/ / / /

Lúc nào phải trả nợ tiền sử dụng đất?


Lúc nào phải trả nợ tiền sử dụng đất?
Đối với các trường hợp xây dựng không phép sau ngày 1-7-2004 nhưng phù hợp quy hoạch thì giải quyết cấp số nhà tạm để quản lý trong thời gian chờ xử lý theo quy định của pháp luật hiện hành.




 

1. Trả nợ xong mới được “bán” đất

Khi làm “giấy đỏ”, do không có tiền đóng tiền sử dụng đất nên tôi đã xin ghi nợ gần 50 triệu đồng. Tôi có thể xin “bán” đất để lấy tiền trả nợ hay không?

Ngô Thu Thảo (quận 12)

Ông Nguyễn Đình Tấn, Cục phó Cục Thuế TP.HCM:

Theo khoản 4 Điều 5 Nghị định 17 ngày 27-1-2006 của Chính phủ, hộ gia đình, cá nhân thực hiện các giao dịch như chuyển nhượng, cho thuê, thế chấp, bảo lãnh, góp vốn bằng quyền sử dụng đất hoặc được bồi thường về đất khi nhà nước thu hồi thì phải nộp cho nhà nước số tiền còn nợ (trừ việc tặng cho quyền sử dụng đất để xây dựng các công trình phúc lợi công cộng). Các giao dịch về quyền sử dụng đất đối với đất có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất còn ghi nợ tiền phải nộp cho nhà nước đều không có giá trị pháp lý.

2. Giá trị của biên bản hòa giải thành

Trước kia, do bị người hàng xóm tranh chấp ranh đất nên tôi chưa được cấp “giấy đỏ”. Nay vụ việc tranh chấp đã được UBND phường hòa giải thành. Tôi có thể dùng biên bản thỏa thuận giữa hai nhà để xin cấp “giấy đỏ” hay không?

Quang Toản (quận 3)

Bà Nguyễn Thị La, Tổ trưởng tổ dịch vụ hành chính công quận 3:

Theo Điều 135 Luật Đất đai thì UBND cấp phường có nhiệm vụ hòa giải các tranh chấp đất đai. Như vậy, biên bản ghi nhận hòa giải thành của UBND cấp phường cũng là một bằng chứng về việc đã giải quyết xong tranh chấp. Ông có thể nộp biên bản này để xin cấp “giấy đỏ”.

3. Nhà trên hành lang bảo vệ sông không được cấp số nhà

Chị tôi mua đất đã có “giấy đỏ” cấp từ năm 1999. Đến cuối năm 2004, chị tôi xây nhà không giấy phép. Năm 2007, UBND quận cho biết nhà chị ấy thuộc ranh giới bảo vệ sông nên không cấp số nhà. Sự từ chối này có đúng không?

Nguyễn Thị Hồng Liên (quận 12)

Ông Huỳnh Tấn Việt, Trưởng phòng Quản lý đô thị quận 12:

Theo Quyết định số 05 ngày 8-3-2006 của Bộ Xây dựng và Công văn số 3242 ngày 10-5-2007 của Sở Xây dựng, các quận, huyện không xem xét cấp số nhà đối với nhà, đất đã có quyết định, thông báo giải tỏa, phá dỡ để thực hiện dự án, các trường hợp còn lại vẫn thực hiện cấp số nhà.

Đối với nhà xây dựng không phép, sai phép trước ngày 1-7-2004 thì vẫn được xem xét cấp số nhà (hoặc số nhà tạm). Đối với các trường hợp xây dựng không phép sau ngày 1-7-2004 nhưng phù hợp quy hoạch thì giải quyết cấp số nhà tạm để quản lý trong thời gian chờ xử lý theo quy định của pháp luật hiện hành.

Đối với trường hợp nhà xây dựng không phép trong khu vực cấm xây dựng, nhà nằm hoàn toàn trong phạm vi hành lang an toàn kỹ thuật thì chưa giải quyết cấp số nhà. Do nhà của chị bà nằm trong hành lang bảo vệ sông nên không được giải quyết cấp số nhà.

4. Có thể đăng bộ trên “giấy hồng” cũ

Nhà đã có “giấy hồng” theo Nghị định 60, nay giấy này đã bị cũ thì có buộc phải làm “giấy hồng” mới hay không? Khi chuyển nhượng có bị buộc phải đổi “giấy hồng” mới hay được đăng bộ trên “giấy hồng” cũ?

nguyenthimai@...

Ông Trần Anh Tuấn, Trưởng phòng Tài nguyên và Môi trường quận Gò Vấp:

Theo Quyết định 54 ngày 30-3-2007 của UBND TP.HCM, những trường hợp nhà đã có “giấy hồng” nhưng bị rách, mất chữ hoặc bị nhòe thì nhà nước khuyến khích đổi lại “giấy hồng” mới chứ không bắt buộc. Đối với các loại giấy cấp theo Nghị định 90, Nghị định 60 thì vẫn có giá trị như cũ. Khi chuyển nhượng quyền sở hữu nhà, người dân có thể đăng bộ trực tiếp trên giấy cũ hoặc yêu cầu cấp “giấy hồng” mới.

5. Đòi lại đất cũ?

Trước giải phóng, do chiến tranh ác liệt nên chúng tôi đành phải rời bỏ nhà, đất để di tản. Sau giải phóng, chúng tôi quay trở về quê thì nhà đã không còn, riêng mảnh đất thì đã có người đến chiếm sử dụng và sau đó nhà nước đã cấp “giấy đỏ” cho họ. Nay chúng tôi có thể đòi lại mảnh đất trên hay không?

Nguyễn Thị Thanh (Thừa Thiên-Huế)

Luật sư Trần Thị Miền:

Theo Điều 4 Nghị định 181 ngày 29-10-2004 của Chính phủ, nhà nước không thừa nhận việc đòi lại đất và không xem xét, giải quyết khiếu nại đòi lại đất mà nhà nước đã giao cho người khác sử dụng theo các chính sách ruộng đất trước ngày 15-10-1993 (như đất ở mà nhà nước đã giao cho người khác làm đất ở v.v...). Thành thử khi đã bỏ đi, không sử dụng đất từ trước giải phóng đến giờ thì gia đình ông khó có thể đòi lại đất cũ (mà nhà nước đã cấp “giấy đỏ” cho người khác).

Trường hợp muốn tranh chấp, gia đình ông có thể gửi đơn khởi kiện đến TAND cấp huyện để được xem xét, giải quyết.

 


NGỌC HÀ ghi


 

 
LUẬT BẮC VIỆT ( BVL LAWFIFM) 
"HÃY NÓI VỚI LUẬT SƯ ĐIỀU BẠN CẦN"
------------------------------------------- 
Liên hệ với Luật sư : 
P: 0938188889 - 0913753918
M: ceo@bacvietluat.vn – lawyer.@bacvietluat.vn
W: www.sanduan.vn - www.bacvietluat.vn - www.tuvanluat.com.vn - www.bantinphapluat.com 


Bình luận

Chưa có bình luận cho bài viết này.

Gửi bình luận

Bạn cần Đăng nhập để viết bình luận bằng tài khoản cá nhân.

Bình luận bằng Facebook

Được thành lập bởi đội ngũ Luật sư thành đạt trong các môi trường lớn là các văn phòng luật sư trong nước và văn phòng luật sư nước ngoài tại Việt Nam.
Đ/c: Lô 23, Tổ 26, Ngõ 1, Nguyễn thị Định, Trung Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội.
Email: ceo@bacvietluat.vn
Hotline: 0938188889 - 0168.769.6666

Đăng ký nhận tin

Nhập email để là người đâu tiên nhận được những tin tức mới nhất từ Bắc Việt Luật. Chúng tôi cam kết bảo đảm quyền riêng tư cho email của bạn.

Hỗ trợ trực tuyến