Thực tiễn tố tụng: Rắc rối xung quanh việc tống đạt giấy triệu tập cho đương sự: Dở khóc, dở cười vì ai ?
Trước đây, nếu muốn tống đạt giấy triệu tập hoặc những giấy tờ khác cho đương sự trong một vụ án, tòa án có thể cử cán bộ đến nhà đương sự để tống đạt trực tiếp hoặc nhờ UBND phường, xã nơi đương sự cư trú giao giấy triệu tập cho đương sự… Theo quy định hiện nay, tòa án có thể tống đạt giấy triệu tập hoặc các giấy tờ khác qua đường bưu điện. ưu điểm của việc tống đạt giấy triệu tập cho đương sự qua đường bưu điện là văn minh và tiện lợi nhưng trên thực tế đã có không ít rắc rối xảy ra. Và hậu quả của nó lại chỉ có…người dân lãnh đủ!
Những phiên tòa phải hoãn
Phiên tòa của Tòa Phúc thẩm TANDTC tại Hà Nội xét xử vụ tranh chấp cổ phần tại Công ty Cổ phần Hòa Thanh (Phú Thọ) đã không diễn ra theo đúng lịch bởi trong phần thủ tục, HĐXX thấy vắng mặt ông Nguyễn Văn Sáu, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan trong vụ kiện. Hỏi ra mới biết tòa đã gửi giấy triệu tập cho tất cả các đương sự qua đường bưu điện nhưng lại gửi theo địa chỉ của Công ty Cổ phần Hòa Thanh, trong khi các đương sự này lại không cư trú ở địa chỉ đó. Theo ông Hồ Văn Sơn, đại diện Công ty Cổ phần Hòa Thanh, sau khi nhận được giấy triệu tập, ông đã “phôn” cho ông Sáu biết lịch xét xử của tòa. Tuy nhiên, vào đúng ngày xử, ông Sáu đã không đến dự vì còn “bận tổ chức cưới cho con”!!! Xét thấy việc xử vắng mặt sẽ ảnh hưởng đến quyền lợi của ông này, HĐXX đã phải hoãn phiên tòa.
Cũng vì chuyện tống đạt giấy triệu tập cho đương sự mà phiên tòa phúc thẩm xét xử vụ tai nạn giao thông trên đường Láng – Hòa Lạc (Hà Nội) của TANDTC đã không diễn ra như dự kiến. Theo thông báo, phiên tòa được mở vào lúc 8h sáng 17.4.2007. Tuy nhiên, hơn 10h sáng hôm đó, HĐXX ra tuyên bố tạm dừng phiên tòa vì bà Nguyễn Phương Dung, đại diện hợp pháp cho nạn nhân Nguyễn Phương Linh vắng mặt. Theo luật sư của gia đình bà Dung, sở dĩ bà Dung không đến vì “chưa nhận được giấy triệu tập” của tòa!
Luật sư Phạm Ngọc Trung (Đoàn Luật sư TP. Hà Nội) người bảo vệ quyền lợi cho gia đình các nạn nhân cho biết: ông cũng chỉ mới nhận được giấy triệu tập trước ngày xử có… 01 ngày. Mặc dù đang bận việc ở TP. Hồ Chí Minh nhưng luật sư Trung đã phải vội vã bay ra Hà Nội để dự tòa. Cuối cùng, phiên tòa trên chỉ được mở lại vào sáng 18.4, sau khi HĐXX tuyên bố chiều 17.4 sẽ trực tiếp cử cán bộ đến tận nhà bà Dung để tống đạt giấy triệu tập!
Đi mà hỏi… “Bưu điện”?!
Về nguyên tắc, nếu gửi giấy triệu tập hoặc những văn bản giấy tờ khác theo đường chuyển phát nhanh hoặc thư bảo đảm, thì người gửi sẽ được giao một tờ biên nhận, ghi rõ ngày gửi bưu phẩm. Và khi bưu phẩm đến tay người nhận theo hai hình thức này, thì cán bộ đưa thư phải yêu cầu người nhận ký, ghi rõ họ tên vào sổ giao nhận. Chỉ khi nào có chữ ký của người nhận thì việc chuyển giao bưu phẩm mới được coi là hoàn tất.
Sáng 18.4.2007, khi phiên tòa chính thức được mở, giữa HĐXX và bà Dung đã “nổ” ra một cuộc tranh luận gay gắt xung quanh việc tống đạt giấy triệu tập. HĐXX phúc thẩm TANDTC cho rằng không có lý do gì để bà Dung không nhận được giấy triệu tập vì trước đó, tòa đã gửi qua đường bưu điện, có xác nhận của bưu điện về ngày gửi đi. Giải đáp thắc mắc của đương sự là tại sao họ đều sống ở Hà Nội mà tòa lại không trực tiếp tống đạt giấy triệu tập, thẩm phán Đào Văn Tiến (chủ tọa phiên tòa phúc thẩm vụ tai nạn giao thông trên đường Láng -Hòa Lạc) cho rằng: Tòa phải xử rất nhiều vụ án, ở những địa phương khác nhau, ở những tỉnh xa bắt buộc phải gửi giấy qua đường bưu điện. Hơn nữa, vụ nào cũng phải đi tống đạt trực tiếp thì tòa lấy đâu ra cán bộ?
Một cán bộ lãnh đạo Ngân hàng Đ., nguyên đơn trong vụ kiện đòi nợ do TAND quận H.M thụ lý, đã phải “kêu trời” trước quyết định đình chỉ việc giải quyết vụ án của tòa. Sau khi nhận được quyết định (theo đường bưu điện), lãnh đạo Ngân hàng tức tốc cử cán bộ đến tòa gửi đơn kháng cáo nhưng bị tòa từ chối thụ lý vì đã hết thời hạn kháng cáo. Phía Ngân hàng khẳng định việc hết hạn kháng cáo là do tòa gửi quyết định muộn, trong khi đó, lãnh đạo tòa này cho rằng việc tòa từ chối nhận đơn kháng cáo là đúng luật, bằng chứng là những tờ biên lai của bưu điện ghi rõ ngày gửi đi.
Hầu hết các tòa đều cho rằng không có lý gì mà đương sự không nhận được giấy triệu tập một khi tòa đã gửi qua đường bưu điện nhưng trên thực tế muốn biết đương sự có nhận được giấy tờ hay không thì phải hỏi… bưu điện?! Tuy nhiên, ông Hoan khẳng định gia đình ông đã không hề ký nhận vào bất cứ giấy tờ gì từ phía bưu điện! Gia đình ông nhận được giấy của tòa qua… khe cửa, khi thấy con chó đang nhai một chiếc phong bì, giằng ra xem, mới biết đó là “trát” của tòa!!!
Còn Ngân hàng Đ. khẳng định họ nhận được quyết định của tòa H.M theo đường thư thông thường, hoàn toàn không có việc ký nhận như loại bưu phẩm chuyển phát nhanh. Bây giờ nếu vụ án bị đình chỉ, kháng cáo không được chấp nhận thì Ngân hàng không chỉ mất luôn hàng triệu đồng đã nộp tạm ứng án phí (theo quy định, trong trường hợp này tiền tạm ứng án phí của Ngân hàng sẽ bị sung công quỹ) mà còn mất quyền khởi kiện yêu cầu tòa án giải quyết lại vụ kiện đó nữa. Muốn bù đắp những thiệt hại phát sinh, Ngân hàng Đ. chỉ còn nước đi kiện…bưu điện!?
Theo tìm hiểu của PV ĐS &PL, hiện Tòa Phúc thẩm TANDTC tại Hà Nội vẫn đang sử dụng giấy triệu tập theo mẫu in sẵn. Bên cạnh giấy triệu tập này là “Biên bản giao giấy triệu tập” trong đó ghi rõ ngày, giờ, tên cán bộ giao giấy, tên người nhận giấy… Khi giao giấy, người nhận và người giao đều phải ký vào biên bản. Căn cứ vào biên bản này, tòa án sẽ xác định được việc tống đạt là hợp pháp hay chưa. Nhưng vì tòa không trực tiếp tống đạt giấy triệu tập cho đương sự mà gửi qua bưu điện nên mới có chuyện dở khóc, dở cười như đã kể ở trên. Và trong khi cả đương sự lẫn tòa bực mình vì chuyện giao, nhận giấy triệu tập, thì bưu điện, cơ quan được tòa án “gửi gắm” dường như chẳng có gì liên quan!
SOURCE: BÁO ĐỜI SỐNG VÀ PHÁP LUẬT -KIM NGÂN
Những phiên tòa phải hoãn
Phiên tòa của Tòa Phúc thẩm TANDTC tại Hà Nội xét xử vụ tranh chấp cổ phần tại Công ty Cổ phần Hòa Thanh (Phú Thọ) đã không diễn ra theo đúng lịch bởi trong phần thủ tục, HĐXX thấy vắng mặt ông Nguyễn Văn Sáu, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan trong vụ kiện. Hỏi ra mới biết tòa đã gửi giấy triệu tập cho tất cả các đương sự qua đường bưu điện nhưng lại gửi theo địa chỉ của Công ty Cổ phần Hòa Thanh, trong khi các đương sự này lại không cư trú ở địa chỉ đó. Theo ông Hồ Văn Sơn, đại diện Công ty Cổ phần Hòa Thanh, sau khi nhận được giấy triệu tập, ông đã “phôn” cho ông Sáu biết lịch xét xử của tòa. Tuy nhiên, vào đúng ngày xử, ông Sáu đã không đến dự vì còn “bận tổ chức cưới cho con”!!! Xét thấy việc xử vắng mặt sẽ ảnh hưởng đến quyền lợi của ông này, HĐXX đã phải hoãn phiên tòa.
Cũng vì chuyện tống đạt giấy triệu tập cho đương sự mà phiên tòa phúc thẩm xét xử vụ tai nạn giao thông trên đường Láng – Hòa Lạc (Hà Nội) của TANDTC đã không diễn ra như dự kiến. Theo thông báo, phiên tòa được mở vào lúc 8h sáng 17.4.2007. Tuy nhiên, hơn 10h sáng hôm đó, HĐXX ra tuyên bố tạm dừng phiên tòa vì bà Nguyễn Phương Dung, đại diện hợp pháp cho nạn nhân Nguyễn Phương Linh vắng mặt. Theo luật sư của gia đình bà Dung, sở dĩ bà Dung không đến vì “chưa nhận được giấy triệu tập” của tòa!
Luật sư Phạm Ngọc Trung (Đoàn Luật sư TP. Hà Nội) người bảo vệ quyền lợi cho gia đình các nạn nhân cho biết: ông cũng chỉ mới nhận được giấy triệu tập trước ngày xử có… 01 ngày. Mặc dù đang bận việc ở TP. Hồ Chí Minh nhưng luật sư Trung đã phải vội vã bay ra Hà Nội để dự tòa. Cuối cùng, phiên tòa trên chỉ được mở lại vào sáng 18.4, sau khi HĐXX tuyên bố chiều 17.4 sẽ trực tiếp cử cán bộ đến tận nhà bà Dung để tống đạt giấy triệu tập!
Đi mà hỏi… “Bưu điện”?!
Về nguyên tắc, nếu gửi giấy triệu tập hoặc những văn bản giấy tờ khác theo đường chuyển phát nhanh hoặc thư bảo đảm, thì người gửi sẽ được giao một tờ biên nhận, ghi rõ ngày gửi bưu phẩm. Và khi bưu phẩm đến tay người nhận theo hai hình thức này, thì cán bộ đưa thư phải yêu cầu người nhận ký, ghi rõ họ tên vào sổ giao nhận. Chỉ khi nào có chữ ký của người nhận thì việc chuyển giao bưu phẩm mới được coi là hoàn tất.
Sáng 18.4.2007, khi phiên tòa chính thức được mở, giữa HĐXX và bà Dung đã “nổ” ra một cuộc tranh luận gay gắt xung quanh việc tống đạt giấy triệu tập. HĐXX phúc thẩm TANDTC cho rằng không có lý do gì để bà Dung không nhận được giấy triệu tập vì trước đó, tòa đã gửi qua đường bưu điện, có xác nhận của bưu điện về ngày gửi đi. Giải đáp thắc mắc của đương sự là tại sao họ đều sống ở Hà Nội mà tòa lại không trực tiếp tống đạt giấy triệu tập, thẩm phán Đào Văn Tiến (chủ tọa phiên tòa phúc thẩm vụ tai nạn giao thông trên đường Láng -Hòa Lạc) cho rằng: Tòa phải xử rất nhiều vụ án, ở những địa phương khác nhau, ở những tỉnh xa bắt buộc phải gửi giấy qua đường bưu điện. Hơn nữa, vụ nào cũng phải đi tống đạt trực tiếp thì tòa lấy đâu ra cán bộ?
Một cán bộ lãnh đạo Ngân hàng Đ., nguyên đơn trong vụ kiện đòi nợ do TAND quận H.M thụ lý, đã phải “kêu trời” trước quyết định đình chỉ việc giải quyết vụ án của tòa. Sau khi nhận được quyết định (theo đường bưu điện), lãnh đạo Ngân hàng tức tốc cử cán bộ đến tòa gửi đơn kháng cáo nhưng bị tòa từ chối thụ lý vì đã hết thời hạn kháng cáo. Phía Ngân hàng khẳng định việc hết hạn kháng cáo là do tòa gửi quyết định muộn, trong khi đó, lãnh đạo tòa này cho rằng việc tòa từ chối nhận đơn kháng cáo là đúng luật, bằng chứng là những tờ biên lai của bưu điện ghi rõ ngày gửi đi.
Hầu hết các tòa đều cho rằng không có lý gì mà đương sự không nhận được giấy triệu tập một khi tòa đã gửi qua đường bưu điện nhưng trên thực tế muốn biết đương sự có nhận được giấy tờ hay không thì phải hỏi… bưu điện?! Tuy nhiên, ông Hoan khẳng định gia đình ông đã không hề ký nhận vào bất cứ giấy tờ gì từ phía bưu điện! Gia đình ông nhận được giấy của tòa qua… khe cửa, khi thấy con chó đang nhai một chiếc phong bì, giằng ra xem, mới biết đó là “trát” của tòa!!!
Còn Ngân hàng Đ. khẳng định họ nhận được quyết định của tòa H.M theo đường thư thông thường, hoàn toàn không có việc ký nhận như loại bưu phẩm chuyển phát nhanh. Bây giờ nếu vụ án bị đình chỉ, kháng cáo không được chấp nhận thì Ngân hàng không chỉ mất luôn hàng triệu đồng đã nộp tạm ứng án phí (theo quy định, trong trường hợp này tiền tạm ứng án phí của Ngân hàng sẽ bị sung công quỹ) mà còn mất quyền khởi kiện yêu cầu tòa án giải quyết lại vụ kiện đó nữa. Muốn bù đắp những thiệt hại phát sinh, Ngân hàng Đ. chỉ còn nước đi kiện…bưu điện!?
Theo tìm hiểu của PV ĐS &PL, hiện Tòa Phúc thẩm TANDTC tại Hà Nội vẫn đang sử dụng giấy triệu tập theo mẫu in sẵn. Bên cạnh giấy triệu tập này là “Biên bản giao giấy triệu tập” trong đó ghi rõ ngày, giờ, tên cán bộ giao giấy, tên người nhận giấy… Khi giao giấy, người nhận và người giao đều phải ký vào biên bản. Căn cứ vào biên bản này, tòa án sẽ xác định được việc tống đạt là hợp pháp hay chưa. Nhưng vì tòa không trực tiếp tống đạt giấy triệu tập cho đương sự mà gửi qua bưu điện nên mới có chuyện dở khóc, dở cười như đã kể ở trên. Và trong khi cả đương sự lẫn tòa bực mình vì chuyện giao, nhận giấy triệu tập, thì bưu điện, cơ quan được tòa án “gửi gắm” dường như chẳng có gì liên quan!
SOURCE: BÁO ĐỜI SỐNG VÀ PHÁP LUẬT -KIM NGÂN
LUẬT BẮC VIỆT ( BVL LAWFIFM)
"HÃY NÓI VỚI LUẬT SƯ ĐIỀU BẠN CẦN"
-------------------------------------------
Liên hệ với Luật sư :
P: 0938188889 - 0913753918
M: ceo@bacvietluat.vn – lawyer.@bacvietluat.vn
|
Bình luận
Bình luận bằng Facebook