/ / / /

Thoát tội sau 17 năm tù nhờ kết quả giám định ADN


Thoát tội sau 17 năm tù nhờ kết quả giám định ADN
Một người đàn ông Nhật Bản đã phải chịu 17 năm tù vì tội giết một cô bé 4 tuổi đã vừa được tha bổng sau khi kết quả xét nghiệm mới cho thấy ông không liên quan đến vụ án. Dư luận Nhật đang dấy lên mối quan ngại về sự hà khắc trong quá trình điều tra hình sự.

Thoát tội nhờ kết quả xét nghiệm mới

Hãng tin BBC mới đây đưa tin ông Toshikazu Sugaya, 63 tuổi, một phạm nhân người Nhật đã được thả hồi cuối năm ngoái 2009, sau khi các kết quả xét nghiệm mới cho thấy dấu vết từ các bằng chứng tìm thấy tại hiện trường một vụ giết người – mà cơ quan công tố cho rằng do ông thực hiện, không khớp với ADN của ông.

Trong quá trình điều tra vụ án trước đây, tại cơ quan cảnh sát, ông Sugaya đã thú nhận mình phạm tội giết người. Tuy nhiên, sau đó ông đã rút lại lời khai nhận trên và nói rằng sở dĩ ông phải “nhận tội” là do bị nhân viên điều tra cưỡng ép. Tuy vậy, tòa án vẫn tuyên ông phạm tội giết người từ những lời khai ban đầu tại cơ quan điều tra.

Sau đó, các cơ quan chức năng đã tiến hành xem xét lại vụ án, trong đó có việc đối chiếu các mẫu AND tại hiện trường vụ án với mẫu AND của “kẻ giết người” Sugaya. Và kết quả cho thấy có sự khác biệt. Hay nói cách khác, ông Sugaya không phải là kẻ giết người.

Một phiên tòa tái thẩm đã được mở để minh oan cho người đàn ông xấu số này. Thẩm phán tòa phúc thẩm, ông Masanobu Sato, nhận xét rằng ông Sugaya đã đưa ra lời thú tội (không đúng sự thật) sau khi chịu sự thẩm vấn khắc nghiệt của cảnh sát. Vị thẩm phán cũng nói rằng ông Sugaya đã không được cảnh sát báo cho biết rằng ông có thể mời ngay một luật sư hoặc có quyền giữ im lặng khi bị bắt.

Thẩm phán Sato nói : "Trên cương vị một thẩm phán tôi cảm thấy tiếc khi chúng tôi đã không lắng nghe tiếng nói trung thực của ông Sugaya, và kết quả là, đã lấy đi sự tự do của ông trong 17 năm rưỡi qua''.

Phần mình, ông Sugaya cho biết việc tòa chính thức xoá án đã khiến ông rất xúc động. ''Tôi cảm thấy hoàn toàn khác so với ngày hôm qua,'' hãng tin Kyodo trích lời ông Sugaya. ''Tôi cảm thấy được phục hồi với bản án hoàn toàn vô tội.''

Kêu gọi cải tổ luật hình sự

Theo BBC, các nhóm hoạt động nhân quyền tại Nhật từ lâu đã chỉ trích cơ chế thẩm vấn bị can theo luật hiện hành. Theo đó, người bị tình nghi có thể bị bắt giam và tra khảo tới 23 ngày mà không có sự hiện diện của luật sư.

Cũng theo BBC, hệ thống công lý tại Nhật dựa chủ yếu vào việc thú tội của bị can và có tỷ lệ bị kết án là 99%. Tổ chức Ân xá Quốc tế nói rằng phương pháp xét hỏi tại Nhật có thể bao gồm đánh đập, đe dọa, không cho ngủ và thẩm vấn cả ngày.

Liên quan đến việc này, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nhật bà Keiko Chiba nói rằng chính phủ sẽ xem xét liệu việc thẩm vấn, xét hỏi nên được quay phim hay không. Bà đã nói với các nhà báo : "Cần thiết phải kiểm tra xem xét các bằng chứng một cách hợp pháp và có hệ thống trong khi xét tới tính phù hợp hay không của việc đưa quay video vào áp dụng trong quá trình xét hỏi".

Nhìn ra phạm vi toàn thế giới, Mỹ có lẽ là nước mà sự tham gia của luật sư được tôn trọng và đánh giá cao vào hàng nhất nhì thế giới. Qua phim ảnh có thể thấy, khi tạm giữ một người bị tình nghi, cảnh sát luôn giải thích đương sự “có thể mời luật sư hoặc có quyền im lặng (không trả lời) cho đến khi có luật sư”.

Quay trở lại vụ việc trên, có thể thấy các cơ quan tố tụng của Nhật đã kết tội ông Sugaya chỉ dựa trên chứng cứ duy nhất là lời nhận tội của bị can. Và điều này đã dẫn đến kết tội oan.

Theo qui định của luật tố tụng hình sự của nhiều nước, trong đó có Việt Nam, lời khai nhận tội của bị can, bị cáo chỉ được xem là chứng cứ khi “phù hợp” với các bằng chứng khác có liên quan trong vụ án. Hay nói cách khác, lời khai nhận tội không thể xem là chứng cứ duy nhất và đủ để kết tội một người. Vì nhiều lý do, cả chủ quan lẫn khách quan, một bị can có thể khai “nhận tội” nhưng thực chất họ không phạm tội. Đó là các trường hợp như : nhận tội thay vì mục đích cá nhân, bị ép cung, tra tấn …

Chính vì không tuân thủ nghiêm nguyên tắc này nên trên thực tế, những vụ việc như trường hợp của ông Sugaya không phải là quá hiếm.

(Theo: BBC)

 

 
LUẬT BẮC VIỆT ( BVL LAWFIFM) 
"HÃY NÓI VỚI LUẬT SƯ ĐIỀU BẠN CẦN"
------------------------------------------- 
Liên hệ với Luật sư : 
P: 0938188889 - 0913753918
M: ceo@bacvietluat.vn – lawyer.@bacvietluat.vn
W: www.sanduan.vn - www.bacvietluat.vn - www.tuvanluat.com.vn - www.bantinphapluat.com 


Bình luận

Chưa có bình luận cho bài viết này.

Gửi bình luận

Bạn cần Đăng nhập để viết bình luận bằng tài khoản cá nhân.

Bình luận bằng Facebook

Được thành lập bởi đội ngũ Luật sư thành đạt trong các môi trường lớn là các văn phòng luật sư trong nước và văn phòng luật sư nước ngoài tại Việt Nam.
Đ/c: Lô 23, Tổ 26, Ngõ 1, Nguyễn thị Định, Trung Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội.
Email: ceo@bacvietluat.vn
Hotline: 0938188889 - 0168.769.6666

Đăng ký nhận tin

Nhập email để là người đâu tiên nhận được những tin tức mới nhất từ Bắc Việt Luật. Chúng tôi cam kết bảo đảm quyền riêng tư cho email của bạn.

Hỗ trợ trực tuyến