳnh đều sai.
Nếu xem xét về pháp luật hình sự thì hành vi nhận tiền có dấu hiệu tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản. (Không xem xét về tội hối lộ vì chủ thể của tội này là người có chức vụ.)
Ngược lại, hành vi thí sinh đưa tiền mua giải thưởng cũng rất đáng phê phán. Cũng may là ông Thanh Quỳnh không phải là người có chức vụ, có thẩm quyền quyết định tại cuộc thi. Nếu không, thí sinh này rất có thể sẽ bị xem xét trách nhiệm hình sự về hành vi đưa hối lộ (dù là bị đòi hỏi).
Xét về mặt dân sự, Vũ Lâm có quyền đòi lại số tiền đã đưa (sau khi trừ đi các khoản chi phí thực tế mà cô đã sử dụng trong cuộc thi). Trong sự việc này, Vũ Lâm là nạn nhân nhưng cô đã đứng ngay sát lằn ranh của sự phạm pháp, thậm chí ở mức độ nghiêm trọng. Thật may mắn cho cô và cũng là bài học chung cho nhiều người khác.
Luật sư TRẦN HỒNG PHONG, Công ty Luật hợp danh Ecolaw (TP.HCM)
---------------------------
Phí đào tạo phải có hợp đồng
Thành viên ban tổ chức có hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Bởi nếu nhận tiền để đào tạo thì về hình thức phải có hợp đồng, biên nhận thu tiền của công ty, đơn vị đào tạo và thực tế phải có đào tạo. Nhưng ở đây hai yếu tố đó đều không có.
Từ những trả lời của thành viên ban tổ chức nhận xét về thí sinh: “Thấy có sắc vóc”, “nhận ra ưu, khuyết điểm của Vũ Lâm”… Đây có thể xem là lời hứa để chiếm đoạt tài sản. Nếu thành viên ban tổ chức này có khả năng, quyền hạn tác động đến giải, đến ban giám khảo thì còn có thể có dấu hiệu của những tội khác.
(Một luật sư giấu tên)
Ông Thanh Quỳnh phân trần đó là chi phí đào tạo để dự thi. Vấn đề đặt ra là vì sao sau khi đưa tiền, Vũ Lâm không phải thi sơ khảo mà được vào thẳng vòng bán kết. Số tiền 180 triệu đồng ông Thanh Quỳnh đã nhận có tác động tới giải thưởng cuộc thi hay không và có ý nghĩa pháp lý ra sao.
Biết không minh bạch nhưng chưa bắt tận tay
Trao đổi với Pháp Luật TP.HCM, diễn viên Quyền Linh, Phó Chủ tịch thường trực Hội Điện ảnh TP.HCM, cho rằng một thành viên ban tổ chức cuộc thi nhận tiền dù là để đào tạo thí sinh vẫn là việc làm sai. “Anh là thành viên ban tổ chức, không thể vừa dạy thí sinh vừa tổ chức cuộc thi, “vừa đá bóng vừa thổi còi”!” - diễn viên Quyền Linh nhấn mạnh.
Theo anh, đây là bài học lớn và là nỗi buồn cho Hội Điện ảnh TP.HCM. Việc xã hội hóa một chương trình cũng phải xem xét kỹ càng đối tác, dù hội không có tiền nhưng chọn lựa đối tác cũng phải xứng tầm.
NSND Thế Anh, Chủ tịch Hội đồng giám khảo cuộc thi, chia sẻ: “Cuộc thi có nhiều lấn cấn. Ngay giám khảo cũng phải chịu cảnh “sự đã rồi”…”.
Sau đêm bán kết, ban giám khảo chấm 12 thí sinh lọt vào vòng chung kết. Nhưng 30 phút trước khi mở màn đêm chung kết, ban tổ chức đưa danh sách là 18 thí sinh. “Ban giám khảo phản đối kịch liệt và nói sẽ bỏ về nếu không rõ ràng. Thành viên ban tổ chức đã phân trần rằng sáu thí sinh lọt vào sau là chiếu cố điểm này, đặc cách điểm kia… Ngay lúc đó tôi đã nghĩ có gì đó không minh bạch nhưng không bắt được tay day được cánh, chúng tôi chịu” - NSND Thế Anh kể.
Tiền chỉ mua phở, không thể mua nghệ thuật
Đêm chung kết xếp hạng là buổi thi vừa bán vé lấy tiền, vừa truyền hình trực tiếp, ban giám khảo sau khi chấm điểm hoàn toàn không có thời gian để thảo luận về giải của thí sinh. “Với những cuộc thi từ trước đến nay tôi tham gia chấm thì sau khi có điểm của ban giám khảo và chọn thí sinh nhất, nhì, ba…, các thành viên ban giám khảo sẽ có quãng thời gian ngồi lại để cùng xem xét lần cuối thí sinh này đạt giải nhất hợp lý không, thí sinh kia giải nhì được không…” - NSND Thế Anh chia sẻ.
Còn với cuộc thi này, sau khi chấm, ban giám khảo gửi bảng điểm về máy tính của Công ty Siêu Nhân Việt để nhập điểm và công bố ngay. Ban giám khảo không chắc chắn được độ chính xác khi nhập điểm vào máy, bởi chỉ chênh nhau 1 điểm từ giải nhất có thể xuống giải ba. “Khi công bố giải, các thành viên ban giám khảo cũng thấy lạ về kết quả cuộc thi”. NSND Thế Anh ví von: “Đồng tiền có thể mua phở nhưng không thể mua nghệ thuật”. Ông đề nghị việc đổi tiền lấy giải phải đưa ra pháp luật.
Liên quan đến tố cáo của Vũ Lâm, ông Võ Trọng Nam, Trưởng phòng Quản lý nghệ thuật - Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch TP.HCM, đơn vị cấp phép tổ chức cuộc thi, cho biết Sở đang soạn văn bản yêu cầu Hội Điện ảnh TP.HCM giải trình vụ việc và hướng giải quyết sắp tới.
Vào chiều 26-6, Vũ Lâm đến tòa soạn báo Pháp Luật TP.HCM cho biết: Khoảng 18 giờ ngày 25-6, ngay trước căn hộ ở tầng 11 chung cư Vạn Đô (quận 4, TP.HCM), Vũ Lâm đã bất ngờ bị một nhóm người đánh vào mặt và hăm dọa “nếu tiếp tục thông tin vụ việc với báo chí sẽ không yên”. Ngay khi bị đánh, cô đã choáng và té nên không thấy được nhóm người đã đánh mình. NAMTHANH
------------------------------------
Có dấu hiệu lừa đảo chiếm đoạt tài sản
Việc đạo diễn Thanh Quỳnh nhận 180 triệu đồng của thí sinh Vũ Lâm không phải là hành vi hứa thưởng vì ông Thanh Quỳnh không có khả năng để “thưởng” (các giải thưởng cuộc thi) cho Vũ Lâm. Thực tế cho thấy Vũ Lâm đã không đoạt được giải thưởng theo lời hứa của ông Quỳnh. Tuy nhiên, ông Quỳnh đã có dấu hiệu “đón gió”, lừa dối (bằng cách hứa hẹn giải thưởng) để lấy tiền của thí sinh Vũ Lâm. Rõ ràng lỡ đâu mà Vũ Lâm đoạt giải thì xem như ông Quỳnh đã ăn may, có được hàng trăm triệu đồng mà chẳng hề làm gì. Việc ông ta nói đã lo ăn uống, quần áo, đào tạo… chỉ là những động tác phụ, thêm bớt màu mè mà thôi. Xét về mặt quy chế của cuộc thi, các hành vi nhận tiền, hứa hẹn và cả việc hỗ trợ Vũ Lâm của ông Quỳnh đều sai.
Nếu xem xét về pháp luật hình sự thì hành vi nhận tiền có dấu hiệu tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản. (Không xem xét về tội hối lộ vì chủ thể của tội này là người có chức vụ.)
Ngược lại, hành vi thí sinh đưa tiền mua giải thưởng cũng rất đáng phê phán. Cũng may là ông Thanh Quỳnh không phải là người có chức vụ, có thẩm quyền quyết định tại cuộc thi. Nếu không, thí sinh này rất có thể sẽ bị xem xét trách nhiệm hình sự về hành vi đưa hối lộ (dù là bị đòi hỏi).
Xét về mặt dân sự, Vũ Lâm có quyền đòi lại số tiền đã đưa (sau khi trừ đi các khoản chi phí thực tế mà cô đã sử dụng trong cuộc thi). Trong sự việc này, Vũ Lâm là nạn nhân nhưng cô đã đứng ngay sát lằn ranh của sự phạm pháp, thậm chí ở mức độ nghiêm trọng. Thật may mắn cho cô và cũng là bài học chung cho nhiều người khác.
Luật sư TRẦN HỒNG PHONG, Công ty Luật hợp danh Ecolaw (TP.HCM)
---------------------------
Phí đào tạo phải có hợp đồng
Thành viên ban tổ chức có hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Bởi nếu nhận tiền để đào tạo thì về hình thức phải có hợp đồng, biên nhận thu tiền của công ty, đơn vị đào tạo và thực tế phải có đào tạo. Nhưng ở đây hai yếu tố đó đều không có.
Từ những trả lời của thành viên ban tổ chức nhận xét về thí sinh: “Thấy có sắc vóc”, “nhận ra ưu, khuyết điểm của Vũ Lâm”… Đây có thể xem là lời hứa để chiếm đoạt tài sản. Nếu thành viên ban tổ chức này có khả năng, quyền hạn tác động đến giải, đến ban giám khảo thì còn có thể có dấu hiệu của những tội khác.
(Một luật sư giấu tên)
LUẬT BẮC VIỆT ( BVL LAWFIFM)
"HÃY NÓI VỚI LUẬT SƯ ĐIỀU BẠN CẦN"
-------------------------------------------
Liên hệ với Luật sư :
P: 0938188889 - 0913753918
M: ceo@bacvietluat.vn – lawyer.@bacvietluat.vn
|
Bình luận
Bình luận bằng Facebook