/ / / /

Giải quyết vấn đề dân sự trong vụ án hình sự


Giải quyết vấn đề dân sự trong vụ án hình sự
Cơ sở pháp lý để thực hiện vấn đề này là Bộ luật tố tụng hình sự. Điều 28 Bộ luật tố tụng hình sự quy định giải quyết vấn đề dân sự trong vụ án hình sự như sau: Việc giải quyết vấn đề dân sự trong vụ án hình sự được tiến hành cùng với việc giải quyết vụ án hình sự.

Trong trường hợp vụ án hình sự phải giải quyết vấn đề bồi thường, bồi hoàn mà chưa có điều kiện chứng minh và không ảnh hưởng đến việc giải quyết vụ án hình sự thì có thể tách ra để giải quyết theo thủ tục tố tụng dân sự. Đây là điều luật mới, được bổ sung vào Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003.

Điều 42 Bộ luật hình sự quy định: Trả lại tài sản, sửa chữa hoặc bồi thường thiệt hại; buộc công khai xin lỗi.

1.Người phạm tội phải trả lại tài sản đã chiếm đoạt cho chủ sở hữu hoặc người quản lý hợp pháp, phải sửa chữa hoặc bồi thường thiệt hại vật chất đã được xác định do hành vi phạm tội gây ra.

2.Trong trường hợp phạm tội gây thiệt hại về tinh thần , Tòa án buộc người phạm tội phải bồi thường về vật chất, công khai xin lỗi người bị hại.

Ngoài ra khi giải quyết vụ án hình sự có vấn đề bồi thường, Tòa án còn phải áp dụng các quy định của Bộ luật dân sự để quyết định.

Trong phạm vi bài viết này chỉ đề cập đến việc thu thập các tài liệu chứng cứ để giải quyết dân sự trong các vụ án hình sự về tội “Vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ”. Phương tiện giao thông đường bộ bao gồm các phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, xe ô tô, máy kéo, xe mô tô 2 bánh, xe mô tô 3 bánh, xe gắn máy và các loại xe tương tự, kể cả xe cơ giới dùng cho người tàn tật. Các phương tiện giao thông cơ giới, xe ô tô, các loại xe có gắn động cơ, khi tham gia giao thông đều là những nguồn nguy hiểm cao độ. Khi giải quyết các vụ án “Vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ” do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra, việc giải quyết bồi thường còn áp dụng Điều 623 Bộ luật dân sự để quyết định. Điều 623 Bộ luật dân sự quy định: Bồi thường do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra:

1.Nguồn nguy hiểm cao độ bao gồm phương tiện giao thộng vận tải cơ giới, hệ thống tải điện, nhà máy công nghiệp đang hoạt động, vũ khí, chất nổ, chất cháy, chất độc, chất phóng xạ, thú dữ và các nguồn nguy hiểm cao độ khác do pháp luật quy định.

Chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ phải tuân thủ các quy định bảo quản, trông giữ, vận chuyển, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ theo đúng các quy định của pháp luật.

2.Chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểmcao độ gây ra; nếu chủ sở hữu đã giao cho người khác chiếm hữu, sử dụng thì những người này phải bồi thường, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

3.Chủ sở hữu, người được chủ sở hữu giao chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại cả khi không có lỗi, trừ các trường hợp sau đây:

a)Thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi cố ý của người bị thiệt hại

b)Thiệt hại xảy ra trong trường hợp bất khả kháng hoặc tình thế cấp thiết, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

4.Trong trường hợp nguồn nguy hiểm cao độ bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật thì người đang chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ trái pháp luật phải bồi thường thiệt hại.

Khi chủ sở hữu, người được chủ sở hữu giao chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ cũng có lỗi trong việc trong việc để nguồn nguy hiểm cao độ bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật thì phải liên đới bồi thường thiệt hại.

Căn cứ để xác định thiệt hại được quy định tại Điều 608 – thiệt hại do tài sản bị xâm phạm, Điều 609: thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm, Điều 610: thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm. Trong từng vụ án cụ thể, đối chiếu với quy định để xác định các khoản bồi thường. Có những chi phí đòi hỏi phải có hóa đơn , chứng từ và phải là chi phí hợp lý như việc bồi thường tài sản bị mất, bị hủy hoại; việc cứu chữa, bồi dưỡng, chăm sóc, phục hồi sức khỏe và chức năng bị mất, bị giảm sút người bị thiệt hại (hoặc trước khi người bị thiệt hại chết); chi phí hợp lý cho việc mai táng; thu nhập bị mất, bị giảm sút; chi phí cho người chăm sóc người bị thiệt hại…Có những chi phí điều luật quy định mức tối đa thì Tòa án sẽ ấn định mức tối đa hoặc mức trung bình (tổn thất tinh thần) hay tỷ lệ phần trăm so với mức tối đa. Hoặc mức cấp dưỡng đối với người mà người bị thiệt hại có trách nhiệm cấp dưỡng.

Như vậy, nếu người điều khiển nguồn nguy hiểm cao độ có hành vi vi phạm phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu họ không phải là chủ sở hữu của nguồn nguy hiểm cao độ thì chủ sở hữu hoặc người được giao chiếm hữu nguồn nguy hiểm cao độ phải được triệu tập tham gia tố tụng với tư cách là bị đơn dân sự. Việc triệu tập họ phải được bắt đầu thực hiện trong quá trình điều tra, truy tố thì đến giai đoạn xét xử, Tòa án mới có cơ sở xác định tư cách của người tham gia tố tụng đối với họ. Cơ quan điều tra phải thu thập các tài liệu xác định ai là chủ phương tiện; tài liệu chuyển giao việc sử dụng phương tiện giao thông đường bộ kèm các văn bản thỏa thuận việc bồi thường thiệt hại do phương tiện giao thông gây ra và các tài liệu liên quan khác nếu có. Trong thực tế, nhiều trường hợp Cơ quan điều tra không thu thập các tài liệu này kể cả việc triệu tập chủ phương tiện hoặc người được giao chiếm hữu, sử dụng phương tiện giao thông để ghi lời khai của họ về vấn đề bồi thường thiệt hại. Có trường hợp Tòa án trả hồ sơ để yêu cầu Cơ quan điều tra làm rõ về vấn đề thiệt hại khi xảy ra vụ tai nạn giao thông, những người thừa kế theo luật của người bị hại đã chết thì Viện Kiểm sát cho rằng trách nhiệm giải quyết dân sự thuộc về Tòa án nên khi xét xử Tòa án triệu tập họ tham gia phiên tòa để giải quyết luôn.

Ví dụ: Vụ Huỳnh Phi Đông là lái xe của Công ty TNHH Vận tải Á Mỹ, lái xe ô tô biển số 53LD-0826 để đi giao hàng. Xe ô tô do Công ty cho thuê tài chính quốc tế Việt Namđứng tên đăng ký. Sau khi gây ra tai nạn làm chết một người và bị thương 1 người, vấn đề bồi thường chưa được giải quyết xong. Công ty cho thuê tài chính quốc tế Việt Nam giới thiệu người đến Cơ quan Cảnh sát Điều tra để nhận xe về, Cơ quan Cảnh sát Điều tra đã trả xe ô tô cho Công ty cho thuê tài chính quốc tế Việt Nam. Trong hồ sơ chưa có tài liệu thể hiện việc bồi thường cũng như biên bản ghi lời khai người đại diện của hai công ty. Hồ sơ chỉ có các hóa đơn, chứng từ thể hiện việc ma chay táng phí và chi phí điều trị vết thương do phía bị hại cung cấp; ngoài ra cũng không tài liệu nào thể hiện người bị hại đã chết có bao nhiêu người thừa kế theo luật. Tòa án đã trả hồ sơ để yêu cầu điều tra làm rõ về phần này nhưng không được Viện kiểm sát chấp nhận với lý do các hóa đơn, chứng từ phía người bị hại đã cung cấp là căn cứ để Tòa án giải quyết phần dân sự. Trả hồ sơ lần hai, Tòa án đã chỉ rõ, Huỳnh Phi Đông là lái xe xủa Công ty TNHH Vận tải Á Mỹ điều khiển xe ô tô 53LD-0826 do Công ty nào điều động, vì sao xe của Công ty cho thuê tài chính quốc tế Việt Nam được Huỳnh Phi Đông là lái xe của Công ty Á Mỹ điều khiển, giữa hai Công ty có hợp đồng gì về việc sử dụng xe hay không, cần thu thập các tài liệu có liên quan; cần làm rõ về những người thừa kế của người bị hại để xác định đúng tư cách tham gia tố tụng của họ, trong trường hợp người chết có nhiều người thừa kế thì phải triệu tập để ghi ý kiến của họ về việc bồi thường; nếu chỉ có một người làm đại diện thì phải có giấy ủy quyền của những người khác. Thực hiện việc điều tra bổ sung lần hai, Cơ quan Cảnh sát Điều tra đã ghi lời khai của đại diện Công ty Á Mỹ; đại diện của công ty trình bày Công ty cho thuê tài chính quốc tế Việt Nam cho Công ty Á Mỹ mượn tiền mua xe và đứng tên đăng ký xe cho đến khi Công ty Á Mỹ trả hết tiền mua xe thì Công ty cho thuê tài chính quốc tế Việt Nam sẽ sang chuyển tên chủ phương tiện sang cho Công ty Á Mỹ. Công ty Á Mỹ sử dụng sử dụng xe, hai bên có thỏa thuận, trách nhiệm bồi thường thiệt hại do xe ô tô gây ra thuộc về Công ty Á Mỹ (chỉ là lời trình bày của đại diện công ty Á Mỹ, không có các tài liệu chứng minh về lời trình bày này. Riêng yêu cầu triệu tập những người thừa kế của người bị hại đã chết, Cơ quan cảnh sát điều tra không thực hiện và cho rằng thuộc trách nhiệm của Tòa án vì đây là lĩnh vực dân sự, quyền quyết định là của Tòa án.

Quan điểm của cơ quan Công an và Viện kiểm sát về vấn đề này là chưa thực hiện đúng với tinh thần “Việc giải quyết vấn đề dân sự trong vụ án hình sự được tiến hành cùng với việc giải quyết vụ án hình sự.” Bởi lẽ, để giải quyết trong cùng vụ án thì khi truy tố người có hành vi phạm tội, hồ sơ phải làm rõ vấn đề thiệt hại và xác định tư cách của những người tham gia tố tụng trong vụ án từ giai đoạn điều tra; họ phải được nghe giải thích về tư cách người tham gia tố tụng trong vụ án hình sự, về nguyên tắc bồi thường thiết hại theo quy định của Bộ luật dân sự là bồi thường toàn bộ; các thiệt hại được xem xét là thiệt hại do tài sản bị xâm hại; thiệt hại do tính mạng bị xâm hại, thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm để họ có thể đặt ra yêu cầu hoặc thỏa thuận về mức và hình thức, phương thức bồi thường vì quyền tự định đoạt của đương sự là quan trọng. Trong trường hợp đã được nghe giải thích về các khỏan được bồi thường theo quy định của pháp luật nhưng họ tự nguyện thỏa thuận ít hơn và không yêu cầu gì thì khi xét xử Tòa án sẽ ghi nhận; vì việc thỏa thuận giữa người bị hại (đại diện người bị hại) với người phải bồi thường trong quá trình điều tra, truy tố chỉ có giá trị xác định một sự việc, không có giá trị thi hành. Trong thực tế nhiều trường hợp các bên thỏa thuận trong quá trình điều tra, truy tố nhưng đến khi xét xử, người được bồi thường yêu cầu thêm và yêu cầu này phù hợp với quy định của pháp luật nhưng người phải bồi thường chưa được triệu tập tham gia tố tụng thì Tòa án không thể giải quyết được. Những vấn đề như trên đã nêu, Tòa án không thể điều tra (không có thẩm quyền) trước khi tiến hành phiên tòa xét xử vụ án hình sự mà việc xây dựng hồ sơ thuộc về trách nhiệm của cơ quan điều tra và truy tố; khi xét xử Tòa án cần thẩm tra các tài liệu, chứng cứ đã được thu thập qua các giai đọan tố tụng để quyết định trong bản án.

Vấn đề này, theo chúng tôi Liên ngành các cơ quan Trung ương có thẩm quyền cần có ý kiến chỉ đạo để việc thực hiện mang tính thống nhất.

SOURCE: CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ TÒA ÁN NHÂN DÂN TPHCM

 
LUẬT BẮC VIỆT ( BVL LAWFIFM) 
"HÃY NÓI VỚI LUẬT SƯ ĐIỀU BẠN CẦN"
------------------------------------------- 
Liên hệ với Luật sư : 
P: 0938188889 - 0913753918
M: ceo@bacvietluat.vn – lawyer.@bacvietluat.vn
W: www.sanduan.vn - www.bacvietluat.vn - www.tuvanluat.com.vn - www.bantinphapluat.com 


Bình luận

Chưa có bình luận cho bài viết này.

Gửi bình luận

Bạn cần Đăng nhập để viết bình luận bằng tài khoản cá nhân.

Bình luận bằng Facebook

Được thành lập bởi đội ngũ Luật sư thành đạt trong các môi trường lớn là các văn phòng luật sư trong nước và văn phòng luật sư nước ngoài tại Việt Nam.
Đ/c: Lô 23, Tổ 26, Ngõ 1, Nguyễn thị Định, Trung Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội.
Email: ceo@bacvietluat.vn
Hotline: 0938188889 - 0168.769.6666

Đăng ký nhận tin

Nhập email để là người đâu tiên nhận được những tin tức mới nhất từ Bắc Việt Luật. Chúng tôi cam kết bảo đảm quyền riêng tư cho email của bạn.

Hỗ trợ trực tuyến