Người lao động kiện vì bị sa thải không phải nộp án phí?
“Tôi bị công ty sa thải mà không có lý do chính đáng nên muốn khởi kiện ra tòa án thì có được không? Nếu xét xử thì tôi phải đóng án phí bao nhiêu?”. (Nguyễn Thị Thu Hà, thành phố Vinh, Nghệ An)
Trả lời:
Theo quy định tại Điều 166 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Lao động của Quốc hội khóa XI, kỳ họp thứ 10 số 74/2006/QH11 ngày 29/11/2006 thì tòa án nhân dân giải quyết các tranh chấp lao động cá nhân mà Hội đồng hòa giải lao động cơ sở hoặc hòa giải viên lao động hòa giải không thành hoặc không giải quyết trong thời hạn ba ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu hòa hòa giải.
Tuy nhiên, có một số tranh chấp lao động cá nhân tòa án nhân dân có quyền thụ lý, giải quyết ngay mà không bắt buộc phải qua hòa giải tại cơ sở:
a) Tranh chấp về xử lý kỷ luật lao động theo hình thức sa thải hoặc về trường hợp bị đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động;
b) Tranh chấp về bồi thường thiệt hại, trợ cấp khi chấm dứt hợp đồng lao động;
c) Tranh chấp giữa người giúp việc gia đình với người sử dụng lao động;
d) Tranh chấp về bảo hiểm xã hội quy định tại điểm b khoản 2 Điều 151 của Bộ luật này;
đ) Tranh chấp về bồi thường thiệt hại giữa người lao động với doanh nghiệp, tổ chức sự nghiệp đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
3. Người lao động được miễn án phí trong các hoạt động tố tụng để đòi tiền lương, trợ cấp mất việc làm, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội, tiền bồi thường về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, để giải quyết những vấn đề bồi thường thiệt hại hoặc vì bị sa thải, chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật.
Theo quy định nói trên thì trường hợp của bạn có thể khởi kiện ngay ra tòa án mà không bắt buộc phải qua hòa giải tại cơ sở, và bạn sẽ được miễn án phí khi tham gia tố tụng. Đơn khởi kiện bạn cần nộp tại tòa án quận, huyện nơi công ty đóng trụ sở chính.
Thạc sĩ Phạm Thanh Bình
Trả lời:
Theo quy định tại Điều 166 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Lao động của Quốc hội khóa XI, kỳ họp thứ 10 số 74/2006/QH11 ngày 29/11/2006 thì tòa án nhân dân giải quyết các tranh chấp lao động cá nhân mà Hội đồng hòa giải lao động cơ sở hoặc hòa giải viên lao động hòa giải không thành hoặc không giải quyết trong thời hạn ba ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu hòa hòa giải.
Tuy nhiên, có một số tranh chấp lao động cá nhân tòa án nhân dân có quyền thụ lý, giải quyết ngay mà không bắt buộc phải qua hòa giải tại cơ sở:
a) Tranh chấp về xử lý kỷ luật lao động theo hình thức sa thải hoặc về trường hợp bị đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động;
b) Tranh chấp về bồi thường thiệt hại, trợ cấp khi chấm dứt hợp đồng lao động;
c) Tranh chấp giữa người giúp việc gia đình với người sử dụng lao động;
d) Tranh chấp về bảo hiểm xã hội quy định tại điểm b khoản 2 Điều 151 của Bộ luật này;
đ) Tranh chấp về bồi thường thiệt hại giữa người lao động với doanh nghiệp, tổ chức sự nghiệp đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
3. Người lao động được miễn án phí trong các hoạt động tố tụng để đòi tiền lương, trợ cấp mất việc làm, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội, tiền bồi thường về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, để giải quyết những vấn đề bồi thường thiệt hại hoặc vì bị sa thải, chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật.
Theo quy định nói trên thì trường hợp của bạn có thể khởi kiện ngay ra tòa án mà không bắt buộc phải qua hòa giải tại cơ sở, và bạn sẽ được miễn án phí khi tham gia tố tụng. Đơn khởi kiện bạn cần nộp tại tòa án quận, huyện nơi công ty đóng trụ sở chính.
Thạc sĩ Phạm Thanh Bình
LUẬT BẮC VIỆT ( BVL LAWFIFM)
"HÃY NÓI VỚI LUẬT SƯ ĐIỀU BẠN CẦN"
-------------------------------------------
Liên hệ với Luật sư :
P: 0938188889 - 0913753918
M: ceo@bacvietluat.vn – lawyer.@bacvietluat.vn
|
Bình luận
Bình luận bằng Facebook