/ / / /

Phân tích pháp lý vụ việc Đất đai, xác định tình trạng pháp lý tiền tố tụng


Phân tích pháp lý vụ việc Đất đai, xác định tình trạng pháp lý tiền tố tụng
Các tranh chấp về đất đai rất đa dạng và phong phú, chính vì vậy để giải quyết gốc rễ các tranh chấp đất đai cần hiểu đúng các vấn đề mang tính nguyên tắc pháp luật, mới có thể đánh giá đúng bản chất sự việc và từ đó vận dụng những quy định pháp luật phù hợp với vấn đề cần giải quyết.

Hiện nay các tranh chấp đất đai có thể được chia làm hai loại lớn, đó là:

1. Các tranh chấp mà trong đó cần xác định ai là người có quyền sử dụng hợp pháp đất đang tranh chấp

2. Tranh chấp đất đai trong đó người sử dụng đất đã sử dụng đất hợp pháp, tranh chấp chỉ phát sinh trong quá trình người đó thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình.

Thứ nhất: các tranh chấp mà trong đó cần xác định ai là người có quyền sử dụng hợp pháp đất đang tranh chấp
Trong dạng tranh chấp này luôn luôn có sự tranh chấp giữa các bên về quyền quản lý, quyền sử dụng một diện tích nào đó hoặc một phần trong diện tích đó. Việc xác định ai là người có quyền sử dụng hợp pháp đất tranh chấp đó là trách nhiệm của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Có thể có dạng như sau:

- Tranh chấp về quyền sử dụng đất có liên quan đến tranh chấp về địa giới hành chính. Loại tranh chấp này thường xảy ra giữa người ở hai tỉnh, hai huyện, hai xã với nhau, tập trung ớ những nơi có vị trí quan trọng trong việc phát triển kinh tế, văn hóa, ở những vị trí dọc theo triền sông lớn, những vùng có địa giới không rõ ràng, không có mốc giới nhưng là vị trí quan trọng, ở những nơi có nguồn lâm, thổ sản quý. Cùng với việc chia tách các đơn vị hành chính tỉnh, huyện, xã thì tranh chấp đất đai liên quan đến địa giới hành chính tương đối nhiều.

- Tranh chấp đòi lại đất, đòi lại tài sản gắn liền với quyền sử dụng đất: Thực chất đây là dạng tranh chấp đòi lại đất, đòi lại tài sản gắn liền với đất có nguồn gốc trước đây thuộc quyền sở hữu của họ hoặc người thân của họ mà do nhiều nguyên nhân khác nhau họ không còn quản lý, sứ dụng nữa. Bây giờ những người này đòi lại người đang quản lý, sử dụng dẫn đến tranh chấp. Trong dạng tranh chấp này có các loại sau:

- Tranh chấp quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với quyền sử dụng đất khi vợ chồng ly hôn: Đây là trường hợp tranh chấp đất hoặc tài sản gắn liền với quyền sử dụng đất khi vợ chồng ly hôn. Đất tranh chấp có thể là đất nông nghiệp, lâm nghiệp hoặc đất để ở; có thể là giữa vợ chồng với nhau hoặc giữa một bên ly hôn với hộ gia đình vợ hoặc chồng hoặc có thể xảy ra khi bố mẹ cho con đất, đến khi con ly hôn thì cha mẹ đòi lại...

- Tranh chấp về quyền thừa kế quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với quyền sử dụng đất: Đây là dạng tranh chấp do người có quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất chết mà không để lại di chúc, hoặc để lại di chúc không phù hợp với quy định của pháp luật và những người hưởng thừa kế không thỏa thuận được với nhau về phân chia thừa kế hoặc thiếu hiểu biết về pháp luật dẫn đến tranh chấp.

- Tranh chấp giữa những người sử dụng với nhau về ranh giới giữa các vùng đất được phép sử dụng và quản lý: Đây là tranh chấp về ranh giới. Loại tranh chấp này thường do một bên tự ý thay đổi ranh giới hoặc hai bên không xác định được với nhau về ranh giới, một số trường hợp chiếm luôn diện tích đất của người khác. Những trường hợp tranh chấp này xảy ra thường do ranh giới đất giữa những người sử dụng đất liền kề không rõ ràng, đất này thường sang nhượng nhiều lần, bàn giao không rõ ràng.

Thứ hai: Tranh chấp đất đai trong đó người sử dụng đất đã sử dụng đất hợp pháp, tranh chấp chỉ phát sinh trong quá trình người đó thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình.

Các dạng tranh chấp đất đai trong đó người sử dụng đất đã sử dụng hợp pháp, tranh chấp chỉ phát sinh trong quá trình người đó thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình. Trong các dạng tranh chấp này thì người đang sử dụng đất đã sử dụng hợp pháp đất, không có ai tranh chấp. Tuy nhiên, khi sử dụng quyền và nghĩa vụ sử dụng đất của mình như: Thực hiện các giao dịch về dân sự, hoặc do chủ trương, chính sách của Nhà nước như giải tỏa, trưng dụng, trưng mua hoặc do người khác gây thiệt hại, hoặc bị hạn chế về quyền và nghĩa vụ sử dụng đất của mình mà dẫn đến tranh chấp. Có các dạng sau:

- Tranh chấp hợp đồng chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại quyền sử dụng đất, thế chấp hoặc bảo lãnh, góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng đất.

- Tranh chấp do người khác gây thiệt hại hoặc hạn chế quyền và nghĩa vụ phát sinh trong quá trình sử dụng đất.

- Tranh chấp về mục đích sử dụng, đặc biệt là tranh chấp về đất nông nghiệp với đất lâm nghiệp, giữa đất trồng lúa với đất nuôi tôm, giữa đất trồng cao su với đất trồng cà phê, giữa đất nông nghiệp với đất thổ cư trong quá trình phân bố và quy hoạch sử dụng. Trong thực tế trường hợp tranh chấp này xảy ra như sau: Do mục đích sử dụng đất nên Nhà nước thu hồi đất của người đang sử dụng để giao cho người khác sử dụng với mục đích khác, dẫn đến người đang sử dụng đất khiếu kiện việc chuyển mục đích sử dụng đất hay khiếu kiện việc thu hồi hoặc khiếu kiện người được giao đất sử dụng với mục đích khác. Mặt khác, người được Nhà nước giao đất chuyển mục đích sử dụng khiếu kiện người đang sử dụng đất phải giao đất cho mình theo quyết định giao đất.

- Tranh chấp về giải toả mặt bằng phục vụ các công trình công cộng, lợi ích quốc gia và mức đền bù khi thực hiện giải tỏa.

Trong tranh chấp loại này chủ yếu là khiếu kiện về giá đất đền bù, diện tích đất được đền bù, giá cả đất tái định cư và đền bù không đúng người, giải tỏa quá mức quy định để chừa đất cấp cho các đối tượng khác. Trong tình hình hiện nay, việc quy hoạch mở mang đường sá, đô thị quá lớn đẫn đến việc tranh chấp loại này rất gay gắt, phức tạp và có nhiều người, tập thể đồng loạt khiếu kiện.

Hiện nay, ngoài những tranh chấp như đã trình bày trên, còn có một loại tranh chấp nữa, đó là tranh chấp trong lĩnh vực quản lý nhà nước về đất đai tức là tranh chấp hành chính về đất đai. Các tranh chấp thuộc nhóm này thường nảy sinh khi các quyết định hành chính hoặc hành vi hành chính của cơ quan quản lý nhà nước về đất đai hoặc cán bộ quản lý nhà nước về đất đai áp dụng đã làm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của các đương sự.
Thí dụ: Các quyết định về giao đất, thu hồi đất, cho thuê đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thu hồi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, các quyết định về giải quyết tranh chấp đất đai .

Thủ tục pháp lý tiền tố tụng:

Khi muốn khởi kiện tranh chấp đất đai ra Tòa án có thẩm quyền giải quyết, các đương sự cần xem xét vụ việc đất đai đó đã đáp ứng đủ các điều kiện về tiền tố tụng hay chưa để khởi kiện ra Tòa án. Vì nếu vụ việc chưa qua thủ tục tiền tố tụng thì Tòa án sẽ trả lại đơn kiện. Theo quy định pháp luật hiện hành, các tranh chấp về đất đai tùy thuộc là tranh chấp gì để thực hiện các thủ tục tiền tố tụng cho phù hợp, cụ thể: Nếu tranh chấp đất đai bình thường các bên cần phải trải qua thủ tục hòa giải theo quy định tại Điều 135 Luật đất đai: “ khi các bên tranh chấp không hòa giải được thì gửi đơn đến UBND xã, phường, thị trấn nơi có tranh chấp. UBND cấp xã có trách nhiệm phối hợp với Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của mặt trận, các tổ chức xã hội khác để hòa giải trong thời gian 30 ngày làm việc, kể từ ngày UBND cấp xã nhận được đơn ”.

Đối với các tranh chấp trong lĩnh vực quản lý nhà nước về đất đai mà thuộc trường hợp quy định tại Điều 11 Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính thì cần phải qua thủ tục khiếu nại và thời hạn quy định tại Điều 36 và Điều 39 Luật Khiếu nại tố cáo năm 1998 đã được sửa đổi năm 2005.

 
LUẬT BẮC VIỆT ( BVL LAWFIFM) 
"HÃY NÓI VỚI LUẬT SƯ ĐIỀU BẠN CẦN"
------------------------------------------- 
Liên hệ với Luật sư : 
P: 0938188889 - 0913753918
M: ceo@bacvietluat.vn – lawyer.@bacvietluat.vn
W: www.sanduan.vn - www.bacvietluat.vn - www.tuvanluat.com.vn - www.bantinphapluat.com 


Bình luận

Chưa có bình luận cho bài viết này.

Gửi bình luận

Bạn cần Đăng nhập để viết bình luận bằng tài khoản cá nhân.

Bình luận bằng Facebook

Được thành lập bởi đội ngũ Luật sư thành đạt trong các môi trường lớn là các văn phòng luật sư trong nước và văn phòng luật sư nước ngoài tại Việt Nam.
Đ/c: Lô 23, Tổ 26, Ngõ 1, Nguyễn thị Định, Trung Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội.
Email: ceo@bacvietluat.vn
Hotline: 0938188889 - 0168.769.6666

Đăng ký nhận tin

Nhập email để là người đâu tiên nhận được những tin tức mới nhất từ Bắc Việt Luật. Chúng tôi cam kết bảo đảm quyền riêng tư cho email của bạn.

Hỗ trợ trực tuyến