/ / / /

Ý kiến trao đổi để hoàn thiện qui định về hợp đồng vay tài sản


Ý kiến trao đổi để hoàn thiện qui định về hợp đồng vay tài sản
Thực hiện hợp đồng vay có kỳ hạn; nhưng lại không qui định hình thức hợp đồng vay tài sản như thế nào thì luật không qui định, mà chỉ qui định hợp đồng vay tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên.

Các vụ án tranh chấp về hợp đồng vay tài sản chiếm đa số trong các vụ án dân sự; trừ số ít vụ án “đòi nợ” có hợp đồng vay tín dụng với ngân hàng, còn phần lớn các vụ án đòi nợ được xác lập giữa các bên không có hợp đồng vay tài sản. Chứng cứ của bên cho vay chỉ là giấy mượn, giấy vay tiền, giấy xác nhận nợ…, những loại giấy này chỉ được bên vay đơn phương viết và ký xác nhận.

Với những loại chứng cứ trên, việc đòi nợ, thì nội dung vụ án rất là phức tạp, khi các bên không công nhận việc vay nợ lẫn nhau, tỷ lệ lãi suất phải trả, phần lớn các vụ án bị đơn lại không chấp nhận số tiền ghi trên giấy nợ do chính bị đơn viết và viện dẫn rằng đây là tiền chơi hụi, tiền cho vay nặng lãi. Nguyên đơn đã yêu cầu hoặc dồn ép bị đơn phải viết giấy nợ lại, nhưng lại không hủy giấy nợ cũ, nay nguyên đơn lợi dụng giấy nợ cũ để làm chứng đòi nợ bị đơn.

Từ những vụ án đòi nợ phức tạp đã qua, thiết nghĩ cần phải có hướng dẫn cụ thể dựa vào Điều 471 BLDS năm 2005 về hình thức hợp đồng vay tài sản bằng văn bản. Ví dụ như đối với hợp đồng vay tài sản có giá trị từ bao nhiêu trở lên, có thể từ 5 triệu hay 10 triệu đồng trở lên cần phải lập bằng văn bản có chứng nhận của công chứng hoặc chứng thực của ủy ban nhân dân phường, xã hoặc là luật sư xác nhận làm chứng (vì địa vị của luật sư không thể làm chứng gian dối được) thì lúc đó văn bản hợp đồng vay vốn  mới có giá trị pháp lý, lúc đó người đi vay không có lý do gì  để phủ nhận việc vay của mình, người cho vay cũng không có lý do gì ép người vay hoặc lợi dụng giấy tờ vay không rõ ràng để khởi kiện đòi nợ. Có như vậy mới giúp cho tòa án xét xử về hợp đồng vay được đúng đắn và khách quan, bảo đảm sự công bằng của pháp luật đến mọi người dân.

Mặt khác, khi vụ án đòi nợ, ngoài việc số tiền gốc cho vay, nguyên đơn bao giờ cũng yêu cầu tính lãi suất, thường thì giữa nguyên đơn và bị đơn không bao giờ thống nhất với nhau về tỷ lệ tính lãi, nguyên đơn thường nêu số lãi cao hơn so với bị đơn. Vậy tòa án sẽ dựa vào giấy vay có ghi lãi suất và thời hạn cho vay để tính lãi?

Theo Luật Dân sự năm 2005 thì hợp đồng vay tài sản được thể hiện bốn hình thức: Hợp đồng vay không có lãi, có thời hạn; Hợp đồng vay có lãi, có thời hạn; Hợp đồng vay không có lãi, không có thời hạn; Hợp đồng vay có lãi, không có thời hạn. Mỗi hình thức cho vay khác nhau thì việc qui định quyền và nghĩa vụ bên cho vay và bên vay cũng khác nhau.

Đối với hợp đồng vay không có lãi, có thời hạn, theo khoản 4 Điều 474 thì việc tính lãi, nếu hạn bên vay không trả nợ hoặc không đầy đủ, thì bên vay phải trả lãi đối với các khoản nợ trả chậm theo lãi suất tiết kiệm có thời hạn của ngân hàng Nhà nước tương ứng với thời gian trả chậm.

Đối với hợp đồng vay có lãi, có thời hạn, khi đến hạn bên vay không trả hoặc trả không đầy đủ theo khoản 5 Điều 474 qui định, thì bên vay phải trả lãi trên nợ gốc và lãi suất quá hạn của ngân hàng Nhà nước tương ứng với thời hạn tại thời điểm trả nợ.

Theo Điều 476 lãi suất do hai bên thỏa thuận, nhưng không được vượt quá 150% của lãi suất cơ bản do ngân hàng Nhà nước công bố với loại cho vay tương ứng. Còn trường hợp hai bên có thỏa thuận về lãi suất, nhưng không xác định lãi suất hoặc có tranh chấp về lãi suất thì áp dụng lãi suất cơ bản do ngân hàng Nhà nước công bố tương ứng với thời hạn vay tại thời điểm trả nợ.

Trên đây là ý kiến trao đổi để hoàn thiện về hợp đồng vay tài sản.

SOURCE: CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ ĐOÀN LUẬT SƯ TPHCM - LS. ĐIỀN ĐỨC THÀNH

 

 
LUẬT BẮC VIỆT ( BVL LAWFIFM) 
"HÃY NÓI VỚI LUẬT SƯ ĐIỀU BẠN CẦN"
------------------------------------------- 
Liên hệ với Luật sư : 
P: 0938188889 - 0913753918
M: ceo@bacvietluat.vn – lawyer.@bacvietluat.vn
W: www.sanduan.vn - www.bacvietluat.vn - www.tuvanluat.com.vn - www.bantinphapluat.com 


Bình luận

Chưa có bình luận cho bài viết này.

Gửi bình luận

Bạn cần Đăng nhập để viết bình luận bằng tài khoản cá nhân.

Bình luận bằng Facebook

Được thành lập bởi đội ngũ Luật sư thành đạt trong các môi trường lớn là các văn phòng luật sư trong nước và văn phòng luật sư nước ngoài tại Việt Nam.
Đ/c: Lô 23, Tổ 26, Ngõ 1, Nguyễn thị Định, Trung Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội.
Email: ceo@bacvietluat.vn
Hotline: 0938188889 - 0168.769.6666

Đăng ký nhận tin

Nhập email để là người đâu tiên nhận được những tin tức mới nhất từ Bắc Việt Luật. Chúng tôi cam kết bảo đảm quyền riêng tư cho email của bạn.

Hỗ trợ trực tuyến