Rối trong xác định tranh chấp kinh doanh…
Xác định đâu là tranh chấp kinh doanh thương mại hiện đang có nhiều quan điểm và khiến không ít bản án sơ thẩm bị sửa, hủy. Thẩm phán Quách Hữu Thái (TAND quận 11, TP.HCM) đã nêu ý kiến góp phần làm rõ những tranh chấp dạng này.
Khoản 1 Điều 29 Bộ luật Tố tụng dân sự (BLTTDS) quy định rõ rằng những tranh chấp về kinh doanh thương mại là những tranh chấp phát sinh trong hoạt động kinh doanh, thương mại giữa cá nhân, tổ chức có đăng ký kinh doanh với nhau và đều có mục đích lợi nhuận.
Hướng dẫn gây rối
Theo quy định trên thì điều kiện có đăng ký kinh doanh và mục đích lợi nhuận giữa các chủ thể tham gia là điều kiện bắt buộc. Nếu chỉ có một bên có đăng ký kinh doanh hoặc chỉ có một bên có mục đích lợi nhuận thì là tranh chấp về dân sự.
BLTTDS quy định rõ ràng như vậy nhưng khi Hội đồng Thẩm phán TAND Tối cao ban hành Nghị quyết 01/2005/NQ-HĐTP (ngày 31-3-2005) hướng dẫn thì việc áp dụng pháp luật không thống nhất đã xảy ra.
Theo hướng dẫn, “Tòa Kinh tế có nhiệm vụ, quyền hạn giải quyết các tranh chấp và các yêu cầu về kinh doanh, thương mại… mà một hoặc các bên không có đăng ký kinh doanh nhưng đều có mục đích lợi nhuận”.
Hướng dẫn gây ra hai cách hiểu. Cách thứ nhất, những tranh chấp giữa một hoặc các bên không có đăng ký kinh doanh nhưng đều có mục đích lợi nhuận là tranh chấp về dân sự nhưng giao cho Tòa Kinh tế giải quyết.
Còn cách hiểu thứ hai là những tranh chấp đó là tranh chấp về kinh doanh thương mại thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa Kinh tế. Như vậy hướng dẫn đã mở ra khá nhiều so với quy định của luật.
Tranh chấp dân sự nhưng Tòa Kinh tế xử
Theo tôi, cách hiểu thứ nhất là phù hợp. Tòa án muốn xác định tranh chấp nào là tranh chấp về dân sự và tranh chấp nào là tranh chấp về kinh doanh thương mại thì phải căn cứ vào những quy định của BLTTDS. Nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán đã sơ sót trong cách dùng từ nên gây ra nhiều cách hiểu nhầm khác nhau. Nếu chúng ta xác định các tranh chấp mà một hoặc các bên không có đăng ký kinh doanh nhưng đều có mục đích lợi nhuận là tranh chấp về kinh doanh thương mại thì sẽ mâu thuẫn hoàn toàn với quy định của BLTTDS.
Do đó, trong trường hợp giữa BLTTDS và nghị quyết có quy định khác nhau thì chúng ta cũng phải áp dụng BLTTDS để giải quyết. Bởi BLTTDS là văn bản có hiệu lực cao hơn nghị quyết.
Còn nếu chúng ta xác định các tranh chấp theo hướng dẫn của nghị quyết là tranh chấp về kinh doanh thương mại thì sẽ xảy ra trường hợp có những tranh chấp rất đơn giản nhưng tòa án cấp huyện không có thẩm quyền giải quyết.
Ví dụ như tranh chấp về hợp đồng vay tài sản giữa ngân hàng với cá nhân không đăng ký kinh doanh nhưng có mục đích lợi nhuận thì tòa án cấp tỉnh mới có thẩm quyền giải quyết bất kể giá trị tài sản là bao nhiêu. Sẽ là một điều vô lý nếu những tranh chấp vay tài sản từ vài trăm ngàn đến vài triệu đồng vì mục đích lợi nhuận giữa ngân hàng với cá nhân mà TAND cấp huyện lại không thể xử.
Thẩm phán QUÁCH HỮU THÁI
Nghị quyết không thể quy định thêm Tôi cũng cho rằng hiểu nghị quyết theo cách thứ nhất mới chuẩn. Nghị quyết chỉ phân định, giao thêm quyền xét xử cho Tòa Kinh tế giải quyết các vụ án dân sự mà thôi. Bởi vì để xác định một vụ án cụ thể có phải là vụ án dân sự hay vụ án kinh doanh thương mại thì phải căn cứ vào quy định của BLTTDS. Thực tế bộ luật đã quy định khá rõ đâu là tranh chấp về dân sự, đâu là tranh chấp về kinh doanh thương mại. Nghị quyết không thể hướng dẫn xa hơn, quy định thêm những gì mà bộ luật không quy định. Cách hiểu thứ hai sẽ làm khó cho tòa và cũng không phù hợp. Luật sư NGUYỄN THÀNH VĨNH, Đoàn Luật sư tỉnh Bến Tre Một số vụ vướng mắc Năm 1996, Công ty Hải Hà đã ký hợp đồng bán gỗ cho Công ty Xuất nhập khẩu và Xây dựng nông lâm nghiệp Hà Nội. Sau đó, Công ty Hà Nội vi phạm các điều khoản đã ký kết. Công ty Hải Hà yêu cầu thanh toán công nợ nhưng Công ty Hà Nội không trả. TAND quận Đống Đa xử sơ thẩm, nhận định đây là tranh chấp dân sự, tuyên bác yêu cầu đòi nợ. TAND TP Hà Nội xử phúc thẩm, tuyên hủy bản án sơ thẩm, xác định việc đòi nợ tiền phát sinh từ hợp đồng kinh tế giữa hai công ty. Cấp phúc thẩm đã chuyển hồ sơ đến Tòa Kinh tế TAND TP Hà Nội giải quyết theo thẩm quyền. Công ty XNK Toàn bộ và Kỹ thuật cơ khí bán thép cuộn cho Công ty An Biên. Mua bán xong nhưng An Biên vẫn còn nợ khoảng 550 triệu đồng. Sau nhiều lần đòi không được, Công ty Toàn bộ khởi kiện ra TAND TP Hải Phòng. Tòa này xác định đây là tranh chấp kinh doanh thương mại, chấp nhận một phần yêu cầu khởi kiện. Xử phúc thẩm, Tòa Phúc thẩm TAND Tối cao tại Hà Nội quyết định hủy án vì đây là tranh chấp dân sự vì hai bên đã xác nhận công nợ với nhau. Nhưng sau đó, quyết định giám đốc thẩm của Hội đồng Thẩm phán TAND Tối cao cho rằng hai bên tranh chấp về sự thanh toán, thanh lý hợp đồng kinh tế. Do đó đây là tranh chấp kinh doanh thương mại, không phải là tranh chấp dân sự nên hủy án, giải quyết lại cho đúng loại tranh chấp. Ngày 20-10-2007, anh Nguyễn Thanh Sang (Bình Định) mua cám thức ăn gia cầm của Đại lý Vifoco Khiêm Thiên. Sau đó, phía đại lý kiện anh ra tòa do không chịu trả tiền nợ. Trong tòa án nảy ra hai luồng quan điểm là tòa kinh tế hay tòa dân sự thụ lý. Có ý kiến cho rằng đây là tranh chấp dân sự về hợp đồng mua bán tài sản. Vì anh Sang mua cám về không phải để bán kiếm lời mà dùng nó để chăn nuôi. Ý kiến phản đối cho rằng đây là tranh chấp kinh doanh thương mại mua bán hàng hóa. Bởi anh Sang mua cám về chăn nuôi vịt đẻ trứng bán lấy lời là mục đích lợi nhuận. |
LUẬT BẮC VIỆT ( BVL LAWFIFM)
"HÃY NÓI VỚI LUẬT SƯ ĐIỀU BẠN CẦN"
-------------------------------------------
Liên hệ với Luật sư :
P: 0938188889 - 0913753918
M: ceo@bacvietluat.vn – lawyer.@bacvietluat.vn
|
Bình luận
Bình luận bằng Facebook