/ / / /

Luật sư Vũ Ngọc Dũng: Người tiêu dùng đừng mắc bẫy quảng cáo lừa trên Báo người tiêu dùng


Luật sư Vũ Ngọc Dũng: Người tiêu dùng đừng mắc bẫy quảng cáo lừa trên Báo người tiêu dùng
Trong khi quảng cáo "lập lờ đánh lận con đen", hoạt động bảo vệ người tiêu dùng chưa phát huy hết hiệu quả, trước hết người tiêu dùng phải biết cách tự bảo vệ mình. Lời khuyên của các chuyên gia để khán giả trở thành "người tiêu dùng thông minh".
Chờ được vạ, má đã sưngTheo khảo sát gần đây của Hiệp hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam, có tới 55% người tiêu dùng không biết quyền lợi của mình. TS. Vương Ngọc Tuấn, phụ trách Văn phòng Tư vấn Khiếu nại của hiệp hội, cho hay, người tiêu dùng Việt Nam rất cả tin đặc biệt tin các quảng cáo đăng tải trên phương tiện truyền thông đại chúng. Việc mua sản phẩm qua truyền hình rất dễ xảy ra tình trạng nhầm lẫn vì không trực tiếp tri giác về sản phẩm. Khi mua phải sản phẩm kém chất lượng, họ thường có tâm lý ngại khiếu nại, tố cáo vì nghĩ thủ tục rườm rà, "chờ được vạ thì má đã sưng".
Theo tiết lộ của một cán bộ nhận đơn thư khiếu nại từ Hội Tiêu chuẩn và bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam, có rất nhiều trường hợp, sự việc chưa kịp được xử lý thì người tiêu dùng rút đơn vì doanh nghiệp "bịt miệng". "Khi nhận được giấy mời đến làm việc với Hội vì có người khiếu nại, doanh nghiệp lập tức xử lý ngay. Họ sẽ làm mọi cách để người tiêu dùng rút đơn như đổi sản phẩm mới, hoàn tiền, lót thêm tiền. Người tiêu dùng ngại "dây dưa" lằng nhằng nên thường chấp nhận điều kiện doanh nghiệp đưa ra. Khi người tiêu dùng đã rút đơn thì chúng tôi rất khó xử lý", ông này nói.
Ông Vương Ngọc Tuấn khuyên người tiêu dùng không nên quá tin vào quảng cáo, phải tìm hiểu kỹ thông tin về sản phẩm, đọc kỹ thông tin trên bao bì, nhãn mác trước khi mua. Nên dùng sản phẩm rõ nguồn gốc xuất xứ, có chứng nhận chất lượng rõ ràng. Ông Tuấn cho rằng, người tiêu dùng khi mua phải hàng kém chất lượng không đúng với quảng cáo nên phản ảnh ngay với người bán hàng để họ giải quyết, bồi hoàn, hoặc để họ thu lại và kiểm tra lô hàng đó. "Người tiêu dùng thông minh còn là người phải biết nói không với cái xấu. Khi thấy có dấu hiệu bất chính, cần phải mạnh dạn khiến nại lên các cơ quan chức năng, các tổ chức bảo vệ người tiêu dùng vì lợi ích an toàn cho xã hội. Hội bảo vệ người tiêu dùng sẵn sàng tư vấn miễn phí, hỗ trợ giải quyết tất cả các khiếu nại", ông Tuấn nói.
Tổng giám đốc TVShopping Nguyễn Thị Hồng Minh nhận xét, nếu người tiêu dùng hiểu quảng cáo là "một nghệ thuật gây ấn tượng mạnh về sức hấp dẫn, ưu điểm của sản phẩm" để tạo ra sự quan tâm và thúc đẩy nhu cầu sử dụng thực tế, dẫn đến hành vi mua thì người tiêu dùng sẽ có lựa chọn đúng đắn. "Cá nhân tôi vẫn mua và sử dụng các sản phẩm có quảng cáo trên truyền hình. Tuy nhiên, không vì thế mà tôi có được hàm răng trắng bóng, mái tóc suôn mượt, hoặc áo quần sạch hết các vết bẩn... như cảm nhận mà người xem có được khi thưởng thức các quảng cáo", bà Minh chia sẻ.
Theo ông Đỗ Gia Phan, Phó Chủ tịch, Tổng Thư ký Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam, thì một số người tiêu dùng chưa có trách nhiệm xã hội cao, còn ngại hoặc e dè việc đòi hỏi quyền lợi cho mình. "Bởi vậy, người tiêu dùng cần phải dũng cảm hơn nữa trong việc đấu tranh vì quyền lợi chính đáng và đòi hỏi sự bồi thường xứng đáng khi bị thiệt hại về sức khỏe hoặc tài chính", ông Phan tư vấn. "Đó cũng là trách nhiệm của người tiêu dùng đối với toàn xã hội". Ông Phan cho rằng khi có sự cố xảy ra, người tiêu dùng nên gặp trực tiếp nhà sản xuất, người bán hàng để phản ánh. Nếu chưa giải quyết được thì nhờ tới sự can thiệp của các tổ chức như Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ Người tiêu dùng Việt Nam, hiệp hội bảo vệ người tiêu dùng ở các địa phương, Cục quản lý thị trường, Cục Đo lường chất lượng, Sở Công Thương ở các địa phương và các tổ chức xã hội khác.
Không thể cứ có tiền là đăng quảng cáo Bản thân các phương tiện truyền thông có sức ảnh hưởng vô cùng to lớn đến công chúng, nên việc quảng cáo - bằng cách sử dụng các phương tiện ấy như công cụ - tác động rất lớn đến thái độ và quyết định mua sắm của người tiêu dùng. Để người tiêu dùng không bị lừa trước các thông tin quảng cáo sai sự thật cũng như dẹp được tình trạng tràn lan quảng cáo sai sự thật, nói quá, nhiều luật sư cho rằng, vấn đề cốt lõi ngay từ đầu là cần rà soát kỹ thông tin quảng cáo đăng tải trên các phương tiện truyền thông đại chúng. Muốn vậy, cần có quy định rõ là các cơ quan thông tin đại chúng phải liên đới chịu trách nhiệm nếu quảng cáo mình phát, đăng tải sai sự thật. Ông Hà Văn Tăng, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Quảng cáo Việt Nam, đánh giá, người tiêu dùng có thông minh đến đâu cũng khó có thể kiểm định hết chất lượng của sản phẩm, chính vì vậy người ta mới tin vào quảng cáo.
Trong khi đó, việc đăng đăng quảng cáo lên các phương tiện truyền thông chỉ do một người quyết định, tổng biên tập của tờ báo đó. "Cứ có tiền là người ta đăng. Ai đảm bảo được những cơ quan ấy làm đúng. Cần phải có sự giám sát, kiểm tra chéo lẫn nhau", ông Tăng bày tỏ. Luật sư Vũ Ngọc Dũng, Tổng giám đốc Bắc Việt Luật cho biết, nếu Đài truyền hình cho qua thủ tục, làm không đúng luật quảng cáo thì mặc nhiên họ sẽ là đơn vị liên đới chịu trách nhiệm. Ví dụ như việc không đủ căn cứ và hồ sơ pháp lý để quảng cáo nhưng vì việc để có hợp đồng họ đã bỏ qua thủ tục thì Đài phải chịu trách nhiệm. "Trách nhiệm đó là: Liên đới cùng với doanh nghiệp quảng cáo bồi thường thiệt hại cho người tiêu dùng (nếu có), chịu trách nhiệm trước luật pháp Việt Nam về hành vi gian dối trong quảng cáo thương mại, nhẹ thì phạt hành chính, nặng thì truy cứu trách nhiệm hình sự", luật sư Dũng nói. Nhưng suy cho cùng, sự trừng phạt bằng đánh mất niềm tin từ khán giả mới là điều đáng sợ nhất bởi vì phục vụ khán giả chính là mục đích tối thượng của truyền thông.
Nếu mải mê chạy theo lợi nhuận, phớt lờ các giá trị đạo đức nghề nghiệp để doanh nghiệp sử dụng mình như công cụ để lừa dối khán giả thì các cơ quan truyền thông cũng sẽ bị khán giả tẩy chay. "Người tiêu dùng hàng ngày tiếp xúc với rất nhiều thông tin, hàng ngàn thông tin.
Để người tiêu dùng nhớ đến sản phẩm của mình, nhớ đến quảng cáo của mình đã khó. Để họ tin, họ yêu lại càng khó hơn, nhất là người tiêu dùng ngày càng khôn ngoan hơn," bà Nguyễn Hồng Mai, TGĐ InfoTV chia sẻ. "Chỉ có chất lượng sản phẩm, truyền thông đúng đắn và cách tiếp cận đúng, cộng với thời gian để người tiêu dùng trải nghiệm mới có thể mở được con đường đến trái tim của người tiêu dùng". Ở các nước phương Tây, báo chí đăng quảng cáo sai có thể bị phạt tới hàng triệu đô la. Chế tài nào giúp các nước này quản lý được hoạt động quảng cáo trên báo chí? Bạn đã từng tin vào báo chí, truyền hình mà vướng "bẫy" quảng cáo lừa? Theo bạn, người tiêu dùng có nên tin hoàn toàn vào quảng cáo?
Theo VEF
http://www.nguoitieudung.com.vn/home/?act=News-Detail-c-13-1003-Nguoi_tieu_dung_dung_mac_bay_quang_cao_lua.htmlhttp://www.vnecon.vn/showthread.php/60754-Ng%C6%B0%E1%BB%9Di-ti%C3%AAu-d%C3%B9ng-%C4%91%E1%BB%ABng-m%E1%BA%AFc-b%E1%BA%ABy-qu%E1%BA%A3ng-c%C3%A1o-quot-l%E1%BB%ABa-quotXem Toàn bộ tại đây

 
LUẬT BẮC VIỆT ( BVL LAWFIFM) 
"HÃY NÓI VỚI LUẬT SƯ ĐIỀU BẠN CẦN"
------------------------------------------- 
Liên hệ với Luật sư : 
P: 0938188889 - 0913753918
M: ceo@bacvietluat.vn – lawyer.@bacvietluat.vn
W: www.sanduan.vn - www.bacvietluat.vn - www.tuvanluat.com.vn - www.bantinphapluat.com 


Bình luận

Chưa có bình luận cho bài viết này.

Gửi bình luận

Bạn cần Đăng nhập để viết bình luận bằng tài khoản cá nhân.

Bình luận bằng Facebook

Được thành lập bởi đội ngũ Luật sư thành đạt trong các môi trường lớn là các văn phòng luật sư trong nước và văn phòng luật sư nước ngoài tại Việt Nam.
Đ/c: Lô 23, Tổ 26, Ngõ 1, Nguyễn thị Định, Trung Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội.
Email: ceo@bacvietluat.vn
Hotline: 0938188889 - 0168.769.6666

Đăng ký nhận tin

Nhập email để là người đâu tiên nhận được những tin tức mới nhất từ Bắc Việt Luật. Chúng tôi cam kết bảo đảm quyền riêng tư cho email của bạn.

Hỗ trợ trực tuyến