Tranh chấp tài sản giữa vợ và chồng: Cần xem xét lại bản án phúc thẩm dân sự số 197 ngày 11/09/2010
Từ những căn cứ xác thực, có tình, có lý, Toà án nhân dân TP Hồ Chí Minh đã xét xử sơ thẩm xác định căn nhà số 526 An Dương Vương, Phường 9, Quận 5, TP Hồ Chí Minh thuộc sở hữu chung của vợ chồng ông Nguyễn Đức Anh – bà Lã Thị Bích Liên. Toà án xử phân chia cho mỗi người 1/2 căn nhà.
Thế nhưng Toà Phúc thẩm TANDTC lại lập luận vòng vo, thiếu tính thuyết phục để xét xử ngược lại hoàn toàn 180º theo đề nghị phi lý của bà Liên, cụ thể là: Xác định căn nhà nêu trên là tài sản riêng của bà Liên và “ghi nhận sự tự nguyện của bà Liên” trả lại tiền xây dựng nhà cho ông Trần Ngọc Trường- người được ông Nguyễn Đức Anh (chứ không phải bà Liên) nhờ đứng ra giám sát xây dựng và ứng tiền xây dựng nhà vào năm 1994 (?).
Ông Nguyễn Đức Anh và bà Lã Thị Bích Liên kết hôn với nhau từ năm 1976. Vợ chồng mua căn nhà 526 An Dương Vương, Phường 9, Quận 5, TP Hồ Chí Minh vào năm 1979 của ông Tiêu Mộc. Do lúc đó ông Nguyễn Đức Anh không có hộ khẩu tại TP Hồ Chí Minh nên đã để bà Liên đứng tên trên giấy tờ với hình thức cùng với ông Tiêu Mộc lập giấy tờ “Tặng cho”. Căn nhà lúc đó là nhà trệt, nền xi-măng, mái nửa tôn, nửa ngói, tường mượn. Năm 1984, ông Nguyễn Đức Anh cùng 2 con sang Canada định cư và năm 1992 ông bảo lãnh cho bà Liên và các con còn lại sang Canada. Trước khi đi, bà Liên có làm tờ ủy quyền giao căn nhà cho bà Cao Thị Thanh Hồng quản lý, trên giấy này có ghi tên bà và chồng là ông Nguyễn Đức Anh đồng sở hữu căn nhà. Năm 1994, vợ chồng ông Nguyễn Đức Anh hợp đồng với Công ty Novina xây dựng lại nhà và nhờ ông Trần Ngọc Trường đứng ra giám sát việc xây dựng và ứng trước số tiền xây dựng nhà là 250.000.000đ. Bà Hồng đã xác nhận sự việc này và giao lại nhà cho ông Trường từ năm 1994. Xây xong nhà thì vợ chồng ông Anh bà Liên giao cho bà Lã Thị Bích Thơm (em gái bà Liên) trong coi căn nhà. Trong quá trình trông coi, bà Thơm có sửa chữa mặt tiền căn nhà, lắp đặt đồng hồ điện nước, điện thoại.
Đến nay, (sau khi ông Anh và bà Liên đã ly hôn), ông Nguyễn Đức Anh có đơn yêu cầu chia đôi căn nhà cho mỗi người 1/2. Nếu bà Liên lấy nhà thì hoàn tiền cho ông hoặc ngược lại, sau khi đã trừ các khoản tiền xây dựng, sửa chữa nhà trả ông Trường, bà Thơm và tiền trông coi nhà cho bà Hồng.
Tại Toà án, các bà Hồng, bà Thơm, ông Trường đều xác nhận nội dung nêu trên. Từ những căn cứ xác thực, có tình, có lý, tại bản án dân sự sơ thẩm số 3282 ngày 3.11.2009, Toà án nhân dân TP. Hồ Chí Minh đã xử: 1- Chấp nhận yêu cầu của ông Nguyễn Đức Anh. Buộc bà Lã Thị Bích Liên có trách nhiệm hoàn trả lại cho ông Nguyễn Đức Anh số tiền là 2.411.860đ. Sau khi trả số tiền này, bà Liên được toàn quyền sở hữu căn nhà 526 An Dương Vương, Phường 9, Quận 5, TP Hồ Chí Minh. 2- Ông Nguyễn Đức Anh và bà Lã Thị Bích Liên có trách nhiệm thanh toán trả cho bà Lã Thị Bích Thơm và ông Tăng Trùng 24.550.000đ. Trả cho ông Trần Ngọc Trường và bà Huỳnh Ngọc Ánh 250.000.000đ. Ghi nhận tự nguyện của ông Nguyễn Đức Anh trả số tiền lãi cho ông Trường, bà Ánh 52.500.000đ; trả cho bà Hồng 39.000.000đ; trả cho bà Thơm, ông Tăng Trùng 144.000.000đ.
Ngày 3.11.2009 đại diện của bà Lã Thị Bích Liên là bà Nguyễn Thị Hương Thảo kháng cáo bản án sơ thẩm. Ngày 16.11.2009 ông Nguyễn Đức Anh kháng cáo yêu cầu được nhận nhà.
Vụ án không có gì phức tạp mà mãi gần một năm sau, Toà phúc thẩm TANDTC mới đưa vụ án ra xét xử phúc thẩm. Tại bản án phúc thẩm số 197, ngày 11.9.2010, Hội đồng xét xử phúc thẩm do thẩm phán Tô Chánh Trung chủ toạ phiên toà nhận định bằng những lý sự lộ rõ sự bênh vực cho bà Liên, bác bỏ tất cả lời trình bày của ông Anh và những người vừa là có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan, vừa là nhân chứng, thậm chí bác bỏ cả lời khai của chính em ruột bà Liên là bà Thơm xác định việc vợ chồng ông Nguyên mua nhà của ông Tiêu Mộc và làm giấy tờ với hình thức “Tặng cho” chứ ông Tiêu Mộc không hề có quan hệ thân thuộc gì với bà Liên, nên việc lập văn tự cho nhà đó chỉ là hình thức để tạo đều kiện thuận lợi cho bà Liên hoàn tất thủ tục đứng tên sở hữu nhà thay cho vợ chồng.
Ông thẩm phán Tô Chánh Trung giả vờ làm ngơ, bỏ qua những căn cứ thực tế, lấy hình thức pháp lý để lập luận một cách rất ngô nghê rằng căn nhà do bà Liên đứng tên thì là của riêng bà Liên, không có chứng cứ bà Liên nhập căn nhà vào làm tài sản chung vợ chồng(?). Thử hỏi ông thẩm phán Tô Chánh Trung rằng, khi còn chung sống vợ chồng trong căn nhà đó, bà Liên có dám nhận căn nhà là tài sản riêng và công bố với ông Nguyên rằng bà đã nhập (hoặc không nhập) vào làm tài sản chung vợ chồng hay không? Chưa đề cập đến thực tế vợ chồng cùng 6 người con sinh sống chung trong căn nhà đã nhiều năm không ai thừa nhận căn nhà của riêng bà Liên, mà chỉ cần đề cập đến việc khi giao nhà cho bà Cao Thị Thanh Hồng quản lý, sử dụng vào năm 1992, bà Liên cũng phải làm giấy tờ và đã ghi tên bà và chồng là ông Nguyễn Đức Anh đồng sở hữu căn nhà cũng đã chứng tỏ bản thân bà Liên chưa bao giờ có ý nghĩ mình có quyền sở hữu riêng đối với căn nhà đó.
Cách đánh giá chứng cứ của ông thẩm phán Tô Chánh Trung rất kỳ lạ, rằng giấy uỷ quyền giao nhà nêu tên cũng không phải là căn cứ để công nhận căn nhà thuộc sở hữu chung vợ chồng(?). Vậy, nếu không xem xét các lời khai của các bên đương sự, của nhân chứng và đánh giá khách quan các chứng cứ như giấy tờ uỷ quyền giao nhà năm 1992 mà đòi hỏi trên giấy tờ sở hữu nhà phải ghi tên vợ chồng ông Anh, bà Liên mới công nhận là tài sản chung vợ chồng thì cần gì đến sự phán xét của Toà án?
Một điều vô lý nữa là mặc dù bà Liên không thừa nhận việc ông Trường đứng ra giám sát xây dựng và tạm ứng tiền xây dựng nhà theo yêu cầu của ông Anh vào năm 1994 nhưng tại Toà án, bà Liên lại đưa ra đề nghị rằng nếu Toà xử cho bà được sở hữu toàn bộ căn nhà thì bà sẽ “tự nguyện” thanh toán trả tiền cả gốc và lãi cho ông Trường? Đề nghị này càng chứng tỏ căn nhà không phải là tài sản riêng của bà Liên. Đề nghị phi lý này mặc dù gọi là tự nguyện cũng đã biểu hiện “dấu đầu, hở đuôi”. Ấy vậy mà các đề nghị đó của bà Liên vẫn được Hội đồng xét xử phúc thẩm chấp nhận mới thấy ông Tô Chánh Trung đã bị bà Liên chỉ đạo như thế nào. Tại bản án phúc thẩm số197 ngày 11.9.2010, Toà phúc thẩm TANDTC đã xử: Bác yêu cầu của ông Nguyễn Đức Anh. Công nhận căn nhà 526 An Dương Vương, Phường 9, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh là tài sản riêng của bà Lã Thị Bích Liên. Ghi nhận sự tự nguyện của bà Lã Thị Bích Liên thanh toán tiền sửa nhà, tiền công giữ nhà và tiền lãi cho bà Lã Thị Bích Thơm, ông Tăng Trùng 168.550.000đ; cho bà Cao Thị Thanh Hồng 39.000.000đ; cho ông Trần Ngọc Trường, bà Huỳnh Ngọc Ánh 302.500.000đ.
Việc xét xử của cấp phúc thẩm quay ngược 180 độ so với cấp sơ thẩm như nêu trên làm cho ông Nguyễn Đức Anh là nguyên đơn yêu cầu được chia căn nhà của vợ chồng, bỗng dưng trở nên mất nhà hay sao? Bà Liên là người bị kiện, bỗng dưng lại được Toà án hợp pháp hoá cho việc sở hữu toàn bộ căn nhà hay sao? Việc xét xử vụ án này của cấp sơ thẩm đúng hay phúc thẩm đúng còn chờ sự phân minh của cấp giám đốc thẩm sắp tới. Vậy nên, những người có thẩm quyền kháng nghị cần quan tâm xem xét lại toàn diện vụ án, trước hết là kiểm tra lại việc xét xử của Hội đồng xét xử phúc thẩm do ông Tô Chánh Trung làm chủ toạ phiên toà để lấy hồ sơ giải quyết theo thủ tục giám đốc thẩm nhằm đem lại công bằng cho mọi công dân, đem lại niềm tin của mọi người vào công lý.
SOURCE: BÁO NGƯỜI ĐẠI BIỂU NHÂN DÂN
Thế nhưng Toà Phúc thẩm TANDTC lại lập luận vòng vo, thiếu tính thuyết phục để xét xử ngược lại hoàn toàn 180º theo đề nghị phi lý của bà Liên, cụ thể là: Xác định căn nhà nêu trên là tài sản riêng của bà Liên và “ghi nhận sự tự nguyện của bà Liên” trả lại tiền xây dựng nhà cho ông Trần Ngọc Trường- người được ông Nguyễn Đức Anh (chứ không phải bà Liên) nhờ đứng ra giám sát xây dựng và ứng tiền xây dựng nhà vào năm 1994 (?).
Ông Nguyễn Đức Anh và bà Lã Thị Bích Liên kết hôn với nhau từ năm 1976. Vợ chồng mua căn nhà 526 An Dương Vương, Phường 9, Quận 5, TP Hồ Chí Minh vào năm 1979 của ông Tiêu Mộc. Do lúc đó ông Nguyễn Đức Anh không có hộ khẩu tại TP Hồ Chí Minh nên đã để bà Liên đứng tên trên giấy tờ với hình thức cùng với ông Tiêu Mộc lập giấy tờ “Tặng cho”. Căn nhà lúc đó là nhà trệt, nền xi-măng, mái nửa tôn, nửa ngói, tường mượn. Năm 1984, ông Nguyễn Đức Anh cùng 2 con sang Canada định cư và năm 1992 ông bảo lãnh cho bà Liên và các con còn lại sang Canada. Trước khi đi, bà Liên có làm tờ ủy quyền giao căn nhà cho bà Cao Thị Thanh Hồng quản lý, trên giấy này có ghi tên bà và chồng là ông Nguyễn Đức Anh đồng sở hữu căn nhà. Năm 1994, vợ chồng ông Nguyễn Đức Anh hợp đồng với Công ty Novina xây dựng lại nhà và nhờ ông Trần Ngọc Trường đứng ra giám sát việc xây dựng và ứng trước số tiền xây dựng nhà là 250.000.000đ. Bà Hồng đã xác nhận sự việc này và giao lại nhà cho ông Trường từ năm 1994. Xây xong nhà thì vợ chồng ông Anh bà Liên giao cho bà Lã Thị Bích Thơm (em gái bà Liên) trong coi căn nhà. Trong quá trình trông coi, bà Thơm có sửa chữa mặt tiền căn nhà, lắp đặt đồng hồ điện nước, điện thoại.
Đến nay, (sau khi ông Anh và bà Liên đã ly hôn), ông Nguyễn Đức Anh có đơn yêu cầu chia đôi căn nhà cho mỗi người 1/2. Nếu bà Liên lấy nhà thì hoàn tiền cho ông hoặc ngược lại, sau khi đã trừ các khoản tiền xây dựng, sửa chữa nhà trả ông Trường, bà Thơm và tiền trông coi nhà cho bà Hồng.
Tại Toà án, các bà Hồng, bà Thơm, ông Trường đều xác nhận nội dung nêu trên. Từ những căn cứ xác thực, có tình, có lý, tại bản án dân sự sơ thẩm số 3282 ngày 3.11.2009, Toà án nhân dân TP. Hồ Chí Minh đã xử: 1- Chấp nhận yêu cầu của ông Nguyễn Đức Anh. Buộc bà Lã Thị Bích Liên có trách nhiệm hoàn trả lại cho ông Nguyễn Đức Anh số tiền là 2.411.860đ. Sau khi trả số tiền này, bà Liên được toàn quyền sở hữu căn nhà 526 An Dương Vương, Phường 9, Quận 5, TP Hồ Chí Minh. 2- Ông Nguyễn Đức Anh và bà Lã Thị Bích Liên có trách nhiệm thanh toán trả cho bà Lã Thị Bích Thơm và ông Tăng Trùng 24.550.000đ. Trả cho ông Trần Ngọc Trường và bà Huỳnh Ngọc Ánh 250.000.000đ. Ghi nhận tự nguyện của ông Nguyễn Đức Anh trả số tiền lãi cho ông Trường, bà Ánh 52.500.000đ; trả cho bà Hồng 39.000.000đ; trả cho bà Thơm, ông Tăng Trùng 144.000.000đ.
Ngày 3.11.2009 đại diện của bà Lã Thị Bích Liên là bà Nguyễn Thị Hương Thảo kháng cáo bản án sơ thẩm. Ngày 16.11.2009 ông Nguyễn Đức Anh kháng cáo yêu cầu được nhận nhà.
Vụ án không có gì phức tạp mà mãi gần một năm sau, Toà phúc thẩm TANDTC mới đưa vụ án ra xét xử phúc thẩm. Tại bản án phúc thẩm số 197, ngày 11.9.2010, Hội đồng xét xử phúc thẩm do thẩm phán Tô Chánh Trung chủ toạ phiên toà nhận định bằng những lý sự lộ rõ sự bênh vực cho bà Liên, bác bỏ tất cả lời trình bày của ông Anh và những người vừa là có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan, vừa là nhân chứng, thậm chí bác bỏ cả lời khai của chính em ruột bà Liên là bà Thơm xác định việc vợ chồng ông Nguyên mua nhà của ông Tiêu Mộc và làm giấy tờ với hình thức “Tặng cho” chứ ông Tiêu Mộc không hề có quan hệ thân thuộc gì với bà Liên, nên việc lập văn tự cho nhà đó chỉ là hình thức để tạo đều kiện thuận lợi cho bà Liên hoàn tất thủ tục đứng tên sở hữu nhà thay cho vợ chồng.
Ông thẩm phán Tô Chánh Trung giả vờ làm ngơ, bỏ qua những căn cứ thực tế, lấy hình thức pháp lý để lập luận một cách rất ngô nghê rằng căn nhà do bà Liên đứng tên thì là của riêng bà Liên, không có chứng cứ bà Liên nhập căn nhà vào làm tài sản chung vợ chồng(?). Thử hỏi ông thẩm phán Tô Chánh Trung rằng, khi còn chung sống vợ chồng trong căn nhà đó, bà Liên có dám nhận căn nhà là tài sản riêng và công bố với ông Nguyên rằng bà đã nhập (hoặc không nhập) vào làm tài sản chung vợ chồng hay không? Chưa đề cập đến thực tế vợ chồng cùng 6 người con sinh sống chung trong căn nhà đã nhiều năm không ai thừa nhận căn nhà của riêng bà Liên, mà chỉ cần đề cập đến việc khi giao nhà cho bà Cao Thị Thanh Hồng quản lý, sử dụng vào năm 1992, bà Liên cũng phải làm giấy tờ và đã ghi tên bà và chồng là ông Nguyễn Đức Anh đồng sở hữu căn nhà cũng đã chứng tỏ bản thân bà Liên chưa bao giờ có ý nghĩ mình có quyền sở hữu riêng đối với căn nhà đó.
Cách đánh giá chứng cứ của ông thẩm phán Tô Chánh Trung rất kỳ lạ, rằng giấy uỷ quyền giao nhà nêu tên cũng không phải là căn cứ để công nhận căn nhà thuộc sở hữu chung vợ chồng(?). Vậy, nếu không xem xét các lời khai của các bên đương sự, của nhân chứng và đánh giá khách quan các chứng cứ như giấy tờ uỷ quyền giao nhà năm 1992 mà đòi hỏi trên giấy tờ sở hữu nhà phải ghi tên vợ chồng ông Anh, bà Liên mới công nhận là tài sản chung vợ chồng thì cần gì đến sự phán xét của Toà án?
Một điều vô lý nữa là mặc dù bà Liên không thừa nhận việc ông Trường đứng ra giám sát xây dựng và tạm ứng tiền xây dựng nhà theo yêu cầu của ông Anh vào năm 1994 nhưng tại Toà án, bà Liên lại đưa ra đề nghị rằng nếu Toà xử cho bà được sở hữu toàn bộ căn nhà thì bà sẽ “tự nguyện” thanh toán trả tiền cả gốc và lãi cho ông Trường? Đề nghị này càng chứng tỏ căn nhà không phải là tài sản riêng của bà Liên. Đề nghị phi lý này mặc dù gọi là tự nguyện cũng đã biểu hiện “dấu đầu, hở đuôi”. Ấy vậy mà các đề nghị đó của bà Liên vẫn được Hội đồng xét xử phúc thẩm chấp nhận mới thấy ông Tô Chánh Trung đã bị bà Liên chỉ đạo như thế nào. Tại bản án phúc thẩm số197 ngày 11.9.2010, Toà phúc thẩm TANDTC đã xử: Bác yêu cầu của ông Nguyễn Đức Anh. Công nhận căn nhà 526 An Dương Vương, Phường 9, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh là tài sản riêng của bà Lã Thị Bích Liên. Ghi nhận sự tự nguyện của bà Lã Thị Bích Liên thanh toán tiền sửa nhà, tiền công giữ nhà và tiền lãi cho bà Lã Thị Bích Thơm, ông Tăng Trùng 168.550.000đ; cho bà Cao Thị Thanh Hồng 39.000.000đ; cho ông Trần Ngọc Trường, bà Huỳnh Ngọc Ánh 302.500.000đ.
Việc xét xử của cấp phúc thẩm quay ngược 180 độ so với cấp sơ thẩm như nêu trên làm cho ông Nguyễn Đức Anh là nguyên đơn yêu cầu được chia căn nhà của vợ chồng, bỗng dưng trở nên mất nhà hay sao? Bà Liên là người bị kiện, bỗng dưng lại được Toà án hợp pháp hoá cho việc sở hữu toàn bộ căn nhà hay sao? Việc xét xử vụ án này của cấp sơ thẩm đúng hay phúc thẩm đúng còn chờ sự phân minh của cấp giám đốc thẩm sắp tới. Vậy nên, những người có thẩm quyền kháng nghị cần quan tâm xem xét lại toàn diện vụ án, trước hết là kiểm tra lại việc xét xử của Hội đồng xét xử phúc thẩm do ông Tô Chánh Trung làm chủ toạ phiên toà để lấy hồ sơ giải quyết theo thủ tục giám đốc thẩm nhằm đem lại công bằng cho mọi công dân, đem lại niềm tin của mọi người vào công lý.
SOURCE: BÁO NGƯỜI ĐẠI BIỂU NHÂN DÂN
LUẬT BẮC VIỆT ( BVL LAWFIFM)
"HÃY NÓI VỚI LUẬT SƯ ĐIỀU BẠN CẦN"
-------------------------------------------
Liên hệ với Luật sư :
P: 0938188889 - 0913753918
M: ceo@bacvietluat.vn – lawyer.@bacvietluat.vn
|
Bình luận
Bình luận bằng Facebook