/ / / /

Hòa giải tại phiên tòa phúc thẩm


Hòa giải tại phiên tòa phúc thẩm

Tương tự như tại phiên tòa sơ thẩm, khi quá trình tố tụng đến giai đoạn phiên tòa phúc thẩm thì các đương sự vẫn không mất quyền tự thỏa thuận với nhau về việc giải quyết vụ án. Tuy nhiên do tính chất của xét xử phúc thẩm là việc Tòa án cấp phúc thẩm trực tiếp xét xử lại vụ án mà bản án, quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật bị kháng cáo, kháng nghị nên việc hòa giải tại phiên tòa phúc thẩm có một số điểm khác biệt cần lưu ý sau:

* Nội dung hòa giải: Trong giai đoạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm và tại phiên tòa sơ thẩm, Tòa án chỉ ban hành Quyết định công nhận sự thỏa thuận khi các đương sự thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết toàn bộ vụ án (kể cả phần án phí); trong trường hợp các đương sự đã thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết vụ án nhưng không thỏa thuận được với nhau về nghĩa vụ chịu án phí thì Tòa án không được ban hành Quyết định công nhận sự thỏa thuận mà tiến hành xét xử vụ án theo quy định chung. Tại phiên tòa phúc thẩm, chỉ cần các đương sự thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết vụ án (không thỏa thuận được nghĩa vụ chịu án phí sơ thẩm) và thỏa thuận này không vi phạm điều cấm của luật và không trái đạo đức xã hội thì HĐXX phúc thẩm công nhận sự thỏa thuận của các đương sự và HĐXX sẽ tự mình xác định nghĩa vụ chịu án phí dựa trên nội dung thỏa thuận của các đương sự.

* Hình thức công nhận sự thỏa thuận: Hòa giải trong thời hạn chuẩn bị xét xử và tại phiên tòa sơ thẩm được ghi nhận dưới hình thức Quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự. Tuy nhiên, tại phiên tòa phúc thẩm do vụ án đang tồn tại một bản án dân sự sơ thẩm nên HĐXX phúc thẩm không thể ban hành Quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự được; bởi khi ban hành Quyết định công nhận sự thỏa thuận không làm mất hiệu lực của bản án sơ thẩm nên sẽ tồn tại song song 01 bản án sơ thẩm và 01 Quyết định về việc giải quyết cùng một vụ án. Do đó, khi các đương sự thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết vụ án tại phiên tòa phúc thẩm thì HĐXX sẽ ban hành Bản án phúc thẩm sửa bản án sơ thẩm, có nội dung trong phần quyết định là công nhận sự thỏa thuận của các đương sự.

* Nghĩa vụ chịu án phí: Trường hợp các đương sự thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết vụ án tại phiên tòa phúc thẩm thì nghĩa vụ chịu án phí được xác định:

– Án phí phúc thẩm: Đương sự kháng cáo phải chịu toàn bộ án phí dân sự phúc thẩm số tiền là 300.000đ.

– Án phí dân sự sơ thẩm: Nếu các đương sự tự thỏa thuận được với nhau thì các đương sự chịu án phí dân sự sơ thẩm theo thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì Tòa án xác định lại án phí dân sự sơ thẩm theo nội dung thỏa thuận về việc giải quyết vụ án tại phiên tòa phúc thẩm.

 ̣ ST

 
LUẬT BẮC VIỆT ( BVL LAWFIFM) 
"HÃY NÓI VỚI LUẬT SƯ ĐIỀU BẠN CẦN"
------------------------------------------- 
Liên hệ với Luật sư : 
P: 0938188889 - 0913753918
M: ceo@bacvietluat.vn – lawyer.@bacvietluat.vn
W: www.sanduan.vn - www.bacvietluat.vn - www.tuvanluat.com.vn - www.bantinphapluat.com 


Bình luận

Chưa có bình luận cho bài viết này.

Gửi bình luận

Bạn cần Đăng nhập để viết bình luận bằng tài khoản cá nhân.

Bình luận bằng Facebook

Được thành lập bởi đội ngũ Luật sư thành đạt trong các môi trường lớn là các văn phòng luật sư trong nước và văn phòng luật sư nước ngoài tại Việt Nam.
Đ/c: Lô 23, Tổ 26, Ngõ 1, Nguyễn thị Định, Trung Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội.
Email: ceo@bacvietluat.vn
Hotline: 0938188889 - 0168.769.6666

Đăng ký nhận tin

Nhập email để là người đâu tiên nhận được những tin tức mới nhất từ Bắc Việt Luật. Chúng tôi cam kết bảo đảm quyền riêng tư cho email của bạn.

Hỗ trợ trực tuyến