/ / / /

Cải cách hành chính tại Hà Nội: Điểm nhấn “một cửa liên thông”


Cải cách hành chính tại Hà Nội: Điểm nhấn “một cửa liên thông”





 

Chương trình tổng thể cải cách hành chính (CCHC) giai đoạn 2001 – 2010 tại Hà Nội đã thực sự đem lại những kết quả tích cực trong thực tế, trong đó điểm nhấn quan trọng nhất chính là cơ chế “một cửa liên thông” được xây dựng tại Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội.

Với chức năng và nhiệm vụ của một cơ quan chuyên môn tham mưu tổng hợp cho UBND Thành phố trên 2 lĩnh vực lớn và rộng là kế hoạch và đầu tư; hiện nay, Sở Kế hoạch và Đầu tư đang là đầu mới thực hiện giải quyết 166 thủ tục hành chính (TTHC) (sau khi đã rà soát lại theo Đề án 30) - giai đoạn 1 của Đề án 30, số TTHC của Sở là 250 TTHC/tổng số 1.850 TTHC của toàn Thành phố (tương đường 13,5%), là một trong những cơ quan chuyên môn có số lượng TTHC phải giải quyết phục vụ tổ chức và công dân lớn nhất trên địa bàn Thành phố: 11 tháng đầu năm 2010, Sở đã tiếp nhận 62.010 hồ sơ hành chính (bình quân 225 hồ sơ/ngày) và tương đương như vậy là số lượng kết quả phải xử lý và trả cho công dân; tiếp nhận 28.556 văn bản đến (bình quân 118 văn bản/ngày).

Trong bối cảnh như vậy, thì việc phải chủ động và tích cực tìm tòi và thực hiện các phương án cải cách, cách thức giải quyết TTHC Sao cho đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của tổ chức và công dân về tiến độ, chất lượng công việc trong khuôn khổ nguồn lực và năng lực hiện có của cơ quan là một đòi hỏi bức thiết từ cả phía khách quan và chủ quan.

Trước hết, nhằm giúp cho các chủ đầu tư không phải đến giao dịch và nộp hồ sơ dự án đầu tư khác nhau tại các phòng chuyên môn khác nhau thuộc Sở và tất cả các phòng chuyên môn đều phải bố trí thời gian, nhân lực để thực hiện việc tiếp nhận; ngay từ năm 2002, đặc biệt là từ khi Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 181/2003/QĐ-TTg ngày 04/09/2003 về thực hiện cơ chế “một cửa” tại các cơ quan hành chính nhà nước địa phương, Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội đã đi đầu trong việc thực hiện các giao dịch hành chính với tổ chức, công dân (bao gồm hướng dẫn, tiếp nhận văn bản, hồ sơ, trả kết quả) theo cơ chế “một cửa”.

Qua 8 năm thực hiện cơ chế “Một cửa” và gần 4 năm thực hiện cơ chế “Một cửa liên thông” đã đạt được một số kết quả, hiệu quả cụ thể.

Một là, thay vì phải đến giao dịch (hướng dẫn thủ tục, nộp hồ sơ, nhận kết quả) với nhiều phòng, ban chuyên môn tại một cơ quan hoặc phải đến giao dịch với nhiều cơ quan, cơ chế “Một cửa” và “Một cửa liên thông” đã giúp cho các chủ đầu tư chỉ phải giao dịch với một cơ quan trong quá trình thực hiện các thủ tục đầu tư đối với các dự án đầu tư.

Hai là, đã tạo Ra được một bước tiến bộ rõ rệt đối với tiến trình “công khai hoá, Minh bạch hoá các TTHC và quy trình, cũng như các yêu cầu đối với việc thực hiện các TTHC.

Ba là, đã góp phần cắt giảm khá lớn thời gian cho các nhà đầu tư trong quá trình chuẩn bị đầu tư. Trước đây, thời gian chuẩn bị đầu tư mà các chủ đầu tư phải trải qua trung bình là khoảng 02 năm. Theo cơ chế “Một cửa liên thông” mới thời gian này chỉ còn từ 5-6 tháng trong đó thời gian giải quyết của các cơ quan nhà nước là 04 tháng. Thời gian trên hoàn toàn có thể rút ngắn xuống (giảm ¾ thời gian) nếu các chủ đầu tư nỗ lực triển khai thủ tục theo đúng trình tự, quy định.

Bốn là, đã giảm mạnh được số lượng đầu mối giải quyết các TTHC trong đầu tư xây dựng từ khoảng 15 cơ quan trước đây xuống còn 4 cơ quan đầu mối chủ trì. Năm là, đã nâng cao được tỷ lệ hồ sơ được giải quyết sớm và đúng hạn. Sáu là, thay vì phải đến từng phòng chuyên môn hoặc đến bộ phận “Một cửa” tại Sở Kế hoạch và Đầu tư để tiếp cận các hướng dẫn, mẫu hồ sơ chi tiết, nay các chủ đầu tư có thể ở tại cơ quan mình và “nhấp chuột” vào trang Web của Sở là hoàn toàn có thể tiếp cận được các thông tin trên.

Từ những kết quả bước đầu, Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội đã rút Ra được một số bài học kinh nghiệm quan trọng.

Thứ nhất, phải thấy được CCHC không chỉ là áp lực, thách thức, đòi hỏi và yêu cầu phải đáp ứng từ phía các tổ chức và công dân mà còn là cơ hội để mỗi cơ quan nhà nước trải nghiệm và qua đó nâng cao năng lực, uy tín, hiệu quả hoạt động của mình. CCHC trước hết yêu cầu mỗi lãnh đạo cơ quan, đặc biệt là Thủ trưởng phải sâu sắc về chuyên môn, gương mẫu về phong cách, kiên định và quyết liệt trong chỉ đạo, điều hành giải quyết các TTHC cho các tổ chức và công dân. CCHC thành công yêu cầu cơ quan phải xây dựng văn hoá quan hệ với các tổ chức và công dân trong quá trình giải quyết các TTHC. Đó chính là văn hoá kỷ cương, trác nhiệm, lắng nghe, thấu hiểu, đồng hành vì mục tiêu chung, "nước nổi thì thuyền sẽ nổi".

Thứ hai, phải xây dựng được và vận hành các quy trình quản lý nội bộ tại cơ quan theo tiêu chuẩn ISO để người lãnh đạo có công cụ giám sát theo dõi được tiến độ, tiến trình, tình trạng các hồ sơ, công việc mà cơ quan mình đang giải quyết, từ đó luôn có đủ và kịp thông tin để ra các quyết định cần thiết.




Thu Hà


 

 
LUẬT BẮC VIỆT ( BVL LAWFIFM) 
"HÃY NÓI VỚI LUẬT SƯ ĐIỀU BẠN CẦN"
------------------------------------------- 
Liên hệ với Luật sư : 
P: 0938188889 - 0913753918
M: ceo@bacvietluat.vn – lawyer.@bacvietluat.vn
W: www.sanduan.vn - www.bacvietluat.vn - www.tuvanluat.com.vn - www.bantinphapluat.com 


Bình luận

Chưa có bình luận cho bài viết này.

Gửi bình luận

Bạn cần Đăng nhập để viết bình luận bằng tài khoản cá nhân.

Bình luận bằng Facebook

Được thành lập bởi đội ngũ Luật sư thành đạt trong các môi trường lớn là các văn phòng luật sư trong nước và văn phòng luật sư nước ngoài tại Việt Nam.
Đ/c: Lô 23, Tổ 26, Ngõ 1, Nguyễn thị Định, Trung Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội.
Email: ceo@bacvietluat.vn
Hotline: 0938188889 - 0168.769.6666

Đăng ký nhận tin

Nhập email để là người đâu tiên nhận được những tin tức mới nhất từ Bắc Việt Luật. Chúng tôi cam kết bảo đảm quyền riêng tư cho email của bạn.

Hỗ trợ trực tuyến