Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra: Vụ rò điện làm học sinh thiệt mạng, phải bồi thường chứ không chỉ hỗ trợ
Ngày 1/09/2009, hàng trăm học sinh, thầy cô Trường THCS Lý Phong (quận 5, TP.HCM) đã đến dự đám tang em Cồ Quốc Duy (14 tuổi, học sinh lớp 8A3 trường này) tại nhà tang lễ An Bình với tâm trạng xót xa. Em Duy bị chết oan do điện giật khi đi qua trụ đèn chiếu sáng công cộng tại ngã tư Trần Hưng Đạo-Nguyễn Biểu đêm trước.
Khoảng 20 giờ 30 tối 31-8, Duy cùng hai bạn học đi xe đạp về đến ngã tư Trần Hưng Đạo-Nguyễn Biểu thì trời mưa lớn. Đường ngập, lại bị cái “lô cốt” to đùng án ngữ giữa đường nên Duy rủ bạn đi lên vỉa hè. Vừa đưa xe lên vỉa hè, bất ngờ một luồng điện từ trụ đèn đường phóng thẳng vào người làm Duy ngã xuống. Thấy em gặp nguy hiểm, hai bạn học vội nhảy đến kéo em ra cũng bị điện giật, phải kêu cứu.
Những người dân gần đó lập tức chạy đến, kịp đẩy hai bạn học của Duy ra rồi gọi điện thoại báo cơ quan chức năng. Công an phường 2 (quận 5) và lực lượng cấp cứu nhanh chóng có mặt nhưng không ai dám đến gần em Duy. Mãi 30 phút sau, nhân viên của Công ty Điện lực Chợ Lớn, Công ty Chiếu sáng công cộng TP.HCM mới xuống hiện trường cắt điện. Em Duy đã chết tại chỗ, còn hai bạn học của em bị chấn thương, sau khi cấp cứu đã tỉnh lại.
Ngay trong đêm, các cơ quan chức năng gồm Công an quận 5, Công ty Chiếu sáng công cộng TP.HCM và Công ty Điện lực TP.HCM đã khảo sát hiện trường. Tại ngã tư nơi xảy ra sự cố có trụ điện chiếu sáng công cộng số 86 thuộc xí nghiệp Chiếu sáng 2 (Công ty Chiếu sáng công cộng TP.HCM), một cột đèn tín hiệu giao thông và một trụ điện thuộc Công ty Điện lực Chợ Lớn. Thực nghiệm hiện trường cho thấy luồng điện 240 V phát ra từ cột đèn chiếu sáng công cộng số 86 do hở mạch điện.
Ông Cồ Lê Huy, chú của em Duy, bức xúc: “Cháu tôi bị chết oan uổng do sự tắc trách của ngành điện. Sau mỗi sự việc đau lòng tương tự, các đơn vị liên quan chỉ hỗ trợ hay bồi thường cho gia đình nạn nhân rồi mọi việc lại tiếp diễn. Tôi mong muốn đừng bao giờ xảy ra thêm những cái chết oan uổng như thế này”. Trước cái chết thương tâm của em Duy, gia đình cho biết sẽ gửi đơn đến cơ quan công an đề nghị khởi tố vụ án.
Theo những người xung quanh, tai nạn xảy ra khi trời đang mưa làm ngập trụ đèn và dòng điện theo nước làm chết nạn nhân. Ai là người chịu trách nhiệm trong việc này? Dưới đây là ý kiến của các chuyên gia pháp lý.
Ông Nguyễn Thanh Sơn, kiểm sát viên cao cấp VKSND tối cao:
Không có lỗi cũng phải bồi thường
Tôi cho rằng cơ quan quản lý điện (Công ty Chiếu sáng công cộng TP.HCM) phải có trách nhiệm bồi thường cho gia đình nạn nhân. Bởi lẽ đèn chiếu sáng công cộng được xem là hệ thống tải điện và theo quy định, nó nằm trong danh mục nguồn nguy hiểm cao độ. Theo nguyên tắc của luật dân sự, chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại, kể cả khi không có lỗi, trừ trường hợp bất khả kháng hoặc do người bị hại cố ý gây thiệt hại cho mình.
Tai nạn này xảy ra không vì thiên tai, em học sinh bị nạn không cố ý gây thiệt hại cho mình… thì đương nhiên Công ty Chiếu sáng công cộng TP (người được nhà nước giao quản lý nguồn nguy hiểm cao độ) phải bồi thường cho gia đình em Duy. Công ty không thể lấy cớ là trời mưa, nước ngập hay bất kỳ lý do nào khác để thoái thác trách nhiệm dân sự trong vụ việc này.
Trong trường hợp này, hậu quả chết người là hậu quả đặc biệt nghiêm trọng nên cơ quan chức năng cũng xem xét luôn trách nhiệm hình sự của người gây ra hậu quả này. Tuy nhiên, muốn xử lý hình sự phải làm rõ: Cá nhân nào được giao quản lý nguồn nguy hiểm cao độ; họ đã làm hết trách nhiệm của mình về các quy chuẩn kỹ thuật mà ngành điện đặt ra chưa; họ đã đặt biển báo nguy hiểm, khoảng cách an toàn… cho những người xung quanh chưa.
Ông Phạm Công Hùng, thẩm phán TAND tối cao:
Bồi thường chứ không phải hỗ trợ
Theo Bộ luật Dân sự, hệ thống tải điện là nguồn nguy hiểm cao độ và chủ sở hữu, người được giao chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại, cả khi không có lỗi…
Việc điện từ trụ đèn rò rỉ theo dòng nước mưa làm chết học sinh không phải là thiên tai, sự kiện bất khả kháng. Đây là hậu quả của chuyện bảo quản, bảo trì, quản lý hệ thống tải điện có sơ suất của ngành điện chứ không phải của nạn nhân. Vì thế, ngành điện lực phải có trách nhiệm bồi thường một khoản tiền cho gia đình nạn nhân theo quy định của luật dân sự chứ không phải hỗ trợ.
Ông Võ Văn Thêm, kiểm sát viên cao cấp VKSND tối cao:
Trách nhiệm chứ không phải đạo đức
Với những tai nạn về điện tương tự của cháu Duy, cơ quan quản lý ngành điện thường sử dụng mỹ từ “hỗ trợ” cho gia đình nạn nhân chứ hiếm khi dùng đúng ngôn từ của luật pháp là “bồi thường”. Có điều này là vì người bị hại ít chú ý đến chuyện bồi thường hay hỗ trợ vì có khi ngành điện hỗ trợ cao hơn bồi thường. Tuy nhiên, về bản chất của sự việc thì việc hỗ trợ và bồi thường khác nhau hoàn toàn.
Với hỗ trợ thì người đi hỗ trợ không có lỗi, họ chỉ thông cảm với nạn nhân mà hỗ trợ. Trong khi đó, nếu sử dụng đúng ngôn từ thì khoản tiền hỗ trợ này phải là khoản bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra và cơ quan quản lý ngành điện phải bồi thường cho gia đình nạn nhân theo quy định của luật pháp. Đây là trách nhiệm dân sự bên cạnh trách nhiệm đạo đức chứ không chỉ đơn thuần về mặt đạo đức.
Riêng với tai nạn của cháu Duy, lỗi là của ngành điện. Bởi lẽ anh không thường xuyên kiểm tra, kiểm soát nên không biết có chuyện rò điện… Vì thế, ngành điện phải bồi thường cho gia đình cháu Duy. Trường hợp không thỏa thuận được, gia đình cháu hoàn toàn có quyền nhờ tòa án xét xử.
Mặt khác, vì hệ thống tải điện là nguồn nguy hiểm cao độ nên dứt khoát phải có quy chế, quy định về kỹ thuật, vận hành, bảo quản, quản lý… Nếu cơ quan chức năng làm rõ cá nhân nào được giao quản lý hệ thống tải điện nơi cháu Duy bị nạn mà không tuân thủ các quy định, quy chế nêu trên thì ngoài trách nhiệm dân sự, họ còn có thể bị xem xét về trách nhiệm hình sự.
Lỗi của cơ quan quản lý trụ đèn đã dẫn tới hậu quả chết người.
Gia đình nạn nhân khởi kiện
Ngày 3-9, thông tin từ Công an quận 5 cho biết cơ quan này đang trưng cầu giám định, thực hiện các bước điều tra để làm rõ nguyên nhân cái chết của em Cồ Quốc Duy.
Trong khi đó, ông Trần Trọng Huệ – Giám đốc Công ty Chiếu sáng công cộng TP.HCM cho rằng nguyên nhân rò điện là do nước ngập thẩm thấu vào các mối nối của dây điện bên trong hộp trụ đèn. Theo giải thích của ông Huệ thì các mối nối dây điện được quấn bằng băng keo cách điện nhưng vì trụ đèn bị ngâm nước quá lâu nên băng keo không còn tác dụng cách điện. Từ đó điện mới bị rò ra ngoài. Theo ông Huệ, đây là yếu tố khách quan không lường trước được.
Tuy nhiên, một chuyên gia về ngành điện ở TP.HCM cho rằng có một phần do yếu tố chủ quan từ đơn vị quản lý. Vị này cho biết đối với các thiết bị điện nói chung và với cột đèn chiếu sáng nói riêng phải có thiết bị ngăn, chống nước thẩm thấu. Ngoài ra, theo quy định còn phải có thiết bị tiếp đất, nếu xảy ra sự cố rò, chập điện thì thiết bị này sẽ tác động lên cầu dao ngắt điện tự động đầu nguồn để cắt ngay nguồn điện. Ngoài ra, theo như giải thích của ông Huệ thì từ đó cho thấy đơn vị quản lý đã dùng băng keo dán các mối nối dây điện trong trụ đèn không đảm bảo an toàn về kỹ thuật nên mới dẫn đến rò điện.
Cũng trong ngày hôm qua, gia đình nạn nhân Cồ Quốc Duy đã gửi toàn bộ hồ sơ liên quan đến vụ việc lên Tòa án quận 5 để khởi kiện Công ty Chiếu sáng công cộng TP.HCM. Luật sư Cồ Lê Huy (chú em Cồ Quốc Duy) nêu quan điểm: “Gia đình chúng tôi kiện không phải là để đòi tiền bồi thường, mà chúng tôi muốn tìm sự công bằng, muốn các đơn vị chức năng có liên quan phải giải thích rõ ràng về nguyên nhân dẫn đến cái chết oan uổng của con chúng tôi”.
Chủ sở hữu, người được chủ sở hữu giao chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại cả khi không có lỗi, trừ các trường hợp sau đây:
a) Thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi cố ý của người bị thiệt hại;
b) Thiệt hại xảy ra trong trường hợp bất khả kháng hoặc tình thế cấp thiết, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
(Theo khoản 3 Điều 623 BLDS)
SOURCE: BÁO PHÁP LUẬT TPHCM - HOÀNG TUYẾT
Khoảng 20 giờ 30 tối 31-8, Duy cùng hai bạn học đi xe đạp về đến ngã tư Trần Hưng Đạo-Nguyễn Biểu thì trời mưa lớn. Đường ngập, lại bị cái “lô cốt” to đùng án ngữ giữa đường nên Duy rủ bạn đi lên vỉa hè. Vừa đưa xe lên vỉa hè, bất ngờ một luồng điện từ trụ đèn đường phóng thẳng vào người làm Duy ngã xuống. Thấy em gặp nguy hiểm, hai bạn học vội nhảy đến kéo em ra cũng bị điện giật, phải kêu cứu.
Những người dân gần đó lập tức chạy đến, kịp đẩy hai bạn học của Duy ra rồi gọi điện thoại báo cơ quan chức năng. Công an phường 2 (quận 5) và lực lượng cấp cứu nhanh chóng có mặt nhưng không ai dám đến gần em Duy. Mãi 30 phút sau, nhân viên của Công ty Điện lực Chợ Lớn, Công ty Chiếu sáng công cộng TP.HCM mới xuống hiện trường cắt điện. Em Duy đã chết tại chỗ, còn hai bạn học của em bị chấn thương, sau khi cấp cứu đã tỉnh lại.
Ngay trong đêm, các cơ quan chức năng gồm Công an quận 5, Công ty Chiếu sáng công cộng TP.HCM và Công ty Điện lực TP.HCM đã khảo sát hiện trường. Tại ngã tư nơi xảy ra sự cố có trụ điện chiếu sáng công cộng số 86 thuộc xí nghiệp Chiếu sáng 2 (Công ty Chiếu sáng công cộng TP.HCM), một cột đèn tín hiệu giao thông và một trụ điện thuộc Công ty Điện lực Chợ Lớn. Thực nghiệm hiện trường cho thấy luồng điện 240 V phát ra từ cột đèn chiếu sáng công cộng số 86 do hở mạch điện.
Ông Cồ Lê Huy, chú của em Duy, bức xúc: “Cháu tôi bị chết oan uổng do sự tắc trách của ngành điện. Sau mỗi sự việc đau lòng tương tự, các đơn vị liên quan chỉ hỗ trợ hay bồi thường cho gia đình nạn nhân rồi mọi việc lại tiếp diễn. Tôi mong muốn đừng bao giờ xảy ra thêm những cái chết oan uổng như thế này”. Trước cái chết thương tâm của em Duy, gia đình cho biết sẽ gửi đơn đến cơ quan công an đề nghị khởi tố vụ án.
Theo những người xung quanh, tai nạn xảy ra khi trời đang mưa làm ngập trụ đèn và dòng điện theo nước làm chết nạn nhân. Ai là người chịu trách nhiệm trong việc này? Dưới đây là ý kiến của các chuyên gia pháp lý.
Ông Nguyễn Thanh Sơn, kiểm sát viên cao cấp VKSND tối cao:
Không có lỗi cũng phải bồi thường
Tôi cho rằng cơ quan quản lý điện (Công ty Chiếu sáng công cộng TP.HCM) phải có trách nhiệm bồi thường cho gia đình nạn nhân. Bởi lẽ đèn chiếu sáng công cộng được xem là hệ thống tải điện và theo quy định, nó nằm trong danh mục nguồn nguy hiểm cao độ. Theo nguyên tắc của luật dân sự, chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại, kể cả khi không có lỗi, trừ trường hợp bất khả kháng hoặc do người bị hại cố ý gây thiệt hại cho mình.
Tai nạn này xảy ra không vì thiên tai, em học sinh bị nạn không cố ý gây thiệt hại cho mình… thì đương nhiên Công ty Chiếu sáng công cộng TP (người được nhà nước giao quản lý nguồn nguy hiểm cao độ) phải bồi thường cho gia đình em Duy. Công ty không thể lấy cớ là trời mưa, nước ngập hay bất kỳ lý do nào khác để thoái thác trách nhiệm dân sự trong vụ việc này.
Trong trường hợp này, hậu quả chết người là hậu quả đặc biệt nghiêm trọng nên cơ quan chức năng cũng xem xét luôn trách nhiệm hình sự của người gây ra hậu quả này. Tuy nhiên, muốn xử lý hình sự phải làm rõ: Cá nhân nào được giao quản lý nguồn nguy hiểm cao độ; họ đã làm hết trách nhiệm của mình về các quy chuẩn kỹ thuật mà ngành điện đặt ra chưa; họ đã đặt biển báo nguy hiểm, khoảng cách an toàn… cho những người xung quanh chưa.
Ông Phạm Công Hùng, thẩm phán TAND tối cao:
Bồi thường chứ không phải hỗ trợ
Theo Bộ luật Dân sự, hệ thống tải điện là nguồn nguy hiểm cao độ và chủ sở hữu, người được giao chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại, cả khi không có lỗi…
Việc điện từ trụ đèn rò rỉ theo dòng nước mưa làm chết học sinh không phải là thiên tai, sự kiện bất khả kháng. Đây là hậu quả của chuyện bảo quản, bảo trì, quản lý hệ thống tải điện có sơ suất của ngành điện chứ không phải của nạn nhân. Vì thế, ngành điện lực phải có trách nhiệm bồi thường một khoản tiền cho gia đình nạn nhân theo quy định của luật dân sự chứ không phải hỗ trợ.
Ông Võ Văn Thêm, kiểm sát viên cao cấp VKSND tối cao:
Trách nhiệm chứ không phải đạo đức
Với những tai nạn về điện tương tự của cháu Duy, cơ quan quản lý ngành điện thường sử dụng mỹ từ “hỗ trợ” cho gia đình nạn nhân chứ hiếm khi dùng đúng ngôn từ của luật pháp là “bồi thường”. Có điều này là vì người bị hại ít chú ý đến chuyện bồi thường hay hỗ trợ vì có khi ngành điện hỗ trợ cao hơn bồi thường. Tuy nhiên, về bản chất của sự việc thì việc hỗ trợ và bồi thường khác nhau hoàn toàn.
Với hỗ trợ thì người đi hỗ trợ không có lỗi, họ chỉ thông cảm với nạn nhân mà hỗ trợ. Trong khi đó, nếu sử dụng đúng ngôn từ thì khoản tiền hỗ trợ này phải là khoản bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra và cơ quan quản lý ngành điện phải bồi thường cho gia đình nạn nhân theo quy định của luật pháp. Đây là trách nhiệm dân sự bên cạnh trách nhiệm đạo đức chứ không chỉ đơn thuần về mặt đạo đức.
Riêng với tai nạn của cháu Duy, lỗi là của ngành điện. Bởi lẽ anh không thường xuyên kiểm tra, kiểm soát nên không biết có chuyện rò điện… Vì thế, ngành điện phải bồi thường cho gia đình cháu Duy. Trường hợp không thỏa thuận được, gia đình cháu hoàn toàn có quyền nhờ tòa án xét xử.
Mặt khác, vì hệ thống tải điện là nguồn nguy hiểm cao độ nên dứt khoát phải có quy chế, quy định về kỹ thuật, vận hành, bảo quản, quản lý… Nếu cơ quan chức năng làm rõ cá nhân nào được giao quản lý hệ thống tải điện nơi cháu Duy bị nạn mà không tuân thủ các quy định, quy chế nêu trên thì ngoài trách nhiệm dân sự, họ còn có thể bị xem xét về trách nhiệm hình sự.
Lỗi của cơ quan quản lý trụ đèn đã dẫn tới hậu quả chết người.
Gia đình nạn nhân khởi kiện
Ngày 3-9, thông tin từ Công an quận 5 cho biết cơ quan này đang trưng cầu giám định, thực hiện các bước điều tra để làm rõ nguyên nhân cái chết của em Cồ Quốc Duy.
Trong khi đó, ông Trần Trọng Huệ – Giám đốc Công ty Chiếu sáng công cộng TP.HCM cho rằng nguyên nhân rò điện là do nước ngập thẩm thấu vào các mối nối của dây điện bên trong hộp trụ đèn. Theo giải thích của ông Huệ thì các mối nối dây điện được quấn bằng băng keo cách điện nhưng vì trụ đèn bị ngâm nước quá lâu nên băng keo không còn tác dụng cách điện. Từ đó điện mới bị rò ra ngoài. Theo ông Huệ, đây là yếu tố khách quan không lường trước được.
Tuy nhiên, một chuyên gia về ngành điện ở TP.HCM cho rằng có một phần do yếu tố chủ quan từ đơn vị quản lý. Vị này cho biết đối với các thiết bị điện nói chung và với cột đèn chiếu sáng nói riêng phải có thiết bị ngăn, chống nước thẩm thấu. Ngoài ra, theo quy định còn phải có thiết bị tiếp đất, nếu xảy ra sự cố rò, chập điện thì thiết bị này sẽ tác động lên cầu dao ngắt điện tự động đầu nguồn để cắt ngay nguồn điện. Ngoài ra, theo như giải thích của ông Huệ thì từ đó cho thấy đơn vị quản lý đã dùng băng keo dán các mối nối dây điện trong trụ đèn không đảm bảo an toàn về kỹ thuật nên mới dẫn đến rò điện.
Cũng trong ngày hôm qua, gia đình nạn nhân Cồ Quốc Duy đã gửi toàn bộ hồ sơ liên quan đến vụ việc lên Tòa án quận 5 để khởi kiện Công ty Chiếu sáng công cộng TP.HCM. Luật sư Cồ Lê Huy (chú em Cồ Quốc Duy) nêu quan điểm: “Gia đình chúng tôi kiện không phải là để đòi tiền bồi thường, mà chúng tôi muốn tìm sự công bằng, muốn các đơn vị chức năng có liên quan phải giải thích rõ ràng về nguyên nhân dẫn đến cái chết oan uổng của con chúng tôi”.
Chủ sở hữu, người được chủ sở hữu giao chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại cả khi không có lỗi, trừ các trường hợp sau đây:
a) Thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi cố ý của người bị thiệt hại;
b) Thiệt hại xảy ra trong trường hợp bất khả kháng hoặc tình thế cấp thiết, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
(Theo khoản 3 Điều 623 BLDS)
SOURCE: BÁO PHÁP LUẬT TPHCM - HOÀNG TUYẾT
LUẬT BẮC VIỆT ( BVL LAWFIFM)
"HÃY NÓI VỚI LUẬT SƯ ĐIỀU BẠN CẦN"
-------------------------------------------
Liên hệ với Luật sư :
P: 0938188889 - 0913753918
M: ceo@bacvietluat.vn – lawyer.@bacvietluat.vn
|
Bình luận
Bình luận bằng Facebook