Tranh chấp hợp đồng gửi giữ tài sản: Mất xe của khách, đền sao ?
Phía chủ xe đòi bồi thường nguyên chiếc, phía nhận giữ xe chỉ chấp nhận bồi thường một nửa. Ông A là chủ một câu lạc bộ bi da ở quận 1, TP.HCM đang làm hồ sơ khởi kiện công ty bảo vệ B để đòi công ty này bồi thường cho khách chơi bi da một chiếc xe đã bị mất.
Bất đồng ý kiến
Tháng 5-2008, ông A thuê Công ty B bảo vệ an ninh cho câu lạc bộ và giữ xe của các khách hàng ra vào câu lạc bộ. Giữa hai bên ký hợp đồng nêu rõ nếu bên công ty bảo vệ do lỗi vô ý hoặc cố ý để xảy ra mất an toàn, gây thiệt hại cho câu lạc bộ thì chính công ty phải có trách nhiệm làm việc với bên bị thiệt hại để đưa ra hình thức và mức bồi thường hợp lý nhất.
Cuối tháng 10-2008, khi đến câu lạc bộ trên chơi bi da, một khách hàng đã bị mất chiếc xe Honda PS trị giá hơn 100 triệu đồng. Ngay sau đó, ông A đã gọi nhân viên bảo vệ của công ty B và công an đến lập biên bản vụ việc. Đồng thời, ông A đề nghị công ty B phải bồi thường cho chủ xe hơn 100 triệu đồng. Do công ty B từ chối bồi thường nên để giữ uy tín cho câu lạc bộ, ông A đã đứng ra giao trả cho người khách hơn 100 triệu đồng. Nay ông A yêu cầu công ty B phải trả lại cho mình số tiền này.
Tuy nhiên, sau nhiều lần giằng co, công ty B chỉ chấp nhận bồi thường 1/2 chiếc xe. Lý do đưa ra: Chiếu theo bản hợp đồng nêu trên thì công ty B có nhiệm vụ cử hai nhân viên đến bảo vệ câu lạc bộ từ 10 giờ đến 23 giờ hàng ngày. Khi chỉ còn vài ngày nữa hết hợp đồng thì ông A tự ý đổi ca trực nhân viên bảo vệ (tức không thực hiện theo bản hợp đồng đã ký kết). Ngoài ra, người khách trên có gửi xe tại bãi giữ xe nhưng lại không lấy vé xe.
Phía ông A không thừa nhận việc mình tự ý đổi ca trực của nhân viên bảo vệ. Ông A tiếp tục yêu cầu công ty B bồi thường nguyên chiếc xe vì “nhiệm vụ của nhân viên bảo vệ là phải xé vé giao cho khách gửi xe”.
Ai đúng, ai sai?
Theo luật sư Nguyễn Văn Hậu (Đoàn luật sư TP.HCM), nhân viên bảo vệ cũng có một phần lỗi khi không chịu nhắc nhở người khách lấy vé xe. Nhưng với việc thừa nhận có giữ xe của khách thì xem như giữa công ty và người khách đã giao kết hợp đồng gửi giữ chiếc PS. Căn cứ vào các quy định của Bộ luật Dân sự (BLDS) về hợp đồng gửi giữ tài sản thì khi làm mất xe của khách, công ty B phải có trách nhiệm bồi thường cho chủ xe. Cách xử lý này cũng hoàn toàn phù hợp với thỏa thuận trước đó của câu lạc bộ bi da với công ty. Đối với việc ông A tự ý đổi ca trực, vi phạm hợp đồng đã giao kết, do ông A không thừa nhận nên nếu cho rằng có việc này thì công ty B phải có nghĩa vụ chứng minh. Nhưng ngay cả khi ông A có đổi ca trực mà phía công ty B không có phản ứng gì thì có nghĩa là công ty đã mặc nhiên chấp nhận sự việc. Chính vì thế, công ty B khó lòng thoái thác trách nhiệm bồi thường chiếc xe bị mất. Nếu đã ứng tiền bồi thường cho khách hàng thì nay chủ câu lạc bộ có thể khởi kiện công ty bảo vệ để đòi lại số tiền đó.
Đồng tình với ý kiến trên, luật sư Châu Xi (Đoàn luật sư TP.HCM) cũng cho rằng việc nhân viên bảo vệ xác nhận có giữ xe của khách đã chứng tỏ trách nhiệm giữ xe thuộc về công ty. Theo khoản 4 Điều 562 BLDS, bên giữ tài sản có nghĩa vụ bồi thường thiệt hại nếu làm mất mát tài sản, trừ trường hợp bất khả kháng. Về nguyên tắc, thiệt hại phải được bồi thường toàn bộ và kịp thời. Các bên có thể thỏa thuận về mức bồi thường, hình thức bồi thường bằng tiền, bằng hiện vật hoặc thực hiện một công việc, phương thức bồi thường một lần hoặc nhiều lần, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. Trong trường hợp cụ thể này, nếu có yêu cầu khởi kiện thì tòa án sẽ xem xét, xác định mức độ lỗi của các bên trong việc để xảy ra mất xe để quy trách nhiệm bồi thường tương ứng với tỷ lệ lỗi.
SOURCE: BÁO PHÁP LUẬT TPHCM - MINH NGUYÊN
Bất đồng ý kiến
Tháng 5-2008, ông A thuê Công ty B bảo vệ an ninh cho câu lạc bộ và giữ xe của các khách hàng ra vào câu lạc bộ. Giữa hai bên ký hợp đồng nêu rõ nếu bên công ty bảo vệ do lỗi vô ý hoặc cố ý để xảy ra mất an toàn, gây thiệt hại cho câu lạc bộ thì chính công ty phải có trách nhiệm làm việc với bên bị thiệt hại để đưa ra hình thức và mức bồi thường hợp lý nhất.
Cuối tháng 10-2008, khi đến câu lạc bộ trên chơi bi da, một khách hàng đã bị mất chiếc xe Honda PS trị giá hơn 100 triệu đồng. Ngay sau đó, ông A đã gọi nhân viên bảo vệ của công ty B và công an đến lập biên bản vụ việc. Đồng thời, ông A đề nghị công ty B phải bồi thường cho chủ xe hơn 100 triệu đồng. Do công ty B từ chối bồi thường nên để giữ uy tín cho câu lạc bộ, ông A đã đứng ra giao trả cho người khách hơn 100 triệu đồng. Nay ông A yêu cầu công ty B phải trả lại cho mình số tiền này.
Tuy nhiên, sau nhiều lần giằng co, công ty B chỉ chấp nhận bồi thường 1/2 chiếc xe. Lý do đưa ra: Chiếu theo bản hợp đồng nêu trên thì công ty B có nhiệm vụ cử hai nhân viên đến bảo vệ câu lạc bộ từ 10 giờ đến 23 giờ hàng ngày. Khi chỉ còn vài ngày nữa hết hợp đồng thì ông A tự ý đổi ca trực nhân viên bảo vệ (tức không thực hiện theo bản hợp đồng đã ký kết). Ngoài ra, người khách trên có gửi xe tại bãi giữ xe nhưng lại không lấy vé xe.
Phía ông A không thừa nhận việc mình tự ý đổi ca trực của nhân viên bảo vệ. Ông A tiếp tục yêu cầu công ty B bồi thường nguyên chiếc xe vì “nhiệm vụ của nhân viên bảo vệ là phải xé vé giao cho khách gửi xe”.
Ai đúng, ai sai?
Theo luật sư Nguyễn Văn Hậu (Đoàn luật sư TP.HCM), nhân viên bảo vệ cũng có một phần lỗi khi không chịu nhắc nhở người khách lấy vé xe. Nhưng với việc thừa nhận có giữ xe của khách thì xem như giữa công ty và người khách đã giao kết hợp đồng gửi giữ chiếc PS. Căn cứ vào các quy định của Bộ luật Dân sự (BLDS) về hợp đồng gửi giữ tài sản thì khi làm mất xe của khách, công ty B phải có trách nhiệm bồi thường cho chủ xe. Cách xử lý này cũng hoàn toàn phù hợp với thỏa thuận trước đó của câu lạc bộ bi da với công ty. Đối với việc ông A tự ý đổi ca trực, vi phạm hợp đồng đã giao kết, do ông A không thừa nhận nên nếu cho rằng có việc này thì công ty B phải có nghĩa vụ chứng minh. Nhưng ngay cả khi ông A có đổi ca trực mà phía công ty B không có phản ứng gì thì có nghĩa là công ty đã mặc nhiên chấp nhận sự việc. Chính vì thế, công ty B khó lòng thoái thác trách nhiệm bồi thường chiếc xe bị mất. Nếu đã ứng tiền bồi thường cho khách hàng thì nay chủ câu lạc bộ có thể khởi kiện công ty bảo vệ để đòi lại số tiền đó.
Đồng tình với ý kiến trên, luật sư Châu Xi (Đoàn luật sư TP.HCM) cũng cho rằng việc nhân viên bảo vệ xác nhận có giữ xe của khách đã chứng tỏ trách nhiệm giữ xe thuộc về công ty. Theo khoản 4 Điều 562 BLDS, bên giữ tài sản có nghĩa vụ bồi thường thiệt hại nếu làm mất mát tài sản, trừ trường hợp bất khả kháng. Về nguyên tắc, thiệt hại phải được bồi thường toàn bộ và kịp thời. Các bên có thể thỏa thuận về mức bồi thường, hình thức bồi thường bằng tiền, bằng hiện vật hoặc thực hiện một công việc, phương thức bồi thường một lần hoặc nhiều lần, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. Trong trường hợp cụ thể này, nếu có yêu cầu khởi kiện thì tòa án sẽ xem xét, xác định mức độ lỗi của các bên trong việc để xảy ra mất xe để quy trách nhiệm bồi thường tương ứng với tỷ lệ lỗi.
SOURCE: BÁO PHÁP LUẬT TPHCM - MINH NGUYÊN
LUẬT BẮC VIỆT ( BVL LAWFIFM)
"HÃY NÓI VỚI LUẬT SƯ ĐIỀU BẠN CẦN"
-------------------------------------------
Liên hệ với Luật sư :
P: 0938188889 - 0913753918
M: ceo@bacvietluat.vn – lawyer.@bacvietluat.vn
|
Bình luận
Bình luận bằng Facebook