Người ở nước ngoài muốn về làm việc ở Việt Nam ?
"Chúng tôi là những lập trình viên cao cấp đang làm việc tại Mỹ, được một số công ty phần mềm Việt Nam mời về làm việc. Xin vui lòng cho biết các điều kiện và thủ tục để có thể về làm việc tại Việt Nam?". (Ngọc Quang, Mỹ)
Trả lời:
Theo Nghị định 105 ngày 17/09/2003, người Việt Nam ở nước ngoài (và người nước ngoài) làm việc tại Việt Nam cần phải có những điều kiện sau:
- Đủ 18 tuổi trở lên;
- Có trình độ chuyên môn, tay nghề và sức khoẻ phù hợp với yêu cầu công việc đòi hỏi chuyên môn kỹ thuật cao hoặc công việc quản lý mà lao động Việt Nam chưa đáp ứng được;
- Không có tiền án, tiền sự về tội xâm phạm an ninh quốc gia theo quy định của pháp luật Việt Nam, không có tiền án, tiền sự về tội hình sự khác hoặc đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, đang chấp hành hình phạt, chưa được xoá án theo quy định của pháp luật Việt Nam hoặc pháp luật nước ngoài.
Người xin làm việc tại Việt Nam phải làm 03 bộ hồ sơ xin cấp giấy phép lao động, mỗi bộ hồ sơ gồm các giấy tờ dưới đây:
- Đơn xin cấp giấy phép lao động tại Việt Nam;
- Bản sao hợp đồng lao động đã ký kết với người sử dụng lao động có chứng nhận của cơ quan công chứng Nhà nước Việt Nam, hợp đồng lao động được ký kết theo mẫu do Bộ Lao động Thương binh và Xã hội ấn hành;
- Bản sao chứng chỉ về trình độ chuyên môn tay nghề của lao động nước ngoài.
- Giấy chứng nhận sức khoẻ do bệnh viện từ cấp tỉnh trở lên của Việt Nam hoặc bệnh viện, cơ sở khám, chữa bệnh có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam cấp. Nếu chứng nhận sức khoẻ được cấp ở nước ngoài thì theo quy định của nước sở tại;
- Sơ yếu lý lịch của lao động nước ngoài có dán ảnh và có xác nhận của công ty mẹ nếu do công ty mẹ cử sang làm việc tại Việt Nam hoặc có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền nơi người đó là công dân hoặc cư trú cuối cùng nếu doanh nghiệp tự tuyển; trường hợp pháp luật của nước đó không quy định về việc xác nhận sơ yếu lý lịch thì người lao động phải ghi rõ.
Người xin làm việc tại Việt Nam nộp một bộ hồ sơ cho đơn vị sử dụng lao động, 2 bộ hồ sơ cho Sở Lao động Thương binh và Xã hội, nơi có trụ sở chính của người sử dụng lao động.
Sở Lao động - Thương binh và Xã hội làm đầu mối tiếp nhận hồ sơ, phân loại và phối hợp với cơ quan có liên quan xem xét việc cấp giấy phép trong thời hạn 45 ngày.
Thạc sĩ Phạm Thanh Bình
Trả lời:
Theo Nghị định 105 ngày 17/09/2003, người Việt Nam ở nước ngoài (và người nước ngoài) làm việc tại Việt Nam cần phải có những điều kiện sau:
- Đủ 18 tuổi trở lên;
- Có trình độ chuyên môn, tay nghề và sức khoẻ phù hợp với yêu cầu công việc đòi hỏi chuyên môn kỹ thuật cao hoặc công việc quản lý mà lao động Việt Nam chưa đáp ứng được;
- Không có tiền án, tiền sự về tội xâm phạm an ninh quốc gia theo quy định của pháp luật Việt Nam, không có tiền án, tiền sự về tội hình sự khác hoặc đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, đang chấp hành hình phạt, chưa được xoá án theo quy định của pháp luật Việt Nam hoặc pháp luật nước ngoài.
Người xin làm việc tại Việt Nam phải làm 03 bộ hồ sơ xin cấp giấy phép lao động, mỗi bộ hồ sơ gồm các giấy tờ dưới đây:
- Đơn xin cấp giấy phép lao động tại Việt Nam;
- Bản sao hợp đồng lao động đã ký kết với người sử dụng lao động có chứng nhận của cơ quan công chứng Nhà nước Việt Nam, hợp đồng lao động được ký kết theo mẫu do Bộ Lao động Thương binh và Xã hội ấn hành;
- Bản sao chứng chỉ về trình độ chuyên môn tay nghề của lao động nước ngoài.
- Giấy chứng nhận sức khoẻ do bệnh viện từ cấp tỉnh trở lên của Việt Nam hoặc bệnh viện, cơ sở khám, chữa bệnh có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam cấp. Nếu chứng nhận sức khoẻ được cấp ở nước ngoài thì theo quy định của nước sở tại;
- Sơ yếu lý lịch của lao động nước ngoài có dán ảnh và có xác nhận của công ty mẹ nếu do công ty mẹ cử sang làm việc tại Việt Nam hoặc có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền nơi người đó là công dân hoặc cư trú cuối cùng nếu doanh nghiệp tự tuyển; trường hợp pháp luật của nước đó không quy định về việc xác nhận sơ yếu lý lịch thì người lao động phải ghi rõ.
Người xin làm việc tại Việt Nam nộp một bộ hồ sơ cho đơn vị sử dụng lao động, 2 bộ hồ sơ cho Sở Lao động Thương binh và Xã hội, nơi có trụ sở chính của người sử dụng lao động.
Sở Lao động - Thương binh và Xã hội làm đầu mối tiếp nhận hồ sơ, phân loại và phối hợp với cơ quan có liên quan xem xét việc cấp giấy phép trong thời hạn 45 ngày.
Thạc sĩ Phạm Thanh Bình
LUẬT BẮC VIỆT ( BVL LAWFIFM)
"HÃY NÓI VỚI LUẬT SƯ ĐIỀU BẠN CẦN"
-------------------------------------------
Liên hệ với Luật sư :
P: 0938188889 - 0913753918
M: ceo@bacvietluat.vn – lawyer.@bacvietluat.vn
|
Bình luận
Bình luận bằng Facebook