Qui định về “Hội” ở Việt Nam
Ngày 1-11-2010, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 68/2010/QĐ-TTg qui định về các tổ chức có tên gọi là “hội”, hoạt động trong các lĩnh vực có tính chất đặc thù tại Việt Nam.
Chỉ Đảng và Nhà nước mới có thẩm quyền cho phép thành lập Hội
Theo qui định tại Quyết định 68/2010, Hội được chia thành những nhóm sau:
- Hội là tổ chức chính trị - xã hội.
- Hội là tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp
- Hội là tổ chức xã hội - nghề nghiệp
- Hội là tổ chức kinh tế
- Hội là tổ chức xã hội
Cơ sở để xác định hội tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp là:
a) Được cơ quan có thẩm quyền của Đảng công nhận là tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp;
b) Đã được Nhà nước giao biên chế, hỗ trợ về kinh phí, điều kiện hoạt động trước ngày Nghị định số 45/2010/NĐ-CP ngày 21 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội có hiệu lực.
Cơ sở để xác định hội là tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức kinh tế là:
a) Có vai trò quan trọng trong việc đóng góp cho sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của đất nước;
b) Có khó khăn trong việc huy động nguồn lực tài chính phục vụ cho hoạt động của hội;
c) Đã được Nhà nước giao biên chế, hỗ trợ về kinh phí, điều kiện hoạt động trước ngày Nghị định số 45/2010/NĐ-CP ngày 21 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội có hiệu lực.
Cơ sở để xác định đối với hội là tổ chức xã hội:
a) Hoạt động vì mục tiêu xã hội, nhân đạo;
b) Là hội của những đối tượng chịu nhiều khó khăn, thiệt thòi cần được xã hội, Nhà nước quan tâm, giúp đỡ, tạo điều kiện hoạt động;
c) Đã được Nhà nước hỗ trợ về kinh phí, điều kiện hoạt động trước ngày Nghị định số 45/2010/NĐ-CP ngày 21 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội có hiệu lực.
Về phạm vi hoạt động, chia thành 2 nhóm: Hội hoạt động trong phạm vi cả nước và Hội hoạt động trong phạm vi địa phương.
Qua qui định như trên, có thể thấy việc thành lập Hội chỉ có thể do Đảng cộng sản Việt Nam và Nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam cho phép và quyết định. Các Hội đều được Nhà nước hỗ trợ về kinh phí hoạt động.
Quyết định 68/2010/QĐ-TTg có hiệu lực thi hành kể từ ngày 20 tháng 12 năm 2010.
Đính kèm Quyết định là Phụ lục gồm danh sách 28 Hội hoạt động trên phạm vi cả nước.
28 Hội có tính chất đặc thù hoạt động trong phạm vi cả nước
Gồm:
1. Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam
2. Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam
3. Liên hiệp các hội văn học nghệ thuật Việt Nam
4. Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam
5. Hội Nhà văn Việt Nam
6. Hội Nhà báo Việt Nam
7. Hội Luật gia Việt Nam
8. Liên minh hợp tác xã Việt Nam
9. Hội Chữ thập đỏ Việt Nam
10. Hội Sinh viên Việt Nam
11. Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam
12. Hội Nhạc sĩ Việt Nam
13. Hội Điện ảnh Việt Nam
14. Hội Nghệ sĩ múa Việt Nam
15. Hội Kiến trúc sư Việt Nam
16. Hội Mỹ thuật Việt Nam
17. Hội Nghệ sĩ sân khấu Việt Nam
18. Hội Văn học nghệ thuật các dân tộc thiểu số Việt Nam
19. Hội Nghệ sĩ nhiếp ảnh Việt Nam
20. Hội Người cao tuổi Việt Nam
21. Hội Người mù Việt Nam
22. Hội Đông y Việt Nam
23. Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam
24. Tổng hội Y học Việt Nam
25. Hội Cựu thanh niên xung phong Việt Nam
26. Hội Bảo trợ người tàn tật và trẻ mồ côi Việt Nam
27. Hội Cứu trợ trẻ em tàn tật Việt Nam
28. Hội Khuyến học Việt Nam
(Theo: Ecolaw.vn)
Chỉ Đảng và Nhà nước mới có thẩm quyền cho phép thành lập Hội
Theo qui định tại Quyết định 68/2010, Hội được chia thành những nhóm sau:
- Hội là tổ chức chính trị - xã hội.
- Hội là tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp
- Hội là tổ chức xã hội - nghề nghiệp
- Hội là tổ chức kinh tế
- Hội là tổ chức xã hội
Cơ sở để xác định hội tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp là:
a) Được cơ quan có thẩm quyền của Đảng công nhận là tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp;
b) Đã được Nhà nước giao biên chế, hỗ trợ về kinh phí, điều kiện hoạt động trước ngày Nghị định số 45/2010/NĐ-CP ngày 21 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội có hiệu lực.
Cơ sở để xác định hội là tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức kinh tế là:
a) Có vai trò quan trọng trong việc đóng góp cho sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của đất nước;
b) Có khó khăn trong việc huy động nguồn lực tài chính phục vụ cho hoạt động của hội;
c) Đã được Nhà nước giao biên chế, hỗ trợ về kinh phí, điều kiện hoạt động trước ngày Nghị định số 45/2010/NĐ-CP ngày 21 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội có hiệu lực.
Cơ sở để xác định đối với hội là tổ chức xã hội:
a) Hoạt động vì mục tiêu xã hội, nhân đạo;
b) Là hội của những đối tượng chịu nhiều khó khăn, thiệt thòi cần được xã hội, Nhà nước quan tâm, giúp đỡ, tạo điều kiện hoạt động;
c) Đã được Nhà nước hỗ trợ về kinh phí, điều kiện hoạt động trước ngày Nghị định số 45/2010/NĐ-CP ngày 21 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội có hiệu lực.
Về phạm vi hoạt động, chia thành 2 nhóm: Hội hoạt động trong phạm vi cả nước và Hội hoạt động trong phạm vi địa phương.
Qua qui định như trên, có thể thấy việc thành lập Hội chỉ có thể do Đảng cộng sản Việt Nam và Nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam cho phép và quyết định. Các Hội đều được Nhà nước hỗ trợ về kinh phí hoạt động.
Quyết định 68/2010/QĐ-TTg có hiệu lực thi hành kể từ ngày 20 tháng 12 năm 2010.
Đính kèm Quyết định là Phụ lục gồm danh sách 28 Hội hoạt động trên phạm vi cả nước.
28 Hội có tính chất đặc thù hoạt động trong phạm vi cả nước
Gồm:
1. Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam
2. Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam
3. Liên hiệp các hội văn học nghệ thuật Việt Nam
4. Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam
5. Hội Nhà văn Việt Nam
6. Hội Nhà báo Việt Nam
7. Hội Luật gia Việt Nam
8. Liên minh hợp tác xã Việt Nam
9. Hội Chữ thập đỏ Việt Nam
10. Hội Sinh viên Việt Nam
11. Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam
12. Hội Nhạc sĩ Việt Nam
13. Hội Điện ảnh Việt Nam
14. Hội Nghệ sĩ múa Việt Nam
15. Hội Kiến trúc sư Việt Nam
16. Hội Mỹ thuật Việt Nam
17. Hội Nghệ sĩ sân khấu Việt Nam
18. Hội Văn học nghệ thuật các dân tộc thiểu số Việt Nam
19. Hội Nghệ sĩ nhiếp ảnh Việt Nam
20. Hội Người cao tuổi Việt Nam
21. Hội Người mù Việt Nam
22. Hội Đông y Việt Nam
23. Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam
24. Tổng hội Y học Việt Nam
25. Hội Cựu thanh niên xung phong Việt Nam
26. Hội Bảo trợ người tàn tật và trẻ mồ côi Việt Nam
27. Hội Cứu trợ trẻ em tàn tật Việt Nam
28. Hội Khuyến học Việt Nam
(Theo: Ecolaw.vn)
LUẬT BẮC VIỆT ( BVL LAWFIFM)
"HÃY NÓI VỚI LUẬT SƯ ĐIỀU BẠN CẦN"
-------------------------------------------
Liên hệ với Luật sư :
P: 0938188889 - 0913753918
M: ceo@bacvietluat.vn – lawyer.@bacvietluat.vn
|
Bình luận
Bình luận bằng Facebook