Sửa đổi, bổ sung một số quy định liên quan đến chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng trong bộ luật dân sự năm 2005
Trong quá trình giao kết hợp đồng thì đề nghị giao kết hợp đồng và chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng là hai yếu tố quan trọng để hình thành hợp đồng. Vì vậy, Công ước Viên về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế của Liên hiệp quốc năm 1980 (CISG), Bộ nguyên tắc về hợp đồng thương mại quốc tế của UNIDROIT năm 2004 (PICC) và Bộ luật Dân sự năm 2005 của Việt Nam (BLDS) đều có những quy định về hai vấn đề này.
Để đóng góp ý kiến cho việc sửa đổi, bổ sung các quy định liên quan đến hợp đồng trong BLDS, chúng tôi phân tích, so sánh những quy định về chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng trong các văn bản trên thông qua nghiên cứu các vụ án thực tế.
1. Chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng
Sau khi đề nghị được chuyển đến người nhận, người này có thể trả lời chấp nhận, từ chối hoặc sửa đổi đề nghị. Trả lời chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng là sự bày tỏ ý chí của người được đề nghị đồng ý ký kết hợp đồng theo những điều kiện do bên đề nghị đưa ra và nó chỉ có hiệu lực khi phù hợp với đề nghị giao kết hợp đồng, ít nhất là đối với các nội dung chính của hợp đồng. Dựa trên nhận thức chung đó, CISG, PICC và BLDS đưa ra những quy định chi tiết về chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng, thể hiện những quan điểm, yêu cầu khác nhau về các hình thức trả lời chấp nhận cũng như sự phù hợp giữa trả lời chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng với đề nghị giao kết hợp đồng. Khi phân tích sự tương đồng và khác biệt trong các quy định về chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng đã nêu ở ba văn bản trên, chúng ta tập trung vào các đặc điểm:
1.1. Biểu thị sự chấp nhận của bên được đề nghị đối với đề nghị
Để có một chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng, bên được đề nghị phải biểu thị sự “chấp nhận” của mình đối với đề nghị, tức là thể hiện ý chí muốn giao kết hợp đồng của mình với người đưa ra đề nghị. Tình huống sau là một ví dụ1:
Tóm tắt vụ kiện: theo hồ sơ vụ án thì nguyên đơn là Công ty TNHH thương mại – xây dựng, bảo trì, dịch vụ kỹ thuật điện Sài Gòn (SEECOM) gửi cho bị đơn là Công ty phát triển khu công nghiệp Long Bình (LOTECO) một thông báo về việc bán 04 đồng hồ đo điện qua fax. Sau khi nhận được bản fax, Tổng Giám đốc của LOTECO ký chấp nhận trực tiếp vào bản fax và gửi lại cho SEECOM. Sau khi nhận được bản fax, SEECOM chuyển 04 đồng hồ đo điện vạn năng đến kho của LOTECO; hai bên thực hiện việc giao nhận hàng vào ngày 22/4/2003. Ngày 26/6/2003, LOTECO có văn bản gửi SEECOM về việc thanh toán nợ tồn đọng của các hợp đồng trong đó nêu việc báo giá đối với 04 đồng hồ đo điện vạn năng của SEECOM là quá cao so với thị trường và LOTECO đã tính lại giá thấp hơn so với giá ban đầu, còn không có khiếu nại gì khác. Thêm nữa, LOTECO đã thanh toán cho SEECOM tiền mua 04 đồng hồ đo điện vạn năng theo lệnh chuyển tiền số 132563 ngày 4/12/2003 với nội dung chuyển 100.000.000 đồng để thanh toán phí bảo trì trạm biến áp, đồng hồ vạn năng. Ngày 8/3/2004, LOTECO có Công văn số 121-04/KTH đề nghị SEECOM nhận lại 04 đồng hồ với lý do chúng không đạt yêu cầu sử dụng của Công ty và cho rằng, việc hai bên trao đổi thỏa thuận qua fax không đủ căn cứ để hình thành hợp đồng giữa hai bên.
Bình luận vụ án: trong tình huống trên, việc Tổng Giám đốc của LOTECO đã đại diện cho LOTECO biểu thị sự chấp nhận của LOTECO đối với đề nghị giao kết hợp đồng của SEECOM bằng cách ký chấp nhận vào đề nghị đó, mà không có bất kỳ sự sửa đổi, bổ sung nào. Ngoài ra, sự chấp nhận của LOTECO đối với đề nghị của SEECOM còn được khẳng định qua việc LOTECO gửi lại cho SEECOM bản fax mà SEECOM đã gửi cho LOTECO sau khi có chữ ký của Tổng Giám đốc và việc LOTECO nhận 04 đồng hồ điện vào ngày 22/4/2003, sau đó thanh toán một phần tiền cho 04 đồng hồ trên. Qua đó có thể thấy, nếu không có một hình thức bắt buộc nào được yêu cầu từ trước thì việc biểu thị sự chấp nhận có thể bằng văn bản, lời nói hay hành vi thực tế.
Điều này cũng được CISG, PICC và BLDS quy định trong các điều khoản cụ thể. Theo Điều 18 của CISG, thì “1. Một lời tuyên bố hay một hành vi khác của người được chào hàng biểu lộ sự đồng ý với chào hàng cấu thành chấp nhận chào hàng”; còn Điều 2.1.6 PICC cũng quy định: “1. Chấp nhận giao kết hợp đồng có thể là một tuyên bố hoặc cách xử sự khác của bên được đề nghị cho thấy họ chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng”. “Chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng là sự trả lời của bên được đề nghị đối với bên đề nghị về việc chấp nhận toàn bộ nội dung của đề nghị” (Điều 396 BLDS).
1.2. Một số hình thức trả lời chấp nhận
1.2.1. Chấp nhận bằng hành vi cụ thể
Với điều kiện đề nghị giao kết hợp đồng không quy định về cách thức chấp nhận, việc chấp nhận có thể được thực hiện bằng hành vi của bên được đề nghị, như tình huống xảy ra trong vụ kiện được giải quyết ngày 23/5/1995 bởi Tòa án phúc thẩm Frankfurt, Đức (trên cơ sở những quy định của CISG 1980) liên quan đến hợp đồng mua bán giầy giữa nguyên đơn là hãng sản xuất giầy của Ý và bị đơn là một nhà phân phối người Đức2.
Tóm tắt vụ kiện: nguyên đơn (bên bán) kiện bị đơn (bên mua) về giá bán chưa thanh toán. Bên mua yêu cầu tăng thiệt hại phát sinh do không thực hiện việc giao hàng đầy đủ của bên bán. Bên mua cho rằng họ đặt hàng 3.240 đôi giầy, nhưng bên bán chỉ giao 2.700 đôi. Bên mua viện dẫn rằng một đơn đặt hàng về số lượng cấu thành một chào hàng theo Điều 14 của CISG. Thiếu chứng cứ về sự chấp nhận chào hàng của người bán, vì vậy tòa án kết luận không có hợp đồng cho việc giao 3.240 đôi giày. Tòa án cho rằng, việc giao 2.700 đôi giầy có nghĩa là một chấp nhận bởi việc thực hiện theo Điều 18 (3) CISG, nhưng việc giao hàng với số lượng khác làm thay đổi các điều khoản của chào hàng theo Điều 19 (3) CISG. Theo đó, việc giao hàng của người bán đã được giải thích như là một sự từ chối chào hàng bởi người bán và cấu thành một chào hàng ngược lại theo Điều 19 (1) của CISG. Do đó, một hợp đồng được ký kết chỉ liên quan với số lượng giầy được giao bởi bên bán là 2.700 đôi và hành vi tiếp nhận hàng của bên mua chính là một chấp nhận đối với chào hàng cho 2.700 đôi giầy của bên bán.
Bình luận: các văn bản CISG (Điều 18), PICC và BLDS đều có quy định liên quan đến việc chấp nhận bằng hành vi. BLDS quy định: “Chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng là sự trả lời của bên được đề nghị đối với bên đề nghị về việc chấp nhận toàn bộ nội dung của đề nghị” (Điều 396) và “Hợp đồng dân sự có thể được giao kết bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể, khi pháp luật không quy định loại hợp đồng đó phải được giao kết bằng một hình thức nhất định” (Điều 401, Khoản 1). Như vậy, BLDS cũng thừa nhận hình thức chấp nhận bằng hành vi, nhưng BLDS không quy định cụ thể trong trường hợp bên được đề nghị biểu thị sự chấp nhận đối với đề nghị bằng hành vi cụ thể nhưng không thông báo cho bên đề nghị biết về việc mình đã thực hiện hành vi đó.
Trong khi đó, về vấn đề này, cả CISG và PICC đều nêu rất rõ. Theo Điều 18 của CISG, thì “1. Một lời tuyên bố hay một hành vi khác của người được chào hàng biểu lộ sự đồng ý với chào hàng cấu thành chấp nhận chào hàng…; 2. Chấp nhận chào hàng có hiệu lực từ khi người chào hàng nhận được chấp nhận…”; “1. Chấp nhận giao kết hợp đồng có thể là một tuyên bố hoặc cách xử sự khác của bên được đề nghị cho thấy họ chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng….; 2. Việc chấp nhận một đề nghị giao kết hợp đồng có hiệu lực khi dấu hiệu của việc chấp nhận giao kết hợp đồng đến bên đề nghị” (Điều 2.1.6 của PICC). Như vậy, cả CISG và PICC đều đưa ra nguyên tắc chung cho việc chấp nhận bằng hành vi, đó là việc biểu thị sự chấp nhận bằng hành vi phải được thông báo cho bên đề nghị. Tuy nhiên, cần lưu ý là việc thông báo đặc biệt như vậy chỉ cần thiết trong trường hợp bản thân hành vi không tạo thành một thông báo chấp nhận đề nghị giao kết với bên đề nghị trong một thời hạn hợp lý, ví dụ: sự phát hành thư tín dụng, ký chứng từ gửi tới thể chế tài chính cùng với yêu cầu họ thanh toán cho việc mua bán. Một ngoại lệ cho nguyên tắc chung được quy định tại Khoản 3 Điều 18 của CISG, là: “…, nếu do hiệu lực của chào hàng hoặc do thực tiễn đã có giữa hai bên trong mối quan hệ tương hỗ hoặc tập quán thì người được chào hàng có thể chứng tỏ sự chấp thuận của mình bằng cách làm một hành vi nào đó như hành vi liên quan đến việc gửi hàng hay trả tiền chẳng hạn dù họ không thông báo cho người chào hàng thì chấp nhận chào hàng chỉ có hiệu lực từ khi những hành vi đó được thực hiện với điều kiện là những hành vi đó phải được thực hiện trong thời hạn đã quy định tại điểm trên”. “Tuy nhiên, nếu theo đề nghị giao kết hợp đồng, các thói quen đã được xác lập giữa các bên hoặc theo tập quán, bên được đề nghị có thể chỉ ra là mình đã chấp nhận giao kết hợp đồng bằng việc thực hiện một hành vi mà không cần thông báo cho bên đề nghị biết, việc chấp nhận có hiệu lực khi hành vi đó được hoàn thành” (Khoản 2 Điều 2.1.6 của PICC). Trong những trường hợp như vậy, chấp nhận có hiệu lực vào thời điểm hành vi này được thực hiện, cho dù bên đề nghị có được thông báo một cách nhanh chóng hay không.
Kiến nghị: trên cơ sở phân tích, so sánh các quy định về việc chấp nhận đề nghị bằng hành vi cụ thể, chúng tôi cho rằng, BLDS cần quy định chi tiết về trường hợp này và nên học tập giải pháp được nêu tại Điều 18 của CISG và Điều 2.1.6 của PICC. Theo đó, khi bên được đề nghị biểu thị sự chấp nhận của mình bằng hành vi cụ thể (đặc biệt là các hành vi mà bản thân hành vi không tạo thành một thông báo chấp nhận đề nghị giao kết với bên đề nghị trong một thời hạn hợp lý, ví dụ: sự phát hành thư tín dụng) thì bên được đề nghị phải thông báo cho bên đề nghị được biết, hoặc nếu không thông báo thì phải thuộc một trong các ngoại lệ, các ngoại lệ này cũng nên quy định theo Khoản 3 Điều 18 của CISG hoặc Điều 2.1.6 của PICC.
1.2.2. Sự im lặng và không hành động của bên được đề nghị
Trong quá trình giao kết hợp đồng, ý chí của các bên phải được thể hiện ra bên ngoài dưới một hình thức nhất định, đó có thể là: lời nói, văn bản hoặc hành vi. Nhưng trong thực tiễn giao kết hợp đồng, đôi khi bên được đề nghị không thể hiện rõ ý chí, quan điểm của mình, hay họ đã im lặng trong thời điểm này, như tình huống trong vụ kiện giữa nguyên đơn là Công ty Shoes General International, có trụ sở tại Pháp và bị đơn là Công ty Calzados Magnanni, có trụ sở tại Tây Ban Nha về hợp đồng mua bán giầy, được giải quyết bởi tòa phúc thẩm Grenoble (Pháp) ngày 21/10/19993 là một dẫn chứng.
Tóm tắt vụ kiện: trong năm 1993, nguyên đơn đã đặt hàng bị đơn sản xuất giầy theo mẫu do nguyên đơn cung cấp cho mùa hè, mùa đông năm 1994 và bị đơn luôn đáp ứng những đơn đặt hàng của nguyên đơn mà không có bất kỳ sự diễn đạt chấp nhận nào của bị đơn. Một lần nữa, trong khoảng thời gian từ ngày 3/10/1994 và ngày 17/11/1994, nguyên đơn đã đưa ra các đơn đặt hàng khác nhau về việc sản xuất giầy theo nhãn hiệu Pierre Cardin cho mùa hè năm 1995 với số lượng 8.651 đôi.
Trong cuộc trao đổi qua điện thoại ngày 19/1/1995, bị đơn đã từ chối giao hàng và phủ nhận việc nhận được đơn đặt hàng cho năm 1995. Nguyên đơn đã tìm kiếm một nhà sản xuất thay thế bị đơn nhưng quá trễ nên không giao hàng đúng hạn cho các cửa hàng bán lẻ. Do đó, họ đã gửi trả lại nguyên đơn 2.125 đôi giầy không bán được với tổng số tiền là 712.879.00 f . Nguyên đơn cũng chỉ ra rằng, bị đơn đã bán trực tiếp 800 đôi giày theo nhãn hiệu “Pierre Cardin” ở Metropole (France) và ở các cửa hiệu tại các nước và vùng lãnh thổ. Những sản phẩm này đã “cóp” mẫu giầy “Pierre Cardin” mà nguyên đơn đã giao cho bị đơn. Do đó, nguyên đơn kiện bị đơn đòi bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng. Bị đơn phủ nhận sự tồn tại của hợp đồng vì cho rằng, sự im lặng và không hành động của bị đơn không có giá trị như một chấp nhận đơn đặt hàng của nguyên đơn.
Bình luận: trước vụ việc này, nếu áp dụng theo BLDS, thì “Hợp đồng dân sự cũng xem như được giao kết khi hết thời hạn trả lời mà bên nhận được đề nghị vẫn im lặng, nếu có thoả thuận im lặng là sự trả lời chấp nhận giao kết” (Điều 404 Khoản 2). Như vậy trong vụ việc trên, sự im lặng của bị đơn không cấu thành một chấp nhận và không tồn tại hợp đồng cung cấp giầy theo mẫu cho mùa hè 1995 giữa hai bên. Bởi vì, BLDS chỉ thừa nhận sự im lặng của bên được đề nghị cấu thành một chấp nhận đề nghị khi hai bên đã thỏa thuận rằng sự im lặng là một sự trả lời chấp nhận; khi hai bên không thỏa thuận trước về điều này thì sự im lặng của bên được đề nghị sẽ không cấu thành một chấp nhận, bất kể thực tiễn hay thói quen đã hình thành giữa hai bên hay tập quán trong lĩnh vực mua bán hàng hóa.
CISG và PICC lại có những giải pháp khác so với BLDS. Ðiều 18 Khoản 1 của CISG quy định: “Một lời tuyên bố hay một hành vi khác của người được chào hàng biểu lộ sự đồng ý với chào hàng cấu thành chấp nhận chào hàng. Sự im lặng hoặc không hành động không mặc nhiên có giá trị một sự chấp nhận”. “Chấp nhận giao kết hợp đồng có thể là một tuyên bố hoặc cách xử sự khác của bên được đề nghị cho thấy họ chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng. Bản thân sự im lặng hay không hành động không có giá trị như một chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng” (Điều 2.1.6 Khoản 1 của PICC).
Như vậy, về mặt nguyên tắc chung, cả CISG và PICC không thừa nhận sự im lặng của bên được đề nghị cấu thành một chấp nhận đề nghị. Tuy nhiên, cả hai văn bản trên đều đưa ra các ngoại lệ trong trường hợp bên được đề nghị im lặng nhưng vẫn cấu thành một chấp nhận đề nghị, đó là: i) tập quán mà các bên đã thỏa thuận, hoặc ii) thói quen do họ thiết lập trong mối quan hệ tương hỗ đã quy định rõ về điều này thì sự im lặng hoặc không hành động của bên được chào hàng mới được coi là chấp nhận. Tập quán là những quy tắc xử sự phổ biến được thừa nhận và áp dụng rộng rãi ở một khu vực địa lý nhất định (tập quán địa phương, tập quán quốc gia, ví dụ, vùng Bordeaux của Pháp tồn tại tập quán là khi người môi giới rượu vang gửi cho bị đơn và nguyên đơn một bức thư ghi lại những thương lượng của các bên thì việc các bên sau khi nhận thư mà không có phản đối trong vòng 48 tiếng được coi như chấp nhận hợp đồng4) hoặc trên phạm vi toàn cầu. Khi các bên thỏa thuận áp dụng tập quán, các bên cần tuân theo những tập quán mà họ thỏa thuận. Thói quen được thiết lập giữa hai bên là cách xử sự được lặp đi lặp lại nhiều lần trong mối quan hệ mua bán của hai bên, và thói quen đó sẽ ràng buộc các bên trong hợp đồng, trừ trường hợp các bên đã loại trừ một cách rõ ràng việc áp dụng thói quen đó. Việc xem xét liệu một thói quen cụ thể có được coi là đã được xác lập giữa các bên hay không thường phụ thuộc vào từng hoàn cảnh cụ thể, nhưng cách xử sự của các bên trong một giao dịch trước đó, nhìn chung không thể coi là một thói quen5. Những ngoại lệ này được suy luận theo Ðiều 9 Khoản 1 của CISG: “Các bên bị ràng buộc bởi tập quán mà họ đã thỏa thuận và bởi các thực tiễn đã được họ thiết lập trong mối quan hệ tương hỗ” và Điều 1.9 Khoản 1 của PICC: “Các bên trong hợp đồng bị ràng buộc bởi những tập quán mà họ đã thoả thuận và bởi các thói quen đã được xác lập giữa họ”.
Vận dụng quy định tại Điều 9 và Điều 18 của CISG, khi giải quyết vụ việc trên, tòa án cho rằng, trong vài năm gần đây, bị đơn luôn luôn đáp ứng những đơn đặt hàng của nguyên đơn mà không có bất kỳ sự diễn đạt chấp nhận nào của bị đơn; điều đó được coi như là một thực tiễn (thói quen) được thiết lập bởi hai bên và nó có giá trị ràng buộc đối với bị đơn. Do đó, tòa án đã kết luận rằng, sự im lặng của bị đơn cấu thành một chấp nhận đặt hàng; thậm chí, nếu bị đơn không nhận được đơn đặt hàng thì sau khi sản xuất hàng mẫu với nguyên liệu gốc, bị đơn nên hỏi nguyên đơn giải thích như thế nào về việc chưa thấy đơn đặt hàng.
Tuy nhiên, không bao giờ bên đề nghị giao kết hợp đồng được nêu trong đề nghị đó rằng sẽ được coi là được chấp nhận nếu bên được đề nghị không trả lời, bởi bên đề nghị là bên khởi xướng trong việc đề nghị giao kết hợp đồng, bên được đề nghị không những có quyền tự do chấp nhận hoặc từ chối đề nghị, mà còn có quyền bỏ qua không để ý đến đề nghị.
Ví dụ: A yêu cầu B đưa ra những điều kiện mới để gia hạn cho hợp đồng cung cấp rượu vang, sẽ hết hạn vào ngày 31/12. Trong bản đề nghị của mình, B đưa thêm điều khoản là “nếu chúng tôi không nhận được ý kiến gì từ phía các ngài chậm nhất là đến cuối tháng 11, chúng tôi sẽ coi như các ngài đã chấp nhận các điều kiện gia hạn hợp đồng theo những điều kiện đã được ghi ở đây”. A coi những điều kiện mới này là không thể chấp nhận được và thậm chí không hề trả lời6.
Kiến nghị: về sự im lặng và không hành động của bên được đề nghị, trên cơ sở những phân tích, so sánh ở trên, chúng tôi đề nghị: ngoài quy định tại Điều 404 về điều kiện trong trường hợp bên được đề nghị im lặng nhưng vẫn cấu thành một chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng, BLDS nên đưa ra các ngoại lệ cho trường hợp này giống như CISG và PICC, đó là: thực tiễn hay thói quen đã hình thành giữa hai bên, hoặc tập quán trong lĩnh vực mua bán hàng hóa mà hai bên đã thoả thuận áp dụng.
1.3. Sự phù hợp giữa chấp nhận đề nghị với đề nghị
Sự chấp nhận không những thể hiện ý chí muốn giao kết hợp đồng của người được đề nghị với người đưa ra đề nghị mà còn phải phù hợp với đề nghị giao kết hợp đồng. Để xác định sự phù hợp giữa chấp nhận với đề nghị giao kết hợp đồng, các chuyên gia về lĩnh vực hợp đồng đã đưa ra hai quan điểm.
Quan điểm thứ nhất cho rằng, chấp nhận giao kết hợp đồng phải là sự chấp nhận toàn bộ và vô điều kiện các nội dung của đề nghị giao kết hợp đồng không có bất kỳ sự sửa đổi, bổ sung nào dù là nhỏ nhất. Đề nghị và chấp nhận phải trùng khớp với nhau như “ảnh và vật qua gương”7.
Quan điểm thứ hai lại coi chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng là sự chấp nhận toàn bộ các nội dung chủ yếu của đề nghị giao kết hợp đồng và có thể đưa ra những sửa đổi, bổ sung nhưng không làm ảnh hưởng đến những nội dung chủ yếu của đề nghị giao kết hợp đồng. Bất kỳ sự bổ sung nào cũng phải nêu rõ lý do và không vấp phải sự phản đối ngay lập tức của bên đưa ra đề nghị.
Thực tiễn thương mại cho thấy, trong quan hệ mua bán hàng hóa trước khi hợp đồng mua bán được ký kết, các bên thường thỏa thuận rất nhiều về hàng hóa và các điều kiện liên quan đến việc mua bán hàng hóa. Cho nên, việc xác định khi nào một thông báo của bên được đề nghị cấu thành một chấp nhận đề nghị, tức là chứng minh sự phù hợp giữa trả lời đề nghị với đề nghị theo quan điểm thứ hai là rất khó khăn và phức tạp, tình huống sau là một ví dụ8.
Tóm tắt vụ kiện: bên bán là công ty sản xuất và phân phối các sản phẩm thủy tinh cho mục đích công nghiệp. Thủy tinh thô mà bên bán hay sử dụng là thủy tinh Borosilicat thuộc hydrolytical loại 1 theo các tên gọi: Duran, Supremax, Fiolax – đó là các loại thủy tinh khác nhau về hệ số giãn nở chiều dài.
Ngày 21/7/1992, bên mua gửi thư yêu cầu bên bán làm báo giá tối thiểu cho việc sản xuất 220.000 ống thí nghiệm thủy tinh có nắp theo các tiêu chuẩn thông thường với một hệ số giãn nở không vượt quá 5.5 x 10 – 7, đồng thời, bên mua hỏi về giá nếu như thủy tinh Pyrex được sử dụng để sản xuất ống thí nghiệm. Ngày 24/7/1992, bên bán gửi bên mua một chào hàng bằng fax về thủy tinh loại Schott trong đó tham chiếu tới sự mô tả trong yêu cầu của bên mua. Bản fax của bên bán không có đề nghị khác. Ngày 26/8/1992, bên mua gửi bên bán bản fax có dẫn chiếu tới chào hàng của bên bán và đặt mua 220.000 ống thí nghiệm có nắp được làm bằng thủy tinh Duran không màu loại 1 với hệ số giãn nở là 5.5 x 10 – 7 theo bản thiết kế đính kèm. Ngày 7/9/1992, qua trao đổi bằng điện thoại và fax, bên bán gửi bên mua bản vẽ theo yêu cầu của khách hàng của bên mua. Hơn nữa, bên bán yêu cầu bên mua xác nhận rằng thủy tinh Schott thuộc hydrolytical loại 1 sẽ được sử dụng và không phải là Pyrex hay Duran. Ngày 21/9/1992, bên bán gửi cho bên mua bản vẽ khác qua fax. Ngày 29/9/1992, bên mua gửi bên bán thiết kế sản phẩm với những thay đổi rõ ràng. Nguyên liệu được sử dụng là Schott – thủy tinh Borosilicat với hệ số giãn nở là 3.3 x 10 – 5, loại hydrolytical loại 1. Ngày 30/9/1992, bên bán gửi cho bên mua hai bản fax, trong bản fax thứ nhất bên bán cảm ơn bên mua về đơn đặt hàng và tuyên bố bắt đầu sản xuất ngay tức thì. Trong bản fax thứ hai, bên bán nhắc tới “một nhầm lẫn nhỏ về chất lượng thủy tinh” và yêu cầu bên mua xác nhận bằng văn bản cho tuyên bố của bên bán rằng “thủy tinh loại Schott –hydrolytical loại 1 (thủy tinh Borosilicate) là một sự sửa đổi. Thủy tinh Borosilicate 3.3 là thủy tinh Duran”. Ngày 01/10/1992, bên mua trả lời cho bên bán bằng fax rằng “chúng tôi xác nhận sự chấp thuận của chúng tôi về những ống thủy tinh có nắp được làm bằng thủy tinh Schott loại 1. Loại hydrolytical”. Trong bản fax đó, đại diện bên mua đã chú thích “đây là xác nhận từ phía Italia rằng loại thủy tinh của chúng tôi là một lần sửa đổi”. Ngày 16/10/1992, bên bán giao những ống thí nghiệm có nắp được làm bằng thủy tinh loại Fiolax cho bên mua với hóa đơn thanh toán là 123.380,00 DM. Theo đó, bên bán yêu cầu bên mua thanh toán theo giá giao dịch. Bên mua đã từ chối thanh toán vì cho rằng đã đặt hàng loại Duran có chất lượng tốt hơn và bên bán đã kiện bên mua ra tòa án Đức.
Nguyên đơn (bên bán) cho rằng hợp đồng đã được ký kết giữa hai bên thông qua các bản fax trao đổi ngày 29 và 30/9/1992. Theo đó, hai bản fax của nguyên đơn vào ngày 30/9/1992 chính là sự chấp nhận cho chào hàng của bị đơn được gửi qua fax ngày 29/9/1992 và điều này có nghĩa là hai bên đã đạt được thỏa thuận về việc mua bán ống thí nghiệm bằng thủy tinh có nắp theo chất lượng Fiolax.
Bị đơn (bên mua) lại coi bản fax ngày 26/8/1992 của bị đơn gửi cho nguyên đơn là một sự chấp nhận cho chào hàng của nguyên đơn được gửi qua fax ngày 24/7/1992; do đó, hợp đồng được ký vào ngày 26/8/1992 và chất lượng thủy tinh được dùng để sản xuất ống thí nghiệm là thủy tinh loại Duran.
Lập luận và kết luận của Tòa án: trong bất kỳ tình huống nào đều không có hợp đồng nào được ký kết bởi hai bên trước ngày 30/9/1992. Dựa vào yêu cầu bằng văn bản của bên mua trong lá thư ngày 21/7/1992, bên bán đã đưa ra chào hàng ngày 24/7/1992 về việc bán những ống thí nghiệm không màu bằng thủy tinh với kích thước theo bản vẽ của bên bán và chắc chắn rằng sản phẩm này phù hợp với sự mô tả của bên mua. Một mức giá cho loại thủy tinh Pyrex theo yêu cầu của bên mua không được nhắc tới. Theo như những gì đã diễn ra thì bên bán chỉ chào hàng chất lượng thủy tinh Fiolax, như là chỉ có thủy tinh loại Fiolax là loại có hệ số giãn nở 5.5 x 10 – 7 theo như yêu cầu của bên mua. Trong thư của mình, bằng việc dẫn chiếu tới thủy tinh loại Pyrex, bên mua chỉ muốn yêu cầu về giá cho loại thủy tinh chất lượng loại này chứ không cần bất kỳ sự lựa chọn chất lượng nào khác, nội dung của yêu cầu phụ thuộc vào cách hiểu rằng một người nhận tuyên bố một cách hợp lý, trong sự tin tưởng tốt và tính toán tới hoàn cảnh, sẽ trả lời ý kiến của anh ta tới yêu cầu của bên mua cho sự xác định chất lượng thủy tinh liên quan tới hệ số giãn nở, bởi vì tất cả những đặc điểm của thủy tinh được đề cập trong đó là chung cho loại Duran và Fiolax. Theo như lời hứa của bên bán trong chào hàng rằng, những yêu cầu của bên mua sẽ được đáp ứng, rằng bên bán sẽ giao sản phẩm làm bằng thủy tinh loại Schott với hệ số giãn nở là 5.5 x 10 – 7 như đã nêu trong yêu cầu của bên mua, nhưng đây là thủy tinh Fiolax. Đó là điều không rõ ràng, người mua đã hiểu như thế nào về chào hàng của người bán. Trong bất cứ hoàn cảnh nào, người mua không chấp nhận nó, như trong chào hàng của người mua và ngày 26/8/1992 là một sự mâu thuẫn. Trong chào hàng đó, người mua đặt hàng thủy tinh loại Duran với hệ số giãn nở là 5.5, trong khi thủy tinh Duran có hệ số giãn nở tối đa là 3.3. Theo đó, chào hàng của bên mua trong bản thân nó đã có sự mâu thuẫn và chứa dựng trong đó một sự sửa đổi đối với chào hàng của bên bán liên quan tới chất lượng thủy tinh được giao và theo đó, không có sự chấp nhận đối với chào hàng theo như Điều 18 (1), 19 (1) và 19 (3) của CISG. Bên bán cũng ghi nhận sự mâu thuẫn trước sau không như một trong fax ngày 26/8 của bên mua. Điều này được giải thích bởi fax của người bán trong bản fax ngày 7/9/1992, với nó bên bán đã có một bản vẽ tới người mua để thảo luận với khách hàng của bên mua. Trong các bản fax đó, bên bán yêu cầu một sự xác nhận rằng chất lượng thủy tinh được gia công nên là thủy tinh dạng hydrolytical loại 1 của công ty và không phải là Pyrex hay Duran. Trong bản fax ngày 21/9/1992 của bên bán và việc gửi bản vẽ cho khách hàng của bên mua cũng đáp ứng việc người bán làm sáng tỏ vấn đề. Tuy nhiên, sự mơ hồ vẫn chưa được làm rõ trong bản fax của bên mua ngày 29/9/1992, do đó chào hàng của bên bán chưa được chấp nhận. Trong bản fax này, bên mua dẫn chiếu tới sự sửa đổi được thêm vào bởi khách của bên mua trong bản vẽ đính kèm và đưa ra những sửa đổi tới nội dung hợp đồng mà nó muốn giao kết. Từ sự thay đổi đó, cho kết quả là hệ số giãn nở của thủy tinh được thiết kế sẽ là 3.3; do đó, có sự khác biệt trong chất lượng thủy tinh so sánh với chất lượng Fiolax được chào hàng bởi bên bán với hệ số giãn nở là 5.5. Bên bán cũng nhận ra điều này qua nội dung của bản fax thứ hai ngày 30/9/1992. Trong đó, bên bán tuyên bố rằng có một sự hiểu nhầm liên quan tới chất lượng của thủy tinh và yêu cầu bên mua xác nhận lại rằng loại thủy tinh Schott loại hydrolytical loại 1 (Borosilicatglas) là một sự chỉnh sửa. Theo đó, Borosilicatglas với hệ số giãn nở là 3.3 có nghĩa là loại thủy tinh Duran. Theo yêu cầu này, ít nhất là theo nghĩa của bản fax do người mua gửi ngày 01/10/1992, người mua đã không trả lời yêu cầu của người bán, trong đó người mua chỉ xác nhận lại các ống thí nghiệm có nắp, được sản xuất bằng thủy tinh Schott loại hydrolytical. Theo đó, thỏa thuận giữa hai bên về chất lượng thủy tinh được dùng để sản xuất ống thí nghiệm vẫn chưa đạt được.
Từ sự phân tích trên, Tòa án kết luận rằng: (i) Bản fax ngày 26/8/1992 của bị đơn không phải là chấp nhận đối với chào hàng của nguyên đơn trong bản fax ngày 24/7/1992; (ii) Bản fax ngày 30/9/1992 không được coi là chấp nhận của nguyên đơn đối với chào hàng của bị đơn ngày 29/9/1992.
Giải pháp của pháp luật: để xác định một thông báo trả lời của bên được đề nghị gửi cho bên đề nghị có phải là một chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng hay không; nói cách khác, thông báo đó có biểu thị sự chấp nhận đối với đề nghị và có phù hợp với đề nghị hay không, các văn bản như CISG, PICC và BLDS đưa ra các tiêu chí khác nhau.
Theo Điều 395 và Điều 396 BLDS thì thông báo của bên được đề nghị chỉ cấu thành chấp nhận đề nghị khi nói rõ chấp nhận toàn bộ nội dung của đề nghị và không có bất kỳ sự sửa đổi, bổ sung dù là nhỏ nhất, nếu có bất kể sự sửa đổi, bổ sung nào thì thông báo của bên được đề nghị sẽ được coi như là một đề nghị mới. Điều này cho thấy quy định của Điều 395 BLDS về chấp nhận đề nghị được soạn thảo trên cở sở tiếp nhận quan điểm thứ nhất như đã nêu ở trên. Quy định có vẻ thuận tiện cho người áp dụng luật, giả sử như vụ tranh chấp liên quan tới hợp đồng mua bán ống thí nghiệm ở trên, nếu áp dụng Điều 395 BLDS thì thẩm phán có thể tuyên bố ngay bản fax ngày 26/8/1992 của bị đơn không phải là chấp nhận đối với chào hàng của nguyên đơn trong bản fax ngày 24/7/1992 và bản fax ngày 30/9/1992 không được coi là chấp nhận của nguyên đơn đối với chào hàng của bị đơn ngày 29/9/1992 vì trong hai bản fax đó đều có những sửa đổi, bổ sung. Nhưng quy định tại Điều 395 BLDS gây ra những phiền toái và sự rườm rà không cần thiết cho các bên trong giao kết hợp đồng, bởi vì nếu bên được đề nghị bổ sung thêm các điều khoản mà bên đề nghị không nêu trong đề nghị (các điều khoản này mặc dù các bên không nêu trong hợp đồng thì cũng có thể dẫn chiếu tới những quy định pháp luật) hoặc làm rõ thêm những quy định trong đề nghị mà không ảnh hưởng gì tới các nội dung cơ bản của đề nghị thì vẫn bị coi là một đề nghị mới, và bên đưa ra đề nghị ban đầu lại phải gửi thông báo chấp nhận lại toàn bộ những gì mà mình đã đưa ra trong đề nghị.
Theo quy định tại Điều 18, Điều 19 của CISG và Điều 2.1.6, Điều 2.1.11 của PICC thì thông báo của bên được đề nghị biểu thị sự chấp nhận của bên được đề nghị đối với đề nghị, nhưng có chứa đựng những sửa đổi, bổ sung vẫn được coi là một chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng, nếu những sửa đổi, bổ sung đó không làm ảnh hưởng tới nội dung cơ bản của đề nghị và bên đề nghị không có phản đối gì về những sửa đổi, bổ sung đó. Điều 2.1.11 Khoản 2 của PICC chỉ nói tới việc không làm ảnh hưởng cơ bản tới các điều khoản của đề nghị, nhưng không quy định rõ những trường hợp nào được coi là ảnh hưởng là cơ bản; nhưng Điều 19 Khoản 3 của CISG đã liệt kê cụ thể những nội dung cơ bản của đề nghị, đó là: các điều kiện giá cả, thanh toán, phẩm chất và số lượng hàng hóa, địa điểm và thời hạn giao hàng, phạm vi trách nhiệm của các bên hay sự giải quyết tranh chấp. Do đó, thông báo của bên được đề nghị có chứa đựng những sửa đổi, bổ sung không liên quan đến các vấn đề được liệt kê tại Điều 19 Khoản 3 thì vẫn được coi là một chấp nhận đề nghị.
Kiến nghị: từ việc phân tích những giải pháp của pháp luật nêu trên, theo chúng tôi, BLDS nên sửa đổi Điều 396 theo quan điểm thứ hai về sự phù hợp giữa trả lời chấp nhận đề nghị với đề nghị, đã được áp dụng trong CISG và PICC, đó là “chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng là sự chấp nhận toàn bộ các nội dung chủ yếu của đề nghị giao kết hợp đồng và có thể đưa ra những sửa đổi bổ sung nhưng không làm ảnh hưởng đến những nội dung chủ yếu của đề nghị giao kết hợp đồng. Bất kỳ sự bổ sung nào cũng phải nêu rõ lý do và không vấp phải sự phản đối ngay lập tức của bên đưa ra đề nghị”.
2. Thời hạn trả lời chấp nhận
Trong trường hợp bên đề nghị ấn định sẵn thời hạn trả lời thì trả lời chấp nhận chỉ có hiệu lực khi nó tới bên đề nghị trong thời hạn đó.Trong trường hợp bên đề nghị không quy định về thời hạn này, thì để xác định thời hạn trả lời chấp nhận, người ta phải dựa vào các quy định pháp luật.
Trong khi BLDS chỉ đưa ra giải pháp xác định thời hạn trong trường hợp đề nghị bằng lời nói là phải trả lời ngay theo Điều 397 BLDS “… Khi các bên trực tiếp giao tiếp với nhau, kể cả trong trường hợp qua điện thoại hoặc qua các phương tiện khác thì bên được đề nghị phải trả lời ngay có chấp nhận hoặc không chấp nhận, trừ trường hợp có thoả thuận về thời hạn trả lời”, thì CISG và PICC đưa ra các giải pháp giống nhau. Điều 18 Khoản 2 của CISG quy định: “Chấp nhận chào hàng có hiệu lực từ khi người chào hàng nhận được chấp nhận. Chấp thuận chào hàng không phát sinh hiệu lực nếu sự chấp nhận ấy không được gửi tới người chào hàng trong thời hạn mà người này đã quy định trong chào hàng, hoặc nếu thời hạn đó không được quy định như vậy, thì trong một thời hạn hợp lý, xét theo các tình tiết của sự giao dịch, trong đó có xét đến tốc độ của các phương tiện liên lạc do người chào hàng sử dụng. Một chào hàng bằng miệng phải được chấp nhận ngay trừ phi các tình tiết bắt buộc ngược lại”; “Đề nghị giao kết hợp đồng phải được chấp nhận trong thời hạn do bên đề nghị quy định, hoặc nếu không quy định thì trong một thời hạn hợp lý tùy từng trường hợp cụ thể, đặc biệt là tốc độ của phương tiện thông tin mà bên đề nghị sử dụng. Đề nghị giao kết bằng miệng phải được chấp nhận ngay, trừ khi hoàn cảnh cho thấy điều ngược lại” (Điều 2.1.7 của PICC). Theo đó, CISG và PICC đều đưa ra tiêu chí “một thời hạn hợp lý” đối với đề nghị bằng văn bản, nhưng thời hạn này không phải xác định chung chung mà nó được xác định tùy thuộc vào từng tình huống cụ thể và dựa vào tốc độ của phương tiện thông tin mà các bên sử dụng trong giao dịch đó. BLDS thiếu vắng quy định kiểu này.
2.1. Thời điểm bắt đầu tính thời hạn
Trước khi phân tích các quy định cụ thể của pháp luật, chúng ta xem xét ví dụ sau:
A gửi cho B một đề nghị giao kết hợp đồng vào ngày 25/8/2010, trong đó quy định thời hạn trả lời chấp nhận đề nghị là 10 ngày mà không nói rõ thời hạn được tính từ ngày nào. Trong trường hợp này, thời điểm bắt đầu thời hạn được xác định như thế nào?
Nếu căn cứ vào BLDS, cụ thể là Điều 397 về thời hạn trả lời chấp nhận giao kết hợp đồng và Chương VIII quy định về thời hạn (từ Điều 149 đến Điều 153) chúng ta sẽ bế tắc trong ví dụ trên, vì không thể xác định được ngày nào (ngày 25/8/2010, hay ngày đề nghị được gửi đi, hay ngày bên B nhận được đề nghị) là ngày bắt đầu thời hạn 10 ngày để bên được đề nghị trả lời chấp nhận đề nghị.
Trong khi đó, CISG và PICC đã đưa ra những giải pháp rất cụ thể để giải quyết tình huống trên. Điều 20 của CISG quy định “Thời hạn để chấp nhận chào hàng do người chào hàng quy định trong điện tín hay thư bắt đầu tính từ lúc bức điện được giao để gửi đi hoặc vào ngày ghi trên thư hoặc nếu ngày đó không có thì tính từ ngày bưu điện đóng dấu trên bì thư. Thời hạn để chấp nhận chào hàng do người chào hàng quy định bằng điện thoại, bằng telex hoặc bằng phương tiện thông tin liên lạc khác, bắt đầu tính từ thời điểm người được chào hàng nhận được chào hàng”. Theo đó, nếu chào hàng A gửi cho B là một bức điện tín hoặc thư thì thời hạn tính từ ngày bức điện được gửi đi hoặc từ ngày bưu điện (bưu điện nơi thư được gửi đi) đóng dấu trên bì thư; nếu chào hàng mà A gửi cho B bằng điện thoại, telex, email thì thời hạn từ ngày bên B nhận được điện thoại, telex, máy fax của B nhận được chào hàng mà A fax tới…
Điều 2.1.8 của PICC quy định: “Thời hạn chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng do bên đề nghị ấn định bắt đầu tính từ lúc đề nghị được gửi đi. Ngày ghi trong đề nghị được cho là ngày gửi đi, trừ khi hoàn cảnh cho thấy điều ngược lại”. Theo đó, thời hạn 10 ngày trong ví dụ trên sẽ được tính từ ngày bên A gửi chào hàng, bất kể A gửi chào hàng theo phương thức nào.
2.2. Cách tính thời hạn
BLDS dành hẳn Chương VIII từ Điều 149 đến Điều 153 quy định về thời hạn. Mặc dù Khoản 5 Điều 153 BLDS quy định: “Khi ngày cuối cùng của thời hạn là ngày nghỉ cuối tuần hoặc ngày nghỉ lễ thì thời hạn kết thúc tại thời điểm kết thúc ngày làm việc tiếp theo ngày nghỉ đó” nhưng lại không quy định cụ thể những ngày lễ, ngày nghỉ có được tính vào thời hạn hay không? 10 ngày trong thời hạn nói trên có bao gồm cả hai ngày nghỉ cuối tuần và ngày lễ 2/9? Đó là vấn đề mà BLDS còn bỏ ngỏ. Trong khi đó, CISG và PICC bên cạnh việc quy định về ngày cuối cùng của thời hạn là ngày lễ hoặc ngày nghỉ như BLDS, hai văn bản này còn quy định cụ thể về ngày nghỉ và ngày lễ không được trừ khi tính thời hạn. “Các ngày nghỉ lễ và nghỉ việc rơi vào trong thời hạn do các bên ấn định để thực hiện một công việc được tính vào thời hạn đó… Tuy nhiên, nếu ngày kết thúc thời hạn rơi vào ngày nghỉ lễ hay nghỉ việc tại trụ sở của bên phải thực hiện công việc thì thời hạn này được kéo dài đến ngày làm việc đầu tiên tiếp theo, trừ khi các hoàn cảnh cho thấy điều ngược lại” (Điều 1.12 của PICC). “Các ngày lễ chính thức hay ngày nghỉ việc rơi vào khoảng thời hạn được quy định để chấp nhận chào hàng không được trừ, khi tính thời hạn đó. Tuy nhiên, nếu không báo về việc chấp nhận chào hàng không thể giao tại địa chỉ của người chào hàng vào ngày cuối cùng của thời hạn quy định bởi vì ngày cuối cùng đó là ngày lễ hay ngày nghỉ việc tại nơi có trụ sở thương mại của người chào hàng, thì thời hạn chấp nhận chào hàng sẽ được kéo dài tới ngày làm việc đầu tiên kế tiếp các ngày đó” (Điều 20 Khoản 2 của CISG).
2.3. Hoàn thiện pháp luật về thời hạn trả lời chấp nhận
Thời hạn chấp nhận nên được hoàn thiện theo hướng:
Thứ nhất, về thời điểm xác định thời hạn: BLDS cần đưa ra cách xác định cụ thể thời điểm bắt đầu thời hạn trả lời chấp nhận, khi bên đề nghị có ấn định thời hạn trả lời chấp nhận mà không xác định thời điểm bắt đầu thời hạn này, giải pháp cho vấn đề có thể học tập quy định tại Điều 2.1.8 của PICC, theo đó, “thời hạn chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng do bên đề nghị ấn định bắt đầu tính từ lúc đề nghị được gửi đi. Ngày ghi trong đề nghị được cho là ngày gửi đi, trừ khi hoàn cảnh cho thấy điều ngược lại”.
Thứ hai, BLDS cần quy định việc xác định thời hạn trả lời chấp nhận đề nghị trong trường hợp bên đề nghị không ấn định thời hạn trả lời chấp nhận đề nghị. BLDS có thể tiếp thu các quy định tại Điều 20 của CISG và Điều 2.1.8 của PICC về một thời hạn hợp lý hoặc tiếp thu quy định tại Luật Thương mại năm 1997 Điều 53 Khoản 1 đoạn 2, theo đó, “trong trường hợp không xác định thời hạn chấp nhận chào hàng thì thời hạn trách nhiệm của bên chào hàng là ba mươi ngày, kể từ ngày chào hàng được chuyển đi cho bên được chào hàng”.
Thứ ba, cách tính thời hạn trả lời chấp nhận, Khoản 5 Điều 153 BLDS nên được sửa đổi, bổ sung như quy định như Khoản 2 Điều 20 của CISG.
Chú thích:
(1) Quyết định Giám đốc thẩm số 08/KDTM-GĐT của Hội đồng thẩm phán TANDTC ngày 08/12/2005 về vụ án “Tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hoá, dịch vụ bảo trì trạm biến áp”.
(2) Nguồn: http://cisgw3.law.pace.edu/cases/950523g1.html
(3) Nguồn: http://cisgw3.law.pace.edu/cases/991021f1.html
(4) Đỗ Văn Đại, Luật Hợp đồng Việt Nam, Bản án và bình luận bản án, Nxb. Chính trị quốc gia, 2009, tr.112 – 113.
(5) Nhà pháp luật Việt Pháp, Bộ nguyên tắc của UNIDROIT về Hợp đồng thương mại quốc tế 2004, Nxb. Tư pháp, tr. 65.
(6) Nhà pháp luật Việt Pháp, Bộ nguyên tắc của UNIDROIT về Hợp đồng thương mại quốc tế 2004, Nxb. Tư pháp, tr. 91 – 92.
(7) Phạm Duy Nghĩa, Chuyên khảo luật kinh tế, Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2004, tr. 403.
(8) Nguồn: http://cisgw3.law.pace.edu/cases/950331g1.html
SOURCE: TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU LẬP PHÁP ĐIỆN TỬ - THS. NGUYỄN VĂN PHÁI – Khoa Quan hệ quốc tế, Đại học KHXH&NV TP. Hồ Chí Minh
Để đóng góp ý kiến cho việc sửa đổi, bổ sung các quy định liên quan đến hợp đồng trong BLDS, chúng tôi phân tích, so sánh những quy định về chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng trong các văn bản trên thông qua nghiên cứu các vụ án thực tế.
1. Chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng
Sau khi đề nghị được chuyển đến người nhận, người này có thể trả lời chấp nhận, từ chối hoặc sửa đổi đề nghị. Trả lời chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng là sự bày tỏ ý chí của người được đề nghị đồng ý ký kết hợp đồng theo những điều kiện do bên đề nghị đưa ra và nó chỉ có hiệu lực khi phù hợp với đề nghị giao kết hợp đồng, ít nhất là đối với các nội dung chính của hợp đồng. Dựa trên nhận thức chung đó, CISG, PICC và BLDS đưa ra những quy định chi tiết về chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng, thể hiện những quan điểm, yêu cầu khác nhau về các hình thức trả lời chấp nhận cũng như sự phù hợp giữa trả lời chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng với đề nghị giao kết hợp đồng. Khi phân tích sự tương đồng và khác biệt trong các quy định về chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng đã nêu ở ba văn bản trên, chúng ta tập trung vào các đặc điểm:
1.1. Biểu thị sự chấp nhận của bên được đề nghị đối với đề nghị
Để có một chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng, bên được đề nghị phải biểu thị sự “chấp nhận” của mình đối với đề nghị, tức là thể hiện ý chí muốn giao kết hợp đồng của mình với người đưa ra đề nghị. Tình huống sau là một ví dụ1:
Tóm tắt vụ kiện: theo hồ sơ vụ án thì nguyên đơn là Công ty TNHH thương mại – xây dựng, bảo trì, dịch vụ kỹ thuật điện Sài Gòn (SEECOM) gửi cho bị đơn là Công ty phát triển khu công nghiệp Long Bình (LOTECO) một thông báo về việc bán 04 đồng hồ đo điện qua fax. Sau khi nhận được bản fax, Tổng Giám đốc của LOTECO ký chấp nhận trực tiếp vào bản fax và gửi lại cho SEECOM. Sau khi nhận được bản fax, SEECOM chuyển 04 đồng hồ đo điện vạn năng đến kho của LOTECO; hai bên thực hiện việc giao nhận hàng vào ngày 22/4/2003. Ngày 26/6/2003, LOTECO có văn bản gửi SEECOM về việc thanh toán nợ tồn đọng của các hợp đồng trong đó nêu việc báo giá đối với 04 đồng hồ đo điện vạn năng của SEECOM là quá cao so với thị trường và LOTECO đã tính lại giá thấp hơn so với giá ban đầu, còn không có khiếu nại gì khác. Thêm nữa, LOTECO đã thanh toán cho SEECOM tiền mua 04 đồng hồ đo điện vạn năng theo lệnh chuyển tiền số 132563 ngày 4/12/2003 với nội dung chuyển 100.000.000 đồng để thanh toán phí bảo trì trạm biến áp, đồng hồ vạn năng. Ngày 8/3/2004, LOTECO có Công văn số 121-04/KTH đề nghị SEECOM nhận lại 04 đồng hồ với lý do chúng không đạt yêu cầu sử dụng của Công ty và cho rằng, việc hai bên trao đổi thỏa thuận qua fax không đủ căn cứ để hình thành hợp đồng giữa hai bên.
Bình luận vụ án: trong tình huống trên, việc Tổng Giám đốc của LOTECO đã đại diện cho LOTECO biểu thị sự chấp nhận của LOTECO đối với đề nghị giao kết hợp đồng của SEECOM bằng cách ký chấp nhận vào đề nghị đó, mà không có bất kỳ sự sửa đổi, bổ sung nào. Ngoài ra, sự chấp nhận của LOTECO đối với đề nghị của SEECOM còn được khẳng định qua việc LOTECO gửi lại cho SEECOM bản fax mà SEECOM đã gửi cho LOTECO sau khi có chữ ký của Tổng Giám đốc và việc LOTECO nhận 04 đồng hồ điện vào ngày 22/4/2003, sau đó thanh toán một phần tiền cho 04 đồng hồ trên. Qua đó có thể thấy, nếu không có một hình thức bắt buộc nào được yêu cầu từ trước thì việc biểu thị sự chấp nhận có thể bằng văn bản, lời nói hay hành vi thực tế.
Điều này cũng được CISG, PICC và BLDS quy định trong các điều khoản cụ thể. Theo Điều 18 của CISG, thì “1. Một lời tuyên bố hay một hành vi khác của người được chào hàng biểu lộ sự đồng ý với chào hàng cấu thành chấp nhận chào hàng”; còn Điều 2.1.6 PICC cũng quy định: “1. Chấp nhận giao kết hợp đồng có thể là một tuyên bố hoặc cách xử sự khác của bên được đề nghị cho thấy họ chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng”. “Chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng là sự trả lời của bên được đề nghị đối với bên đề nghị về việc chấp nhận toàn bộ nội dung của đề nghị” (Điều 396 BLDS).
1.2. Một số hình thức trả lời chấp nhận
1.2.1. Chấp nhận bằng hành vi cụ thể
Với điều kiện đề nghị giao kết hợp đồng không quy định về cách thức chấp nhận, việc chấp nhận có thể được thực hiện bằng hành vi của bên được đề nghị, như tình huống xảy ra trong vụ kiện được giải quyết ngày 23/5/1995 bởi Tòa án phúc thẩm Frankfurt, Đức (trên cơ sở những quy định của CISG 1980) liên quan đến hợp đồng mua bán giầy giữa nguyên đơn là hãng sản xuất giầy của Ý và bị đơn là một nhà phân phối người Đức2.
Tóm tắt vụ kiện: nguyên đơn (bên bán) kiện bị đơn (bên mua) về giá bán chưa thanh toán. Bên mua yêu cầu tăng thiệt hại phát sinh do không thực hiện việc giao hàng đầy đủ của bên bán. Bên mua cho rằng họ đặt hàng 3.240 đôi giầy, nhưng bên bán chỉ giao 2.700 đôi. Bên mua viện dẫn rằng một đơn đặt hàng về số lượng cấu thành một chào hàng theo Điều 14 của CISG. Thiếu chứng cứ về sự chấp nhận chào hàng của người bán, vì vậy tòa án kết luận không có hợp đồng cho việc giao 3.240 đôi giày. Tòa án cho rằng, việc giao 2.700 đôi giầy có nghĩa là một chấp nhận bởi việc thực hiện theo Điều 18 (3) CISG, nhưng việc giao hàng với số lượng khác làm thay đổi các điều khoản của chào hàng theo Điều 19 (3) CISG. Theo đó, việc giao hàng của người bán đã được giải thích như là một sự từ chối chào hàng bởi người bán và cấu thành một chào hàng ngược lại theo Điều 19 (1) của CISG. Do đó, một hợp đồng được ký kết chỉ liên quan với số lượng giầy được giao bởi bên bán là 2.700 đôi và hành vi tiếp nhận hàng của bên mua chính là một chấp nhận đối với chào hàng cho 2.700 đôi giầy của bên bán.
Bình luận: các văn bản CISG (Điều 18), PICC và BLDS đều có quy định liên quan đến việc chấp nhận bằng hành vi. BLDS quy định: “Chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng là sự trả lời của bên được đề nghị đối với bên đề nghị về việc chấp nhận toàn bộ nội dung của đề nghị” (Điều 396) và “Hợp đồng dân sự có thể được giao kết bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể, khi pháp luật không quy định loại hợp đồng đó phải được giao kết bằng một hình thức nhất định” (Điều 401, Khoản 1). Như vậy, BLDS cũng thừa nhận hình thức chấp nhận bằng hành vi, nhưng BLDS không quy định cụ thể trong trường hợp bên được đề nghị biểu thị sự chấp nhận đối với đề nghị bằng hành vi cụ thể nhưng không thông báo cho bên đề nghị biết về việc mình đã thực hiện hành vi đó.
Trong khi đó, về vấn đề này, cả CISG và PICC đều nêu rất rõ. Theo Điều 18 của CISG, thì “1. Một lời tuyên bố hay một hành vi khác của người được chào hàng biểu lộ sự đồng ý với chào hàng cấu thành chấp nhận chào hàng…; 2. Chấp nhận chào hàng có hiệu lực từ khi người chào hàng nhận được chấp nhận…”; “1. Chấp nhận giao kết hợp đồng có thể là một tuyên bố hoặc cách xử sự khác của bên được đề nghị cho thấy họ chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng….; 2. Việc chấp nhận một đề nghị giao kết hợp đồng có hiệu lực khi dấu hiệu của việc chấp nhận giao kết hợp đồng đến bên đề nghị” (Điều 2.1.6 của PICC). Như vậy, cả CISG và PICC đều đưa ra nguyên tắc chung cho việc chấp nhận bằng hành vi, đó là việc biểu thị sự chấp nhận bằng hành vi phải được thông báo cho bên đề nghị. Tuy nhiên, cần lưu ý là việc thông báo đặc biệt như vậy chỉ cần thiết trong trường hợp bản thân hành vi không tạo thành một thông báo chấp nhận đề nghị giao kết với bên đề nghị trong một thời hạn hợp lý, ví dụ: sự phát hành thư tín dụng, ký chứng từ gửi tới thể chế tài chính cùng với yêu cầu họ thanh toán cho việc mua bán. Một ngoại lệ cho nguyên tắc chung được quy định tại Khoản 3 Điều 18 của CISG, là: “…, nếu do hiệu lực của chào hàng hoặc do thực tiễn đã có giữa hai bên trong mối quan hệ tương hỗ hoặc tập quán thì người được chào hàng có thể chứng tỏ sự chấp thuận của mình bằng cách làm một hành vi nào đó như hành vi liên quan đến việc gửi hàng hay trả tiền chẳng hạn dù họ không thông báo cho người chào hàng thì chấp nhận chào hàng chỉ có hiệu lực từ khi những hành vi đó được thực hiện với điều kiện là những hành vi đó phải được thực hiện trong thời hạn đã quy định tại điểm trên”. “Tuy nhiên, nếu theo đề nghị giao kết hợp đồng, các thói quen đã được xác lập giữa các bên hoặc theo tập quán, bên được đề nghị có thể chỉ ra là mình đã chấp nhận giao kết hợp đồng bằng việc thực hiện một hành vi mà không cần thông báo cho bên đề nghị biết, việc chấp nhận có hiệu lực khi hành vi đó được hoàn thành” (Khoản 2 Điều 2.1.6 của PICC). Trong những trường hợp như vậy, chấp nhận có hiệu lực vào thời điểm hành vi này được thực hiện, cho dù bên đề nghị có được thông báo một cách nhanh chóng hay không.
Kiến nghị: trên cơ sở phân tích, so sánh các quy định về việc chấp nhận đề nghị bằng hành vi cụ thể, chúng tôi cho rằng, BLDS cần quy định chi tiết về trường hợp này và nên học tập giải pháp được nêu tại Điều 18 của CISG và Điều 2.1.6 của PICC. Theo đó, khi bên được đề nghị biểu thị sự chấp nhận của mình bằng hành vi cụ thể (đặc biệt là các hành vi mà bản thân hành vi không tạo thành một thông báo chấp nhận đề nghị giao kết với bên đề nghị trong một thời hạn hợp lý, ví dụ: sự phát hành thư tín dụng) thì bên được đề nghị phải thông báo cho bên đề nghị được biết, hoặc nếu không thông báo thì phải thuộc một trong các ngoại lệ, các ngoại lệ này cũng nên quy định theo Khoản 3 Điều 18 của CISG hoặc Điều 2.1.6 của PICC.
1.2.2. Sự im lặng và không hành động của bên được đề nghị
Trong quá trình giao kết hợp đồng, ý chí của các bên phải được thể hiện ra bên ngoài dưới một hình thức nhất định, đó có thể là: lời nói, văn bản hoặc hành vi. Nhưng trong thực tiễn giao kết hợp đồng, đôi khi bên được đề nghị không thể hiện rõ ý chí, quan điểm của mình, hay họ đã im lặng trong thời điểm này, như tình huống trong vụ kiện giữa nguyên đơn là Công ty Shoes General International, có trụ sở tại Pháp và bị đơn là Công ty Calzados Magnanni, có trụ sở tại Tây Ban Nha về hợp đồng mua bán giầy, được giải quyết bởi tòa phúc thẩm Grenoble (Pháp) ngày 21/10/19993 là một dẫn chứng.
Tóm tắt vụ kiện: trong năm 1993, nguyên đơn đã đặt hàng bị đơn sản xuất giầy theo mẫu do nguyên đơn cung cấp cho mùa hè, mùa đông năm 1994 và bị đơn luôn đáp ứng những đơn đặt hàng của nguyên đơn mà không có bất kỳ sự diễn đạt chấp nhận nào của bị đơn. Một lần nữa, trong khoảng thời gian từ ngày 3/10/1994 và ngày 17/11/1994, nguyên đơn đã đưa ra các đơn đặt hàng khác nhau về việc sản xuất giầy theo nhãn hiệu Pierre Cardin cho mùa hè năm 1995 với số lượng 8.651 đôi.
Trong cuộc trao đổi qua điện thoại ngày 19/1/1995, bị đơn đã từ chối giao hàng và phủ nhận việc nhận được đơn đặt hàng cho năm 1995. Nguyên đơn đã tìm kiếm một nhà sản xuất thay thế bị đơn nhưng quá trễ nên không giao hàng đúng hạn cho các cửa hàng bán lẻ. Do đó, họ đã gửi trả lại nguyên đơn 2.125 đôi giầy không bán được với tổng số tiền là 712.879.00 f . Nguyên đơn cũng chỉ ra rằng, bị đơn đã bán trực tiếp 800 đôi giày theo nhãn hiệu “Pierre Cardin” ở Metropole (France) và ở các cửa hiệu tại các nước và vùng lãnh thổ. Những sản phẩm này đã “cóp” mẫu giầy “Pierre Cardin” mà nguyên đơn đã giao cho bị đơn. Do đó, nguyên đơn kiện bị đơn đòi bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng. Bị đơn phủ nhận sự tồn tại của hợp đồng vì cho rằng, sự im lặng và không hành động của bị đơn không có giá trị như một chấp nhận đơn đặt hàng của nguyên đơn.
Bình luận: trước vụ việc này, nếu áp dụng theo BLDS, thì “Hợp đồng dân sự cũng xem như được giao kết khi hết thời hạn trả lời mà bên nhận được đề nghị vẫn im lặng, nếu có thoả thuận im lặng là sự trả lời chấp nhận giao kết” (Điều 404 Khoản 2). Như vậy trong vụ việc trên, sự im lặng của bị đơn không cấu thành một chấp nhận và không tồn tại hợp đồng cung cấp giầy theo mẫu cho mùa hè 1995 giữa hai bên. Bởi vì, BLDS chỉ thừa nhận sự im lặng của bên được đề nghị cấu thành một chấp nhận đề nghị khi hai bên đã thỏa thuận rằng sự im lặng là một sự trả lời chấp nhận; khi hai bên không thỏa thuận trước về điều này thì sự im lặng của bên được đề nghị sẽ không cấu thành một chấp nhận, bất kể thực tiễn hay thói quen đã hình thành giữa hai bên hay tập quán trong lĩnh vực mua bán hàng hóa.
CISG và PICC lại có những giải pháp khác so với BLDS. Ðiều 18 Khoản 1 của CISG quy định: “Một lời tuyên bố hay một hành vi khác của người được chào hàng biểu lộ sự đồng ý với chào hàng cấu thành chấp nhận chào hàng. Sự im lặng hoặc không hành động không mặc nhiên có giá trị một sự chấp nhận”. “Chấp nhận giao kết hợp đồng có thể là một tuyên bố hoặc cách xử sự khác của bên được đề nghị cho thấy họ chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng. Bản thân sự im lặng hay không hành động không có giá trị như một chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng” (Điều 2.1.6 Khoản 1 của PICC).
Như vậy, về mặt nguyên tắc chung, cả CISG và PICC không thừa nhận sự im lặng của bên được đề nghị cấu thành một chấp nhận đề nghị. Tuy nhiên, cả hai văn bản trên đều đưa ra các ngoại lệ trong trường hợp bên được đề nghị im lặng nhưng vẫn cấu thành một chấp nhận đề nghị, đó là: i) tập quán mà các bên đã thỏa thuận, hoặc ii) thói quen do họ thiết lập trong mối quan hệ tương hỗ đã quy định rõ về điều này thì sự im lặng hoặc không hành động của bên được chào hàng mới được coi là chấp nhận. Tập quán là những quy tắc xử sự phổ biến được thừa nhận và áp dụng rộng rãi ở một khu vực địa lý nhất định (tập quán địa phương, tập quán quốc gia, ví dụ, vùng Bordeaux của Pháp tồn tại tập quán là khi người môi giới rượu vang gửi cho bị đơn và nguyên đơn một bức thư ghi lại những thương lượng của các bên thì việc các bên sau khi nhận thư mà không có phản đối trong vòng 48 tiếng được coi như chấp nhận hợp đồng4) hoặc trên phạm vi toàn cầu. Khi các bên thỏa thuận áp dụng tập quán, các bên cần tuân theo những tập quán mà họ thỏa thuận. Thói quen được thiết lập giữa hai bên là cách xử sự được lặp đi lặp lại nhiều lần trong mối quan hệ mua bán của hai bên, và thói quen đó sẽ ràng buộc các bên trong hợp đồng, trừ trường hợp các bên đã loại trừ một cách rõ ràng việc áp dụng thói quen đó. Việc xem xét liệu một thói quen cụ thể có được coi là đã được xác lập giữa các bên hay không thường phụ thuộc vào từng hoàn cảnh cụ thể, nhưng cách xử sự của các bên trong một giao dịch trước đó, nhìn chung không thể coi là một thói quen5. Những ngoại lệ này được suy luận theo Ðiều 9 Khoản 1 của CISG: “Các bên bị ràng buộc bởi tập quán mà họ đã thỏa thuận và bởi các thực tiễn đã được họ thiết lập trong mối quan hệ tương hỗ” và Điều 1.9 Khoản 1 của PICC: “Các bên trong hợp đồng bị ràng buộc bởi những tập quán mà họ đã thoả thuận và bởi các thói quen đã được xác lập giữa họ”.
Vận dụng quy định tại Điều 9 và Điều 18 của CISG, khi giải quyết vụ việc trên, tòa án cho rằng, trong vài năm gần đây, bị đơn luôn luôn đáp ứng những đơn đặt hàng của nguyên đơn mà không có bất kỳ sự diễn đạt chấp nhận nào của bị đơn; điều đó được coi như là một thực tiễn (thói quen) được thiết lập bởi hai bên và nó có giá trị ràng buộc đối với bị đơn. Do đó, tòa án đã kết luận rằng, sự im lặng của bị đơn cấu thành một chấp nhận đặt hàng; thậm chí, nếu bị đơn không nhận được đơn đặt hàng thì sau khi sản xuất hàng mẫu với nguyên liệu gốc, bị đơn nên hỏi nguyên đơn giải thích như thế nào về việc chưa thấy đơn đặt hàng.
Tuy nhiên, không bao giờ bên đề nghị giao kết hợp đồng được nêu trong đề nghị đó rằng sẽ được coi là được chấp nhận nếu bên được đề nghị không trả lời, bởi bên đề nghị là bên khởi xướng trong việc đề nghị giao kết hợp đồng, bên được đề nghị không những có quyền tự do chấp nhận hoặc từ chối đề nghị, mà còn có quyền bỏ qua không để ý đến đề nghị.
Ví dụ: A yêu cầu B đưa ra những điều kiện mới để gia hạn cho hợp đồng cung cấp rượu vang, sẽ hết hạn vào ngày 31/12. Trong bản đề nghị của mình, B đưa thêm điều khoản là “nếu chúng tôi không nhận được ý kiến gì từ phía các ngài chậm nhất là đến cuối tháng 11, chúng tôi sẽ coi như các ngài đã chấp nhận các điều kiện gia hạn hợp đồng theo những điều kiện đã được ghi ở đây”. A coi những điều kiện mới này là không thể chấp nhận được và thậm chí không hề trả lời6.
Kiến nghị: về sự im lặng và không hành động của bên được đề nghị, trên cơ sở những phân tích, so sánh ở trên, chúng tôi đề nghị: ngoài quy định tại Điều 404 về điều kiện trong trường hợp bên được đề nghị im lặng nhưng vẫn cấu thành một chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng, BLDS nên đưa ra các ngoại lệ cho trường hợp này giống như CISG và PICC, đó là: thực tiễn hay thói quen đã hình thành giữa hai bên, hoặc tập quán trong lĩnh vực mua bán hàng hóa mà hai bên đã thoả thuận áp dụng.
1.3. Sự phù hợp giữa chấp nhận đề nghị với đề nghị
Sự chấp nhận không những thể hiện ý chí muốn giao kết hợp đồng của người được đề nghị với người đưa ra đề nghị mà còn phải phù hợp với đề nghị giao kết hợp đồng. Để xác định sự phù hợp giữa chấp nhận với đề nghị giao kết hợp đồng, các chuyên gia về lĩnh vực hợp đồng đã đưa ra hai quan điểm.
Quan điểm thứ nhất cho rằng, chấp nhận giao kết hợp đồng phải là sự chấp nhận toàn bộ và vô điều kiện các nội dung của đề nghị giao kết hợp đồng không có bất kỳ sự sửa đổi, bổ sung nào dù là nhỏ nhất. Đề nghị và chấp nhận phải trùng khớp với nhau như “ảnh và vật qua gương”7.
Quan điểm thứ hai lại coi chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng là sự chấp nhận toàn bộ các nội dung chủ yếu của đề nghị giao kết hợp đồng và có thể đưa ra những sửa đổi, bổ sung nhưng không làm ảnh hưởng đến những nội dung chủ yếu của đề nghị giao kết hợp đồng. Bất kỳ sự bổ sung nào cũng phải nêu rõ lý do và không vấp phải sự phản đối ngay lập tức của bên đưa ra đề nghị.
Thực tiễn thương mại cho thấy, trong quan hệ mua bán hàng hóa trước khi hợp đồng mua bán được ký kết, các bên thường thỏa thuận rất nhiều về hàng hóa và các điều kiện liên quan đến việc mua bán hàng hóa. Cho nên, việc xác định khi nào một thông báo của bên được đề nghị cấu thành một chấp nhận đề nghị, tức là chứng minh sự phù hợp giữa trả lời đề nghị với đề nghị theo quan điểm thứ hai là rất khó khăn và phức tạp, tình huống sau là một ví dụ8.
Tóm tắt vụ kiện: bên bán là công ty sản xuất và phân phối các sản phẩm thủy tinh cho mục đích công nghiệp. Thủy tinh thô mà bên bán hay sử dụng là thủy tinh Borosilicat thuộc hydrolytical loại 1 theo các tên gọi: Duran, Supremax, Fiolax – đó là các loại thủy tinh khác nhau về hệ số giãn nở chiều dài.
Ngày 21/7/1992, bên mua gửi thư yêu cầu bên bán làm báo giá tối thiểu cho việc sản xuất 220.000 ống thí nghiệm thủy tinh có nắp theo các tiêu chuẩn thông thường với một hệ số giãn nở không vượt quá 5.5 x 10 – 7, đồng thời, bên mua hỏi về giá nếu như thủy tinh Pyrex được sử dụng để sản xuất ống thí nghiệm. Ngày 24/7/1992, bên bán gửi bên mua một chào hàng bằng fax về thủy tinh loại Schott trong đó tham chiếu tới sự mô tả trong yêu cầu của bên mua. Bản fax của bên bán không có đề nghị khác. Ngày 26/8/1992, bên mua gửi bên bán bản fax có dẫn chiếu tới chào hàng của bên bán và đặt mua 220.000 ống thí nghiệm có nắp được làm bằng thủy tinh Duran không màu loại 1 với hệ số giãn nở là 5.5 x 10 – 7 theo bản thiết kế đính kèm. Ngày 7/9/1992, qua trao đổi bằng điện thoại và fax, bên bán gửi bên mua bản vẽ theo yêu cầu của khách hàng của bên mua. Hơn nữa, bên bán yêu cầu bên mua xác nhận rằng thủy tinh Schott thuộc hydrolytical loại 1 sẽ được sử dụng và không phải là Pyrex hay Duran. Ngày 21/9/1992, bên bán gửi cho bên mua bản vẽ khác qua fax. Ngày 29/9/1992, bên mua gửi bên bán thiết kế sản phẩm với những thay đổi rõ ràng. Nguyên liệu được sử dụng là Schott – thủy tinh Borosilicat với hệ số giãn nở là 3.3 x 10 – 5, loại hydrolytical loại 1. Ngày 30/9/1992, bên bán gửi cho bên mua hai bản fax, trong bản fax thứ nhất bên bán cảm ơn bên mua về đơn đặt hàng và tuyên bố bắt đầu sản xuất ngay tức thì. Trong bản fax thứ hai, bên bán nhắc tới “một nhầm lẫn nhỏ về chất lượng thủy tinh” và yêu cầu bên mua xác nhận bằng văn bản cho tuyên bố của bên bán rằng “thủy tinh loại Schott –hydrolytical loại 1 (thủy tinh Borosilicate) là một sự sửa đổi. Thủy tinh Borosilicate 3.3 là thủy tinh Duran”. Ngày 01/10/1992, bên mua trả lời cho bên bán bằng fax rằng “chúng tôi xác nhận sự chấp thuận của chúng tôi về những ống thủy tinh có nắp được làm bằng thủy tinh Schott loại 1. Loại hydrolytical”. Trong bản fax đó, đại diện bên mua đã chú thích “đây là xác nhận từ phía Italia rằng loại thủy tinh của chúng tôi là một lần sửa đổi”. Ngày 16/10/1992, bên bán giao những ống thí nghiệm có nắp được làm bằng thủy tinh loại Fiolax cho bên mua với hóa đơn thanh toán là 123.380,00 DM. Theo đó, bên bán yêu cầu bên mua thanh toán theo giá giao dịch. Bên mua đã từ chối thanh toán vì cho rằng đã đặt hàng loại Duran có chất lượng tốt hơn và bên bán đã kiện bên mua ra tòa án Đức.
Nguyên đơn (bên bán) cho rằng hợp đồng đã được ký kết giữa hai bên thông qua các bản fax trao đổi ngày 29 và 30/9/1992. Theo đó, hai bản fax của nguyên đơn vào ngày 30/9/1992 chính là sự chấp nhận cho chào hàng của bị đơn được gửi qua fax ngày 29/9/1992 và điều này có nghĩa là hai bên đã đạt được thỏa thuận về việc mua bán ống thí nghiệm bằng thủy tinh có nắp theo chất lượng Fiolax.
Bị đơn (bên mua) lại coi bản fax ngày 26/8/1992 của bị đơn gửi cho nguyên đơn là một sự chấp nhận cho chào hàng của nguyên đơn được gửi qua fax ngày 24/7/1992; do đó, hợp đồng được ký vào ngày 26/8/1992 và chất lượng thủy tinh được dùng để sản xuất ống thí nghiệm là thủy tinh loại Duran.
Lập luận và kết luận của Tòa án: trong bất kỳ tình huống nào đều không có hợp đồng nào được ký kết bởi hai bên trước ngày 30/9/1992. Dựa vào yêu cầu bằng văn bản của bên mua trong lá thư ngày 21/7/1992, bên bán đã đưa ra chào hàng ngày 24/7/1992 về việc bán những ống thí nghiệm không màu bằng thủy tinh với kích thước theo bản vẽ của bên bán và chắc chắn rằng sản phẩm này phù hợp với sự mô tả của bên mua. Một mức giá cho loại thủy tinh Pyrex theo yêu cầu của bên mua không được nhắc tới. Theo như những gì đã diễn ra thì bên bán chỉ chào hàng chất lượng thủy tinh Fiolax, như là chỉ có thủy tinh loại Fiolax là loại có hệ số giãn nở 5.5 x 10 – 7 theo như yêu cầu của bên mua. Trong thư của mình, bằng việc dẫn chiếu tới thủy tinh loại Pyrex, bên mua chỉ muốn yêu cầu về giá cho loại thủy tinh chất lượng loại này chứ không cần bất kỳ sự lựa chọn chất lượng nào khác, nội dung của yêu cầu phụ thuộc vào cách hiểu rằng một người nhận tuyên bố một cách hợp lý, trong sự tin tưởng tốt và tính toán tới hoàn cảnh, sẽ trả lời ý kiến của anh ta tới yêu cầu của bên mua cho sự xác định chất lượng thủy tinh liên quan tới hệ số giãn nở, bởi vì tất cả những đặc điểm của thủy tinh được đề cập trong đó là chung cho loại Duran và Fiolax. Theo như lời hứa của bên bán trong chào hàng rằng, những yêu cầu của bên mua sẽ được đáp ứng, rằng bên bán sẽ giao sản phẩm làm bằng thủy tinh loại Schott với hệ số giãn nở là 5.5 x 10 – 7 như đã nêu trong yêu cầu của bên mua, nhưng đây là thủy tinh Fiolax. Đó là điều không rõ ràng, người mua đã hiểu như thế nào về chào hàng của người bán. Trong bất cứ hoàn cảnh nào, người mua không chấp nhận nó, như trong chào hàng của người mua và ngày 26/8/1992 là một sự mâu thuẫn. Trong chào hàng đó, người mua đặt hàng thủy tinh loại Duran với hệ số giãn nở là 5.5, trong khi thủy tinh Duran có hệ số giãn nở tối đa là 3.3. Theo đó, chào hàng của bên mua trong bản thân nó đã có sự mâu thuẫn và chứa dựng trong đó một sự sửa đổi đối với chào hàng của bên bán liên quan tới chất lượng thủy tinh được giao và theo đó, không có sự chấp nhận đối với chào hàng theo như Điều 18 (1), 19 (1) và 19 (3) của CISG. Bên bán cũng ghi nhận sự mâu thuẫn trước sau không như một trong fax ngày 26/8 của bên mua. Điều này được giải thích bởi fax của người bán trong bản fax ngày 7/9/1992, với nó bên bán đã có một bản vẽ tới người mua để thảo luận với khách hàng của bên mua. Trong các bản fax đó, bên bán yêu cầu một sự xác nhận rằng chất lượng thủy tinh được gia công nên là thủy tinh dạng hydrolytical loại 1 của công ty và không phải là Pyrex hay Duran. Trong bản fax ngày 21/9/1992 của bên bán và việc gửi bản vẽ cho khách hàng của bên mua cũng đáp ứng việc người bán làm sáng tỏ vấn đề. Tuy nhiên, sự mơ hồ vẫn chưa được làm rõ trong bản fax của bên mua ngày 29/9/1992, do đó chào hàng của bên bán chưa được chấp nhận. Trong bản fax này, bên mua dẫn chiếu tới sự sửa đổi được thêm vào bởi khách của bên mua trong bản vẽ đính kèm và đưa ra những sửa đổi tới nội dung hợp đồng mà nó muốn giao kết. Từ sự thay đổi đó, cho kết quả là hệ số giãn nở của thủy tinh được thiết kế sẽ là 3.3; do đó, có sự khác biệt trong chất lượng thủy tinh so sánh với chất lượng Fiolax được chào hàng bởi bên bán với hệ số giãn nở là 5.5. Bên bán cũng nhận ra điều này qua nội dung của bản fax thứ hai ngày 30/9/1992. Trong đó, bên bán tuyên bố rằng có một sự hiểu nhầm liên quan tới chất lượng của thủy tinh và yêu cầu bên mua xác nhận lại rằng loại thủy tinh Schott loại hydrolytical loại 1 (Borosilicatglas) là một sự chỉnh sửa. Theo đó, Borosilicatglas với hệ số giãn nở là 3.3 có nghĩa là loại thủy tinh Duran. Theo yêu cầu này, ít nhất là theo nghĩa của bản fax do người mua gửi ngày 01/10/1992, người mua đã không trả lời yêu cầu của người bán, trong đó người mua chỉ xác nhận lại các ống thí nghiệm có nắp, được sản xuất bằng thủy tinh Schott loại hydrolytical. Theo đó, thỏa thuận giữa hai bên về chất lượng thủy tinh được dùng để sản xuất ống thí nghiệm vẫn chưa đạt được.
Từ sự phân tích trên, Tòa án kết luận rằng: (i) Bản fax ngày 26/8/1992 của bị đơn không phải là chấp nhận đối với chào hàng của nguyên đơn trong bản fax ngày 24/7/1992; (ii) Bản fax ngày 30/9/1992 không được coi là chấp nhận của nguyên đơn đối với chào hàng của bị đơn ngày 29/9/1992.
Giải pháp của pháp luật: để xác định một thông báo trả lời của bên được đề nghị gửi cho bên đề nghị có phải là một chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng hay không; nói cách khác, thông báo đó có biểu thị sự chấp nhận đối với đề nghị và có phù hợp với đề nghị hay không, các văn bản như CISG, PICC và BLDS đưa ra các tiêu chí khác nhau.
Theo Điều 395 và Điều 396 BLDS thì thông báo của bên được đề nghị chỉ cấu thành chấp nhận đề nghị khi nói rõ chấp nhận toàn bộ nội dung của đề nghị và không có bất kỳ sự sửa đổi, bổ sung dù là nhỏ nhất, nếu có bất kể sự sửa đổi, bổ sung nào thì thông báo của bên được đề nghị sẽ được coi như là một đề nghị mới. Điều này cho thấy quy định của Điều 395 BLDS về chấp nhận đề nghị được soạn thảo trên cở sở tiếp nhận quan điểm thứ nhất như đã nêu ở trên. Quy định có vẻ thuận tiện cho người áp dụng luật, giả sử như vụ tranh chấp liên quan tới hợp đồng mua bán ống thí nghiệm ở trên, nếu áp dụng Điều 395 BLDS thì thẩm phán có thể tuyên bố ngay bản fax ngày 26/8/1992 của bị đơn không phải là chấp nhận đối với chào hàng của nguyên đơn trong bản fax ngày 24/7/1992 và bản fax ngày 30/9/1992 không được coi là chấp nhận của nguyên đơn đối với chào hàng của bị đơn ngày 29/9/1992 vì trong hai bản fax đó đều có những sửa đổi, bổ sung. Nhưng quy định tại Điều 395 BLDS gây ra những phiền toái và sự rườm rà không cần thiết cho các bên trong giao kết hợp đồng, bởi vì nếu bên được đề nghị bổ sung thêm các điều khoản mà bên đề nghị không nêu trong đề nghị (các điều khoản này mặc dù các bên không nêu trong hợp đồng thì cũng có thể dẫn chiếu tới những quy định pháp luật) hoặc làm rõ thêm những quy định trong đề nghị mà không ảnh hưởng gì tới các nội dung cơ bản của đề nghị thì vẫn bị coi là một đề nghị mới, và bên đưa ra đề nghị ban đầu lại phải gửi thông báo chấp nhận lại toàn bộ những gì mà mình đã đưa ra trong đề nghị.
Theo quy định tại Điều 18, Điều 19 của CISG và Điều 2.1.6, Điều 2.1.11 của PICC thì thông báo của bên được đề nghị biểu thị sự chấp nhận của bên được đề nghị đối với đề nghị, nhưng có chứa đựng những sửa đổi, bổ sung vẫn được coi là một chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng, nếu những sửa đổi, bổ sung đó không làm ảnh hưởng tới nội dung cơ bản của đề nghị và bên đề nghị không có phản đối gì về những sửa đổi, bổ sung đó. Điều 2.1.11 Khoản 2 của PICC chỉ nói tới việc không làm ảnh hưởng cơ bản tới các điều khoản của đề nghị, nhưng không quy định rõ những trường hợp nào được coi là ảnh hưởng là cơ bản; nhưng Điều 19 Khoản 3 của CISG đã liệt kê cụ thể những nội dung cơ bản của đề nghị, đó là: các điều kiện giá cả, thanh toán, phẩm chất và số lượng hàng hóa, địa điểm và thời hạn giao hàng, phạm vi trách nhiệm của các bên hay sự giải quyết tranh chấp. Do đó, thông báo của bên được đề nghị có chứa đựng những sửa đổi, bổ sung không liên quan đến các vấn đề được liệt kê tại Điều 19 Khoản 3 thì vẫn được coi là một chấp nhận đề nghị.
Kiến nghị: từ việc phân tích những giải pháp của pháp luật nêu trên, theo chúng tôi, BLDS nên sửa đổi Điều 396 theo quan điểm thứ hai về sự phù hợp giữa trả lời chấp nhận đề nghị với đề nghị, đã được áp dụng trong CISG và PICC, đó là “chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng là sự chấp nhận toàn bộ các nội dung chủ yếu của đề nghị giao kết hợp đồng và có thể đưa ra những sửa đổi bổ sung nhưng không làm ảnh hưởng đến những nội dung chủ yếu của đề nghị giao kết hợp đồng. Bất kỳ sự bổ sung nào cũng phải nêu rõ lý do và không vấp phải sự phản đối ngay lập tức của bên đưa ra đề nghị”.
2. Thời hạn trả lời chấp nhận
Trong trường hợp bên đề nghị ấn định sẵn thời hạn trả lời thì trả lời chấp nhận chỉ có hiệu lực khi nó tới bên đề nghị trong thời hạn đó.Trong trường hợp bên đề nghị không quy định về thời hạn này, thì để xác định thời hạn trả lời chấp nhận, người ta phải dựa vào các quy định pháp luật.
Trong khi BLDS chỉ đưa ra giải pháp xác định thời hạn trong trường hợp đề nghị bằng lời nói là phải trả lời ngay theo Điều 397 BLDS “… Khi các bên trực tiếp giao tiếp với nhau, kể cả trong trường hợp qua điện thoại hoặc qua các phương tiện khác thì bên được đề nghị phải trả lời ngay có chấp nhận hoặc không chấp nhận, trừ trường hợp có thoả thuận về thời hạn trả lời”, thì CISG và PICC đưa ra các giải pháp giống nhau. Điều 18 Khoản 2 của CISG quy định: “Chấp nhận chào hàng có hiệu lực từ khi người chào hàng nhận được chấp nhận. Chấp thuận chào hàng không phát sinh hiệu lực nếu sự chấp nhận ấy không được gửi tới người chào hàng trong thời hạn mà người này đã quy định trong chào hàng, hoặc nếu thời hạn đó không được quy định như vậy, thì trong một thời hạn hợp lý, xét theo các tình tiết của sự giao dịch, trong đó có xét đến tốc độ của các phương tiện liên lạc do người chào hàng sử dụng. Một chào hàng bằng miệng phải được chấp nhận ngay trừ phi các tình tiết bắt buộc ngược lại”; “Đề nghị giao kết hợp đồng phải được chấp nhận trong thời hạn do bên đề nghị quy định, hoặc nếu không quy định thì trong một thời hạn hợp lý tùy từng trường hợp cụ thể, đặc biệt là tốc độ của phương tiện thông tin mà bên đề nghị sử dụng. Đề nghị giao kết bằng miệng phải được chấp nhận ngay, trừ khi hoàn cảnh cho thấy điều ngược lại” (Điều 2.1.7 của PICC). Theo đó, CISG và PICC đều đưa ra tiêu chí “một thời hạn hợp lý” đối với đề nghị bằng văn bản, nhưng thời hạn này không phải xác định chung chung mà nó được xác định tùy thuộc vào từng tình huống cụ thể và dựa vào tốc độ của phương tiện thông tin mà các bên sử dụng trong giao dịch đó. BLDS thiếu vắng quy định kiểu này.
2.1. Thời điểm bắt đầu tính thời hạn
Trước khi phân tích các quy định cụ thể của pháp luật, chúng ta xem xét ví dụ sau:
A gửi cho B một đề nghị giao kết hợp đồng vào ngày 25/8/2010, trong đó quy định thời hạn trả lời chấp nhận đề nghị là 10 ngày mà không nói rõ thời hạn được tính từ ngày nào. Trong trường hợp này, thời điểm bắt đầu thời hạn được xác định như thế nào?
Nếu căn cứ vào BLDS, cụ thể là Điều 397 về thời hạn trả lời chấp nhận giao kết hợp đồng và Chương VIII quy định về thời hạn (từ Điều 149 đến Điều 153) chúng ta sẽ bế tắc trong ví dụ trên, vì không thể xác định được ngày nào (ngày 25/8/2010, hay ngày đề nghị được gửi đi, hay ngày bên B nhận được đề nghị) là ngày bắt đầu thời hạn 10 ngày để bên được đề nghị trả lời chấp nhận đề nghị.
Trong khi đó, CISG và PICC đã đưa ra những giải pháp rất cụ thể để giải quyết tình huống trên. Điều 20 của CISG quy định “Thời hạn để chấp nhận chào hàng do người chào hàng quy định trong điện tín hay thư bắt đầu tính từ lúc bức điện được giao để gửi đi hoặc vào ngày ghi trên thư hoặc nếu ngày đó không có thì tính từ ngày bưu điện đóng dấu trên bì thư. Thời hạn để chấp nhận chào hàng do người chào hàng quy định bằng điện thoại, bằng telex hoặc bằng phương tiện thông tin liên lạc khác, bắt đầu tính từ thời điểm người được chào hàng nhận được chào hàng”. Theo đó, nếu chào hàng A gửi cho B là một bức điện tín hoặc thư thì thời hạn tính từ ngày bức điện được gửi đi hoặc từ ngày bưu điện (bưu điện nơi thư được gửi đi) đóng dấu trên bì thư; nếu chào hàng mà A gửi cho B bằng điện thoại, telex, email thì thời hạn từ ngày bên B nhận được điện thoại, telex, máy fax của B nhận được chào hàng mà A fax tới…
Điều 2.1.8 của PICC quy định: “Thời hạn chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng do bên đề nghị ấn định bắt đầu tính từ lúc đề nghị được gửi đi. Ngày ghi trong đề nghị được cho là ngày gửi đi, trừ khi hoàn cảnh cho thấy điều ngược lại”. Theo đó, thời hạn 10 ngày trong ví dụ trên sẽ được tính từ ngày bên A gửi chào hàng, bất kể A gửi chào hàng theo phương thức nào.
2.2. Cách tính thời hạn
BLDS dành hẳn Chương VIII từ Điều 149 đến Điều 153 quy định về thời hạn. Mặc dù Khoản 5 Điều 153 BLDS quy định: “Khi ngày cuối cùng của thời hạn là ngày nghỉ cuối tuần hoặc ngày nghỉ lễ thì thời hạn kết thúc tại thời điểm kết thúc ngày làm việc tiếp theo ngày nghỉ đó” nhưng lại không quy định cụ thể những ngày lễ, ngày nghỉ có được tính vào thời hạn hay không? 10 ngày trong thời hạn nói trên có bao gồm cả hai ngày nghỉ cuối tuần và ngày lễ 2/9? Đó là vấn đề mà BLDS còn bỏ ngỏ. Trong khi đó, CISG và PICC bên cạnh việc quy định về ngày cuối cùng của thời hạn là ngày lễ hoặc ngày nghỉ như BLDS, hai văn bản này còn quy định cụ thể về ngày nghỉ và ngày lễ không được trừ khi tính thời hạn. “Các ngày nghỉ lễ và nghỉ việc rơi vào trong thời hạn do các bên ấn định để thực hiện một công việc được tính vào thời hạn đó… Tuy nhiên, nếu ngày kết thúc thời hạn rơi vào ngày nghỉ lễ hay nghỉ việc tại trụ sở của bên phải thực hiện công việc thì thời hạn này được kéo dài đến ngày làm việc đầu tiên tiếp theo, trừ khi các hoàn cảnh cho thấy điều ngược lại” (Điều 1.12 của PICC). “Các ngày lễ chính thức hay ngày nghỉ việc rơi vào khoảng thời hạn được quy định để chấp nhận chào hàng không được trừ, khi tính thời hạn đó. Tuy nhiên, nếu không báo về việc chấp nhận chào hàng không thể giao tại địa chỉ của người chào hàng vào ngày cuối cùng của thời hạn quy định bởi vì ngày cuối cùng đó là ngày lễ hay ngày nghỉ việc tại nơi có trụ sở thương mại của người chào hàng, thì thời hạn chấp nhận chào hàng sẽ được kéo dài tới ngày làm việc đầu tiên kế tiếp các ngày đó” (Điều 20 Khoản 2 của CISG).
2.3. Hoàn thiện pháp luật về thời hạn trả lời chấp nhận
Thời hạn chấp nhận nên được hoàn thiện theo hướng:
Thứ nhất, về thời điểm xác định thời hạn: BLDS cần đưa ra cách xác định cụ thể thời điểm bắt đầu thời hạn trả lời chấp nhận, khi bên đề nghị có ấn định thời hạn trả lời chấp nhận mà không xác định thời điểm bắt đầu thời hạn này, giải pháp cho vấn đề có thể học tập quy định tại Điều 2.1.8 của PICC, theo đó, “thời hạn chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng do bên đề nghị ấn định bắt đầu tính từ lúc đề nghị được gửi đi. Ngày ghi trong đề nghị được cho là ngày gửi đi, trừ khi hoàn cảnh cho thấy điều ngược lại”.
Thứ hai, BLDS cần quy định việc xác định thời hạn trả lời chấp nhận đề nghị trong trường hợp bên đề nghị không ấn định thời hạn trả lời chấp nhận đề nghị. BLDS có thể tiếp thu các quy định tại Điều 20 của CISG và Điều 2.1.8 của PICC về một thời hạn hợp lý hoặc tiếp thu quy định tại Luật Thương mại năm 1997 Điều 53 Khoản 1 đoạn 2, theo đó, “trong trường hợp không xác định thời hạn chấp nhận chào hàng thì thời hạn trách nhiệm của bên chào hàng là ba mươi ngày, kể từ ngày chào hàng được chuyển đi cho bên được chào hàng”.
Thứ ba, cách tính thời hạn trả lời chấp nhận, Khoản 5 Điều 153 BLDS nên được sửa đổi, bổ sung như quy định như Khoản 2 Điều 20 của CISG.
Chú thích:
(1) Quyết định Giám đốc thẩm số 08/KDTM-GĐT của Hội đồng thẩm phán TANDTC ngày 08/12/2005 về vụ án “Tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hoá, dịch vụ bảo trì trạm biến áp”.
(2) Nguồn: http://cisgw3.law.pace.edu/cases/950523g1.html
(3) Nguồn: http://cisgw3.law.pace.edu/cases/991021f1.html
(4) Đỗ Văn Đại, Luật Hợp đồng Việt Nam, Bản án và bình luận bản án, Nxb. Chính trị quốc gia, 2009, tr.112 – 113.
(5) Nhà pháp luật Việt Pháp, Bộ nguyên tắc của UNIDROIT về Hợp đồng thương mại quốc tế 2004, Nxb. Tư pháp, tr. 65.
(6) Nhà pháp luật Việt Pháp, Bộ nguyên tắc của UNIDROIT về Hợp đồng thương mại quốc tế 2004, Nxb. Tư pháp, tr. 91 – 92.
(7) Phạm Duy Nghĩa, Chuyên khảo luật kinh tế, Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2004, tr. 403.
(8) Nguồn: http://cisgw3.law.pace.edu/cases/950331g1.html
SOURCE: TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU LẬP PHÁP ĐIỆN TỬ - THS. NGUYỄN VĂN PHÁI – Khoa Quan hệ quốc tế, Đại học KHXH&NV TP. Hồ Chí Minh
LUẬT BẮC VIỆT ( BVL LAWFIFM)
"HÃY NÓI VỚI LUẬT SƯ ĐIỀU BẠN CẦN"
-------------------------------------------
Liên hệ với Luật sư :
P: 0938188889 - 0913753918
M: ceo@bacvietluat.vn – lawyer.@bacvietluat.vn
|
Bình luận
Bình luận bằng Facebook