Sử dụng phí bảo trì chung cư như thế nào?
Sử dụng phí bảo trì chung cư như thế nào?
Chủ đầu tư phải có trách nhiệm đóng kinh phí bảo trì nhà chung cư bằng cách thức gửi vào số tài khoản tiền gửi tiết kiệm được mở tại tổ chức tín dụng hiện đang hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam để thực hiện quản lý kinh phí này, đồng thời tiến hành thông báo cho cơ quan quản lý về nhà ở cấp tỉnh nơi có tòa nhà chung cư biết trong vòng thời hạn 07 ngày kể từ ngày chủ đầu tư thu kinh phí của người mua, người thuê mua căn hộ hoặc phần diện tích khác trong nhà chung cư đối với trường hợp thu kinh phí bảo trì theo tỷ lệ 2% nêu trên.
- Chủ đầu tư phải thực hiện việc chuyển giao toàn bộ kinh phí bảo trì nhà chung cư bao gồm cả phần lãi suất tiền gửi cho Ban quản trị tòa nhà chung cư tiến hành thực hiện việc sử dụng, quản lý kinh phí theo quy định của pháp luật và đồng thời phải có văn bản thông báo cho cơ quan quản lý nhà ở cấp tỉnh biết về việc này trong vòng thời hạn là 07 ngày kể từ ngày Ban quản trị nhà chung cư được thành lập; nếu những chủ đầu tư nào không tiến hành việc bàn giao kinh phí này thì Ban quản trị nhà chung cư sẽ có quyền yêu cầu Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi có nhà chung cư thực hiện các biện pháp cưỡng chế để buộc chủ đầu tư phải thực hiện trách nhiệm bàn giao theo các quy định của Chính phủ.
- Sau khi nhận được kinh phí bảo trì thì Ban quản trị nhà chung cư phải có trách nhiệm sử dụng, quản lý kinh phí bảo trì nhà chung cư theo đúng mục đích, đúng hạng mục cần phải bảo trì dựa trên các kế hoạch bảo trì đã được thông qua tại Hội nghị nhà chung cư hằng năm. Đối với việc sử dụng kinh phí bảo trì nhà chung cư cho phần sở hữu chung thì phải có hóa đơn tài chính, có việc thanh toán và quyết toán theo như các quy định của pháp luật về tài chính và phải tiến hành báo cáo tại Hội nghị nhà chung cư.
Đối với những thành viên của Ban quản trị nhà chung cư mà có những quyết định về việc sử dụng kinh phí không đúng quy định thì sẽ bị xử lý theo các quy định của pháp luật và phải có trách nhiệm bồi thường thiệt hại.
- Đối với kinh phí bảo trì phần sở hữu chung của nhà chung cư có nhiều chủ sở hữu nêu trên chỉ được sử dụng nhằm mục đích bảo trì các phần sở hữu chung của tòa nhà chung cư đó, nghiêm cấm việc sử dụng kinh phí này cho việc quản lý vận hành nhà chung cư và sử dụng cho các mục đích khác; nếu thuộc trường hợp nhà chung cư buộc phải phá dỡ theo quy định mà kinh phí bảo trì nhà chung cư chưa được sử dụng hết thì sẽ được sử dụng để chi trả cho việc hỗ trợ tái định cư hoặc sử dụng để đưa vào quỹ bảo trì phần sở hữu chung của nhà chung cư mới sau khi đã được xây dựng lại.
Chủ đầu tư vi phạm trách nhiệm bàn giao phí bảo trì nhà chung cư sẽ bị xử lý theo Nghị định số 139/2017/NĐ-CP thông qua các chế tài sau đây:
- Xử phạt vi phạm hành chính: Chủ đầu tư sẽ bị phạt tiền từ 100 triệu đến 150 triệu do không bàn giao, chậm bàn giao, bàn giao không đầy đủ hoặc bàn giao không đúng đối tượng nhận kinh phí bảo trì và biện pháp khắc phục hậu quả đối với vi phạm này là Chủ đầu tư bị buộc bàn giao ngay phí bảo trì cho Ban quản trị. (điểm b khoản 7 Điều 66)
- Trường hợp chủ đầu tư không bàn giao kinh phí bảo trì theo quy định thì Ban quản trị nhà chung cư có văn bản đề nghị Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi có nhà chung cư yêu cầu chủ đầu tư bàn giao kinh phí bảo trì theo quy định. Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được văn bản của Ban quản trị nhà chung cư, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có văn bản yêu cầu tổ chức tín dụng nơi chủ đầu tư mở tài khoản tiền gửi kinh phí bảo trì cung cấp thông tin về số tài khoản, số tiền trong tài khoản. Trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày nhận được văn bản của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, tổ chức tín dụng có trách nhiệm cung cấp thông tin cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; (Điều 37 Nghị định 99/2015/NĐ-CP)
LUẬT BẮC VIỆT ( BVL LAWFIFM)
"HÃY NÓI VỚI LUẬT SƯ ĐIỀU BẠN CẦN"
-------------------------------------------
Liên hệ với Luật sư :
P: 0938188889 - 0913753918
M: ceo@bacvietluat.vn – lawyer.@bacvietluat.vn
|
Bình luận
Bình luận bằng Facebook