Một số vấn đề về phí thi hành án
Phí thi hành án là khoản thu nhằm bổ sung một phần cho ngân sách nhà nước, nâng cao trách nhiệm của người được thi hành án, tạo động lực để các bên cẩn thận hơn trong các giao dịch dân sự, khuyến khích các bên nỗ lực hoà giải, thoả thuận với nhau để tự nguyện thi hành án và đồng thời cũng là để phù hợp với nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa của nước ta hiện nay.
Chính vì vậy, tại Điều 20 Pháp lệnh thi hành án dân sự năm 2004 (PLTHADS) quy định: “Người được thi hành án có đơn yêu cầu thi hành án phải nộp phí thi hành án đối với khoản thi hành án có giá ngạch trên giá trị tài sản mà người đó thực nhận”.
Cụ thể hoá quy định trên, Thông tư 68/2008/TTLT-BTC-BTP ngày 21 tháng 7 năm 2008 của Chính phủ (thay thế Thông tư 43/2006/TTLT-BTC-BTP ngày 19/5/2006) đã quy định chi tiết chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thi hành án.
Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện chúng tôi nhận thấy vẫn còn một số quy định trong Thông tư 68 cần phải được sửa đổi hoặc bãi bỏ.
Thứ nhất, việc ban hành quyết định thu phí thi hành án.
Theo quy định tại điểm a và điểm b khoản 2 mục II Thông tư 68 thì Thủ trưởng Cơ quan thi hành án là người có thẩm quyền ra quyết định thu phí thi hành án. Đối với vụ việc phải thu phí thi hành án nhiều lần thì mỗi lần thu phí Thủ trưởng Cơ quan thi hành án ra một quyết định thu phí thi hành án.
Khi nộp đơn yêu cầu thi hành án, người được thi hành án có đơn yêu cầu thi hành án chưa phải nộp phí thi hành án. Cơ quan thu phí chỉ được thu phí thi hành án khi chi trả tiền hoặc tài sản được thi hành án cho người được thi hành án.
Trên cơ sở đó, Quyết định số 07/2007/QĐ-BTP ngày 12/7/2007 của Bộ Tư pháp về việc ban hành quy định về Biểu mẫu nghiệp vụ thi hành án thì Quyết định thu phí (Biểu mẫu số 33) được ban hành căn cứ vào phiếu chi tiền hoặc biên bản giao nhận tài sản cho người được thi hành án.
Với quy định trên, xét về mặt nội dung là hoàn toàn đúng với quy định tại Điều 20 của PLTHADS. Tuy nhiên, đứng về phương diện cải cách thủ tục hành chính thì quy định trên là chưa đảm bảo, bởi thực tế trong quá trình tổ chức thi hành án hiện nay có rất nhiều vụ việc thi hành án phải thu phí thi hành án làm nhiều lần, đó là những việc thi hành án theo định kỳ, những việc mà người phải thi hành án không có khả năng thi hành án một lần hoặc những việc mà các đương sự thoả thuận thi hành án thành nhiều lần…tất cả những việc đó mỗi lần chi tiền hoặc giao tài sản cho người được thi hành án thì phải ra một quyết định thu phí, điều này đi ngược lại nỗ lực cải cách thủ tục hành chính của chúng ta hiện nay. Việc ra quyết định thu phí như vậy không chỉ gây tốn kém về chi phí, công sức của cơ quan thi hành án mà nó còn gặp rất nhiều khó khăn trong quá trình ban hành quyết định thu phí. Bởi muốn ban hành được một quyết định thu phí đòi hỏi về mặt thời gian phải sau khi lập phiếu chi tiền hoặc biên bản giao nhận tài sản, về thành phần phải có Thủ trưởng (người ký quyết định), Văn thư (người đóng dấu), người thụ lý sổ ra quyết định thu phí…Với quy trình và thủ tục đó, nó còn gây rất nhiều phiền hà ngay cho cả người được thi hành án.
Thứ hai, thu phí trong các vụ việc chia tài sản chung, chia thừa kế; chia tài sản trong ly hôn; vụ việc mà các bên vừa có quyền vừa có nghĩa vụ đối với tài sản được thi hành án.
Điểm c khoản 2 mục II Thông tư 68 quy định: “Đối với các vụ việc chia tài sản chung, chia thừa kế; chia tài sản trong ly hôn; vụ việc mà các bên vừa có quyền, vừa có nghĩa vụ đối với tài sản được thi hành án (chỉ cần một trong các bên có đơn yêu cầu thi hành án), người nhận tài sản phải nộp phí thi hành án tương ứng với giá trị tài sản thực nhận tính trên tổng số tiền phí thi hành án phải nộp của các bên”.
Theo quy định trên thì sẽ có trường hợp người được thi hành án chưa làm đơn hoặc không làm đơn yêu cầu thi hành án nhưng vẫn phải nộp phí thi hành án trên giá trị tài sản mà họ được nhận theo phán quyết của Toà án. Quy định này rõ ràng là hoàn toàn trái với quy định tại Điều 20 PLTHADS năm 2004, bởi theo quy định tại Điều 20 thì chỉ người được thi hành án có đơn yêu cầu thi hành án mới phải chịu phí thi hành án. Đây là một quy định mang tính nguyên tắc.
Hơn nữa trong thực tế để được Cơ quan thi hành án giao tài sản thì người được thi hành án phải có đơn yêu cầu thi hành án (kể cả trường hợp do người phải thi hành án làm đơn yêu cầu thi hành án). Không thể có trường hợp Cơ quan thi hành án giao tài sản cho người được thi hành án khi họ chưa có đơn yêu cầu thi hành án.
Dưới đây tôi xin đưa ra một vụ việc thực tế như sau:
Theo quyết định của Bản án số 60/2008/HNGĐ-ST ngày 15/10/2008 của Toà án nhân dân huyện PV về việc ly hôn và chia tài sản chung của vợ chồng thì ông Nguyễn Văn A và bà Trần Thị B được ly hôn nhau. Về tài sản, ông Nguyễn Văn A được giao 500m2quyền sử dụng đất ở, bà Trần Thị B được giao 600m2 quyền sử dụng đất ở.
Ngày 06/02/2009, ông A làm Đơn yêu cầu thi hành án gửi Cơ quan thi hành án PV. Sau khi nhận đơn yêu cầu thi hành án của ông A, Cơ quan thi hành án huyện PV đã ra quyết định thi hành án và tiến hành giao đất cho ông A theo quyết định của Toà án. Căn cứ điểm c khoản 2 mục II Thông tư 68, Thủ trưởng Cơ quan thi hành án huyện PV đã ra quyết định thu phí thi hành án đối với ông Nguyễn Văn A và cả bà Trần Thị B. Tuy nhiên, do bà B không làm đơn yêu cầu thi hành án nên Cơ quan thi hành án huyện PV không tổ chức giao đất cho bà B. Do đó, khi Cơ quan thi hành án gửi Quyết định thu phí đối với bà B thì bà B có đơn khiếu nại rằng việc Cơ quan thi hành án thu phí thi hành án đối với Bà là hoàn toàn sai. Vì Bà cho rằng mình không có làm đơn yêu cầu thi hành án và cũng không nhận tài sản do cơ quan thi hành án giao nên Cơ quan thi hành án không thể thu phí thi hành án đối với Bà. Vụ việc này hiện nay đang có hai quan điểm:
Quan điểm thứ nhất cho rằng, Cơ quan thi hành án huyện PV căn cứ vào điểm c khoản 2 mục II Thông tư 68 để ra Quyết định thu phí đối với cả bà B là hoàn toàn đúng pháp luật. Vì đây là trường hợp chia tài sản trong ly hôn nên chỉ cần ông A có đơn yêu cầu thi hành án thì bà B cũng phải chịu phí thi hành án đối với phần tài sản mà bà được nhận theo quyết định của Toà án.
Quan điểm thứ hai thì đồng tình với khiếu nại của bà B, và cho rằng việc Cơ quan thi hành án huyện PV ra quyết định thu phí trong trường hợp này là trái với quy định tại Điều 20 PLTHADS và quy định tại điểm b khoản 2 mục II Thông tư 68.
Thứ 3, người được thi hành án có đơn rút đơn yêu cầu thi hành án.
Tại điểm d khoản 2 mục II của Thông tư 68 quy định: “nếu người được thi hành án rút đơn yêu cầu thi hành án nhưng không từ bỏ quyền và lợi ích mà họ được hưởng theo quy định tại khoản 3 Điều 28 PLTHADS và việc rút đơn thực hiện sau khi có quyết định cưỡng chế thi hành án, thì người được thi hành án phải nộp 1/3 số phí thi hành án phải nộp như của trường hợp không rút đơn.
Với quy định trên, chúng ta thấy việc người được thi hành án rút đơn mà không từ bỏ quyền và lợi ích mà họ được hưởng thì không có ý nghĩa gì về mặt pháp lý. Bởi trong trường hợp này cơ quan thi hành án cũng không thể đình chỉ việc thi hành án theo quy định tại Điều 28 PLTHADS hay trả lại đơn yêu cầu thi hành án cho người được thi hành án theo quy định tại Điều 29 PLTHADS mà vẫn phải tiếp tục tổ chức việc thi hành án. Do đó, quy định mức phí phải nộp là 1/3 số phí thi hành án phải nộp như của trường hợp không rút đơn là không hợp lý. Hơn nữa, đây có thể là một khe hở để người được thi hành án lợi dụng nhằm giảm bớt được 2/3 số phí thi hành án phải nộp.
*Kiến nghị:
Từ những phân tích trên, chúng tôi thấy rằng các cơ quan có thẩm quyền cần sớm bãi bỏ những quy định tại điểm c và điểm d khoản 2 mục II Thông tư 68. Riêng đối với quy định tại điểm a khoản 2 mục II Thông tư 68 thì cần phải sửa đổi, bổ sung để cho Cơ quan thi hành án chỉ cần ban hành một quyết định thu phí thi hành án là đủ. Trên cơ sở đó số tiền phí thi hành án phải thu được căn cứ trên số tiền, tài sản mà người được thi hành án thực nhận.
CÁM ƠN TÁC GIẢ ĐÃ CHIA SẺ BÀI VIẾT. VIỆC SỬ DỤNG BÀI VIẾT VÀO MỤC ĐÍCH THƯƠNG MẠI PHẢI CÓ SỰ ĐỒNG Ý CỦA TÁC GIẢ - THS. CÙ HOÀNG HANH – Thi hành án dân sự, huyện Phú Vang, Thừa Thiên – Huế
Chính vì vậy, tại Điều 20 Pháp lệnh thi hành án dân sự năm 2004 (PLTHADS) quy định: “Người được thi hành án có đơn yêu cầu thi hành án phải nộp phí thi hành án đối với khoản thi hành án có giá ngạch trên giá trị tài sản mà người đó thực nhận”.
Cụ thể hoá quy định trên, Thông tư 68/2008/TTLT-BTC-BTP ngày 21 tháng 7 năm 2008 của Chính phủ (thay thế Thông tư 43/2006/TTLT-BTC-BTP ngày 19/5/2006) đã quy định chi tiết chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thi hành án.
Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện chúng tôi nhận thấy vẫn còn một số quy định trong Thông tư 68 cần phải được sửa đổi hoặc bãi bỏ.
Thứ nhất, việc ban hành quyết định thu phí thi hành án.
Theo quy định tại điểm a và điểm b khoản 2 mục II Thông tư 68 thì Thủ trưởng Cơ quan thi hành án là người có thẩm quyền ra quyết định thu phí thi hành án. Đối với vụ việc phải thu phí thi hành án nhiều lần thì mỗi lần thu phí Thủ trưởng Cơ quan thi hành án ra một quyết định thu phí thi hành án.
Khi nộp đơn yêu cầu thi hành án, người được thi hành án có đơn yêu cầu thi hành án chưa phải nộp phí thi hành án. Cơ quan thu phí chỉ được thu phí thi hành án khi chi trả tiền hoặc tài sản được thi hành án cho người được thi hành án.
Trên cơ sở đó, Quyết định số 07/2007/QĐ-BTP ngày 12/7/2007 của Bộ Tư pháp về việc ban hành quy định về Biểu mẫu nghiệp vụ thi hành án thì Quyết định thu phí (Biểu mẫu số 33) được ban hành căn cứ vào phiếu chi tiền hoặc biên bản giao nhận tài sản cho người được thi hành án.
Với quy định trên, xét về mặt nội dung là hoàn toàn đúng với quy định tại Điều 20 của PLTHADS. Tuy nhiên, đứng về phương diện cải cách thủ tục hành chính thì quy định trên là chưa đảm bảo, bởi thực tế trong quá trình tổ chức thi hành án hiện nay có rất nhiều vụ việc thi hành án phải thu phí thi hành án làm nhiều lần, đó là những việc thi hành án theo định kỳ, những việc mà người phải thi hành án không có khả năng thi hành án một lần hoặc những việc mà các đương sự thoả thuận thi hành án thành nhiều lần…tất cả những việc đó mỗi lần chi tiền hoặc giao tài sản cho người được thi hành án thì phải ra một quyết định thu phí, điều này đi ngược lại nỗ lực cải cách thủ tục hành chính của chúng ta hiện nay. Việc ra quyết định thu phí như vậy không chỉ gây tốn kém về chi phí, công sức của cơ quan thi hành án mà nó còn gặp rất nhiều khó khăn trong quá trình ban hành quyết định thu phí. Bởi muốn ban hành được một quyết định thu phí đòi hỏi về mặt thời gian phải sau khi lập phiếu chi tiền hoặc biên bản giao nhận tài sản, về thành phần phải có Thủ trưởng (người ký quyết định), Văn thư (người đóng dấu), người thụ lý sổ ra quyết định thu phí…Với quy trình và thủ tục đó, nó còn gây rất nhiều phiền hà ngay cho cả người được thi hành án.
Thứ hai, thu phí trong các vụ việc chia tài sản chung, chia thừa kế; chia tài sản trong ly hôn; vụ việc mà các bên vừa có quyền vừa có nghĩa vụ đối với tài sản được thi hành án.
Điểm c khoản 2 mục II Thông tư 68 quy định: “Đối với các vụ việc chia tài sản chung, chia thừa kế; chia tài sản trong ly hôn; vụ việc mà các bên vừa có quyền, vừa có nghĩa vụ đối với tài sản được thi hành án (chỉ cần một trong các bên có đơn yêu cầu thi hành án), người nhận tài sản phải nộp phí thi hành án tương ứng với giá trị tài sản thực nhận tính trên tổng số tiền phí thi hành án phải nộp của các bên”.
Theo quy định trên thì sẽ có trường hợp người được thi hành án chưa làm đơn hoặc không làm đơn yêu cầu thi hành án nhưng vẫn phải nộp phí thi hành án trên giá trị tài sản mà họ được nhận theo phán quyết của Toà án. Quy định này rõ ràng là hoàn toàn trái với quy định tại Điều 20 PLTHADS năm 2004, bởi theo quy định tại Điều 20 thì chỉ người được thi hành án có đơn yêu cầu thi hành án mới phải chịu phí thi hành án. Đây là một quy định mang tính nguyên tắc.
Hơn nữa trong thực tế để được Cơ quan thi hành án giao tài sản thì người được thi hành án phải có đơn yêu cầu thi hành án (kể cả trường hợp do người phải thi hành án làm đơn yêu cầu thi hành án). Không thể có trường hợp Cơ quan thi hành án giao tài sản cho người được thi hành án khi họ chưa có đơn yêu cầu thi hành án.
Dưới đây tôi xin đưa ra một vụ việc thực tế như sau:
Theo quyết định của Bản án số 60/2008/HNGĐ-ST ngày 15/10/2008 của Toà án nhân dân huyện PV về việc ly hôn và chia tài sản chung của vợ chồng thì ông Nguyễn Văn A và bà Trần Thị B được ly hôn nhau. Về tài sản, ông Nguyễn Văn A được giao 500m2quyền sử dụng đất ở, bà Trần Thị B được giao 600m2 quyền sử dụng đất ở.
Ngày 06/02/2009, ông A làm Đơn yêu cầu thi hành án gửi Cơ quan thi hành án PV. Sau khi nhận đơn yêu cầu thi hành án của ông A, Cơ quan thi hành án huyện PV đã ra quyết định thi hành án và tiến hành giao đất cho ông A theo quyết định của Toà án. Căn cứ điểm c khoản 2 mục II Thông tư 68, Thủ trưởng Cơ quan thi hành án huyện PV đã ra quyết định thu phí thi hành án đối với ông Nguyễn Văn A và cả bà Trần Thị B. Tuy nhiên, do bà B không làm đơn yêu cầu thi hành án nên Cơ quan thi hành án huyện PV không tổ chức giao đất cho bà B. Do đó, khi Cơ quan thi hành án gửi Quyết định thu phí đối với bà B thì bà B có đơn khiếu nại rằng việc Cơ quan thi hành án thu phí thi hành án đối với Bà là hoàn toàn sai. Vì Bà cho rằng mình không có làm đơn yêu cầu thi hành án và cũng không nhận tài sản do cơ quan thi hành án giao nên Cơ quan thi hành án không thể thu phí thi hành án đối với Bà. Vụ việc này hiện nay đang có hai quan điểm:
Quan điểm thứ nhất cho rằng, Cơ quan thi hành án huyện PV căn cứ vào điểm c khoản 2 mục II Thông tư 68 để ra Quyết định thu phí đối với cả bà B là hoàn toàn đúng pháp luật. Vì đây là trường hợp chia tài sản trong ly hôn nên chỉ cần ông A có đơn yêu cầu thi hành án thì bà B cũng phải chịu phí thi hành án đối với phần tài sản mà bà được nhận theo quyết định của Toà án.
Quan điểm thứ hai thì đồng tình với khiếu nại của bà B, và cho rằng việc Cơ quan thi hành án huyện PV ra quyết định thu phí trong trường hợp này là trái với quy định tại Điều 20 PLTHADS và quy định tại điểm b khoản 2 mục II Thông tư 68.
Thứ 3, người được thi hành án có đơn rút đơn yêu cầu thi hành án.
Tại điểm d khoản 2 mục II của Thông tư 68 quy định: “nếu người được thi hành án rút đơn yêu cầu thi hành án nhưng không từ bỏ quyền và lợi ích mà họ được hưởng theo quy định tại khoản 3 Điều 28 PLTHADS và việc rút đơn thực hiện sau khi có quyết định cưỡng chế thi hành án, thì người được thi hành án phải nộp 1/3 số phí thi hành án phải nộp như của trường hợp không rút đơn.
Với quy định trên, chúng ta thấy việc người được thi hành án rút đơn mà không từ bỏ quyền và lợi ích mà họ được hưởng thì không có ý nghĩa gì về mặt pháp lý. Bởi trong trường hợp này cơ quan thi hành án cũng không thể đình chỉ việc thi hành án theo quy định tại Điều 28 PLTHADS hay trả lại đơn yêu cầu thi hành án cho người được thi hành án theo quy định tại Điều 29 PLTHADS mà vẫn phải tiếp tục tổ chức việc thi hành án. Do đó, quy định mức phí phải nộp là 1/3 số phí thi hành án phải nộp như của trường hợp không rút đơn là không hợp lý. Hơn nữa, đây có thể là một khe hở để người được thi hành án lợi dụng nhằm giảm bớt được 2/3 số phí thi hành án phải nộp.
*Kiến nghị:
Từ những phân tích trên, chúng tôi thấy rằng các cơ quan có thẩm quyền cần sớm bãi bỏ những quy định tại điểm c và điểm d khoản 2 mục II Thông tư 68. Riêng đối với quy định tại điểm a khoản 2 mục II Thông tư 68 thì cần phải sửa đổi, bổ sung để cho Cơ quan thi hành án chỉ cần ban hành một quyết định thu phí thi hành án là đủ. Trên cơ sở đó số tiền phí thi hành án phải thu được căn cứ trên số tiền, tài sản mà người được thi hành án thực nhận.
CÁM ƠN TÁC GIẢ ĐÃ CHIA SẺ BÀI VIẾT. VIỆC SỬ DỤNG BÀI VIẾT VÀO MỤC ĐÍCH THƯƠNG MẠI PHẢI CÓ SỰ ĐỒNG Ý CỦA TÁC GIẢ - THS. CÙ HOÀNG HANH – Thi hành án dân sự, huyện Phú Vang, Thừa Thiên – Huế
LUẬT BẮC VIỆT ( BVL LAWFIFM)
"HÃY NÓI VỚI LUẬT SƯ ĐIỀU BẠN CẦN"
-------------------------------------------
Liên hệ với Luật sư :
P: 0938188889 - 0913753918
M: ceo@bacvietluat.vn – lawyer.@bacvietluat.vn
|
Bình luận
Bình luận bằng Facebook