/ / / /

Luật Sư Việt Nam và “Hội Nhập”


Luật Sư Việt Nam và “Hội Nhập”
Được Luật sư Vũ Ngọc Dũng, CEO Bắc Việt Luật, thành viên tích cực của Emotino, giới thiệu trang webhttp://luatsutoanquoc.com, tôi lập tức đến thăm ngay và đọc được một bài viết rất thú vị của Luật sư Bút Thì Khiêm ghi nội dung phỏng vấn Ông Edward Nally, nguyên Chủ Tịch Hội Luật Sư Anh và Xứ Wales, người đã đến Việt Nam nhânTuần Lễ Pháp Luật Việt Nam-Châu Âu do Bộ Tư Pháp Việt Nam, Hội Đồng Anh, Hội Luật Sư Anh và Xứ Wales phối hợp tổ chức. Theo Ông Nally, việc (Việt Nam) gia nhập WTO đồng nghĩa với việc giới luật sư quốc tế sẽ đổ vào Việt Nam nhiều hơn, … và pháp luật trong nước (Việt Nam) gần như là lĩnh vực dành cho luật sư địa phương (Việt Nam). Do có sự chưa rõ và thậm chí trái nghịch nhau trong hai ý trên của Ông Nally, tôi xin có những nhận định sau.

 

Thật ra không cứ gì phải đợi đến khi Việt Nam gia nhập WTO hay phải có "hội nhập" mới nảy sinh vấn đề luật sư Việt Nam "vươn ra thế giới". Thậm chí việc cho rằng "pháp luật trong nước gần như là lĩnh vực dành cho luật sư địa phương" cũng không thực sự chuẩn xác. Trong thời gian Việt Nam chịu sự cấm vận thương mại toàn diện của chính quyền Hoa Kỳ từ sau ngày thống nhất đất nước 1975, đã có nhiều công ty luật nước ngoài mở văn phòng đại diện tại thành phố Hồ Chí Minh, như Lucy WayneKelvin Chia, Phillips Fox, Frasers, Baker & McKenzi hay Tilleke & Gibbins, v.v. hoạt động cực kỳ tích cực trong khuôn khổ luật pháp Việt Nam. Chẳng hạn công ty luật Phillips Fox đã tích cực chuyển ngữ các đạo luật của Việt Nam sang tiếng Anh, dù mục đích vẫn là thu lợi nhuận qua việc bán bản dịch cho biết bao nhà đầu tư quốc tế và cơ quan thông tấn hay cá nhân khắp các châu lục, nhưng cũng đã là những đóng góp không nhỏ trong phổ biến pháp luật Việt Nam theo hướng chuyên nghiệp tích cực và phục vụ sự phát triển kinh tế của Việt Nam thủa đầu mở cửa. Hoạt động của các công ty luật nước ngoài này bao gồm hỗ trợ tư vấn pháp luật cho các công ty nước ngoài xúc tiến liên kết liên doanh hoặc mở văn phòng đại diện tại Việt Nam, và làm dịch vụ hồ sơ lao động (với cơ quan chuyên trách, chẳng hạn ở Tp Hồ Chí Minh là FOSCO tức Công Ty Dịch Vụ Cơ Quan Nước Ngoài).

Ngoài ra, dù bất kỳ trong hoàn cảnh chính trị nào, bất kỳ quốc gia nào cũng có hoạt động ngoại thương riêng. Tại Việt Nam, hoạt động ngoại thương xuất nhập khẩu vẫn diễn ra mạnh mẽ ngay sau ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (kể cả kỳ tích xuất khẩu gạo mà người viết bài này chính là người nỗ lực giúp thực hiện thành công chuyến xuất một tàu 15.000 tấn gạo đầu tiên kể từ năm 1975) với sự thanh toán bằng đồng Bảng Anh, Đức Mã, Yên Nhật, và Phật Lăng Pháp (không được sử dụng Mỹ Kim tức USD do cấm vận); mà đã có giao thương và hợp đồng kinh tế, ắt có tranh chấp bất kỳ ngoài ý muốn, và Việt Nam đã phải tiến hành những phiên xử. Tuy chỉ qua "trọng tài kinh tế" do bấy giờ ta chưa có các luật sư có bằng cấp về corporate/business disputes, nhưng vẫn có thể nói chúng ta đã có kinh nghiệm "xử lý" các vụ kiện lĩnh vực kinh doanh có yếu tố nước ngoài, và các luật sư nước ngoài cũng đã có kinh nghiệm cung ứng dịch vụ luật pháp tại Việt Nam từ 25 năm nay.

 

 

Để "vươn ra thế giới", luật sư Việt Nam cần rất nhiều thứ chứ không phải chỉ là khả năng nói tiếng Anh. Prestige tức uy tín mới là cái chính, mà để có nó, luật sư phải chứng tỏ năng lực ngay tại Việt Nam qua chất lượng dịch vụ tư vấn pháp luật và tần suất thành công của sự cung ứng này đối với khách hàng - đặc biệt là khách hàng nước ngòai tại Việt Nam. Sự hài lòng của họ mới là lực đẩy cần thiết giúp luật sư Việt Nam vươn được ra thế giới.

Song, một điều cần quan tâm là không phải cứ nói đến toàn cầu hóa và hội nhập là buộc phải “vươn ra thế giới” theo nghĩa đen của ngôn từ, vì rằng không phải mọi đất nước, mọi doanh nghiệp, mọi người dân đều phải giong buồm ra biển lớn để chạm trán giữa đại dương! Xông ra biển lớn là để cập đến một bến bờ, nghĩa là ai sẽ là người lo hậu cần và xây dựng bến bờ chào đón và kinh doanh kiếm lời từ đoàn thương thuyền lũ lượt hè nhau cập bến ấy. Toàn cầu hóa là cơ hội không những để ta vươn ra thế giới mà còn để ta cho phép thiên hạ…vươn đến mình như một điểm đến lý thú của thiên niên kỷ. Học sinh học địa lý năm châu bốn biển không phải để du hành khắp nơi. Luật sư phải học luật các nước không phải để ra nước ngoài lập nghiệp. Đơn giản học chỉ vì đó là kiến thức không thể thiếu đối với một nhà tư vấn luật. Vươn ra thế giới đối với luật sư Việt Nam vì vậy sẽ mang ý nghĩa tầm cỡ, uy tín, năng lực, hiệu quả thành công, đạo đức chuyên nghiệp của luật sư Việt Nam đạt được và xây dựng được ngay tại Việt Nam sẽ tạo nên danh tiếng chung, vừa giúp doanh gia Việt Nam trụ vững và hành sử chuyên nghiệp trong giao thương quốc tế, hạn chế hữu hiệu các sơ xuất, vừa là chỗ dựa của doanh giới nước ngoài trong giải quyết các bất đồng phát sinh trong kinh doanh với và/hay tại Việt Nam, giữa họ với doanh nghiệp Việt Nam và/hay doanh nghiệp nước ngoài khác.

 

Đó mới chính là sự vươn ra thế giới của Luật Sư Việt Nam.

 

Hoàng Hữu Phước, Thạc Sĩ Kinh Doanh Quốc Tế

 

CEO, MYA BizCorp

 

www.myabiz.biz

hoanghuuphuoc@myabiz.biz

hhphuoc@yahoo.com

http://uk.360.yahoo.com/hoanghuuphuoc

098-8898-399

 

 
LUẬT BẮC VIỆT ( BVL LAWFIFM) 
"HÃY NÓI VỚI LUẬT SƯ ĐIỀU BẠN CẦN"
------------------------------------------- 
Liên hệ với Luật sư : 
P: 0938188889 - 0913753918
M: ceo@bacvietluat.vn – lawyer.@bacvietluat.vn
W: www.sanduan.vn - www.bacvietluat.vn - www.tuvanluat.com.vn - www.bantinphapluat.com 


Bình luận

Chưa có bình luận cho bài viết này.

Gửi bình luận

Bạn cần Đăng nhập để viết bình luận bằng tài khoản cá nhân.

Bình luận bằng Facebook

Được thành lập bởi đội ngũ Luật sư thành đạt trong các môi trường lớn là các văn phòng luật sư trong nước và văn phòng luật sư nước ngoài tại Việt Nam.
Đ/c: Lô 23, Tổ 26, Ngõ 1, Nguyễn thị Định, Trung Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội.
Email: ceo@bacvietluat.vn
Hotline: 0938188889 - 0168.769.6666

Đăng ký nhận tin

Nhập email để là người đâu tiên nhận được những tin tức mới nhất từ Bắc Việt Luật. Chúng tôi cam kết bảo đảm quyền riêng tư cho email của bạn.

Hỗ trợ trực tuyến