Lỗi và trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng
Lỗi hiểu theo góc độ luật học, từ xưa đến nay có nhiều học giả, trong đó có các luật gia đã quan tâm nhận xét rất khác nhau trong việc xác định yếu tố lỗi trong trách nhiệm dân sự nói chung và trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng nói riêng. Có nhiều quan điểm khác nhau trong nhận thức về yếu tố lỗi nhưng nhìn chung các học giả đều thừa nhận lỗi được biểu hiện dưới hai hình thức cố ý và vô ý. Các học giả còn phân biệt mức độ lỗi trong hình lỗi vô ý gồm lỗi vô ý nặng và lỗi vô ý nhẹ.
Tác giả viết bài này năm 2004
Trong bài viết này, chúng tôi không bàn luận yếu tố lỗi trong tất cả các quan hệ pháp luật dân sự có tranh chấp, mà chỉ bàn về yếu tố lỗi trong một số loại trách nhiệm dân sự ngoài hợp đồng với mục đích đáp ứng phần nào cách nhìn nhận về yếu tố lỗi trong việc xác định trách nhiệm dân sự.
1. Hành vi có lỗi
Hành vi có lỗi, theo quy định tại Điều 309 BLDS thì "Người không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ dân sự, thì phải chịu trách nhiệm dân sự khi có lỗi cố ý hoặc lỗi vô ý, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác:. Khoản 1 Điều 309 nói trên quy định lỗi do hành vi không thực hiện nghĩa vụ dân sự thì người có hành vi đó bị coi là có lỗi. Theo quy định của khoản 2 Điều 309 BLDS thì nội dung của khoản này có ý nghĩa viện dẫn trực tiếp trong việc xác định trách nhiệm dân sự ngoài hợp đồng. Khoản 2 Điều 309 quy định: "Cố ý gây thiệt hại là trường hợp một người nhận thức rõ hành vi của mình sẽ gây thiệt hại cho người khác mà vẫn thực hiện và mong muốn hoặc không mong muốn, nhưng để mặc cho thiệt hại xảy ra".
Về mặt khách quan, quy định trên đã dự liệu trường hợp người gây thiệt hại nhận thức rõ hành vi của mình sẽ gây thiệt hại cho người khác mà vấn thực hiện, cho dù người đó mong muốn hoặc không mong muốn nhưng đã có thái độ để mặc cho thiệt hại xảy ra thì người đó phải chịu trách nhiệm dân sự về hành vi có lỗi cố ý của mình.
Về măt chủ quan, người gây thiệt hại khi thực hiện hành vi gây hại luôn nhằm mục đích có thiệt hại xảy ra cho người khác và được thể hiện dưới hai mức độ:
Mức độ thể hiện ý chí- hành vi của người cố ý gây thiệt hại trong trường hợp người đó nhận thức rõ hành vi của mình sẽ gây thiệt hại cho người khác mà vẫn thực hiện, thì phải chịu trách nhiệm dân sự do lỗi cố ý là nguyên nhân của thiệt hai.
Theo nội dung khoản 2 điều 309 BLDS, chúng tôi thấy cần thiết phải làm rõ những quan hệ và yếu tố có liên quan đến phạm vi lỗi của người gây thiệt hại.
Một người nhận thức rõ hành vi của mình sẽ gây thiệt hại cho người khác mà vẫn thực hiện và mong muốn hoặc không mong muốn, nhưng để mặc cho thiệt hại đó xảy ra thì lỗi của người gây thiệt hại là lỗi cố ý. Những yếu tố liên quan đến hình thức lỗi cố ý gây thiệt hại được thể hiện ở những mức độ khác nhau, do biểu lộ ý chí của chủ thể đã là yếu tố quyết định hình thức lỗi.
Khi xác định lỗi cố ý gây thiệt hại ngoài hợp đồng, cần phải phân biệt với những hành vi gây thiệt hại khác, không thuộc hành vi do lỗi cố ý hoặc vô ý gây ra. Đó là hành vi gây thiệt hại được xác định là sự kiện bất ngờ. Sự kiện bất ngờ được qui định tại Điều 11 Bộ luật Hình sự của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được dẫn chiếu vì điều luật này không những được áp dụng trong lĩnh vực luật hình sự, mà còn có ý nghĩa trực tiếp trong việc xác định trách nhiệm dân sự do gây thiệt hại ngoài hợp đồng. Sự kiện bất ngờ được hiểu là sự kiện pháp lý nhưng hậu quả của nó không làm phát sinh trách nhiệm dân sự của người có hành vi tạo ra sự kiện đó. Một sự kiện pháp lý có đủ các ýếu tố sau đây sự kiện bất ngờ:
Mối liên hệ giữa các yếu tố trên không thể làm phát sinh TNDS ngoài hợp đồng do thiếu yếu tố lỗi của người gây thiệt hại và hành vi gây thiệt hại không phải là hành vi trái pháp luật. Không có mối quan hệ nhân qủa giữa hành vi trái pháp luật và thiệt hại. Nói các khác, người có hành vi liên quan đến thiệt hại không phải là người gây thiệt hại do nhận thức rõ hành vi của mình sẽ gây thiệt hại cho người khác mà vẫn thực hiện, đồng thời người có hành vi đó không thể hiện ý chí mong muốn hoặc không mong muốn nhưng để mặc thiệt hại xảy ra cho người khác. Như vậy, người có hành vi thuộc trường hợp bất ngờ thì hành vi của người đó không có lỗi tồn tại ở hình thức này hay hay hình thức kia, ở mức độ này hay mức độ khác. Theo qui định của pháp luật, thì người có hành vi đó không chịu trách nhiệm dân sự.
Khi xác định và phân tích yếu tố lỗi trong trách nhiệm dân sự (TNDS) ngoài hợp đồng, cần thiết phảiỉ đặt yếu tố đó trong mối liên hệ với những sự kiện pháp lý khác, mà rõ nét hơn cả là sự biến pháp lý tuyệt đối và sự biến pháp lý tương đối là những căn cứ làm phát sinh, thay đổi và chấm dứt quan hệ pháp luật dân sự. Sự biến pháp tương đối là một sự kiện pháp lý mà sự khởi phát của nó do hành vi của con người tác động dưới hình thức lỗi vô ý, do vậy người có hành vi tạo ra sự kiện đó phải bồi thường thiệt hại theo nguyên tắc bồi thường toàn bộ thiệt hại. Trong khoa học pháp lý các nhà luật học đều thừa nhận sự biến pháp lý tương đối là sự biến do con người tác động, còn sự thay đổi và chấm dứt của nó con người không kiểm soát được. Như vậy, hành vi tạo ra sự biến pháp lý tương đối là hành vi có lỗi và là hành vi trái pháp luật. Theo khoản 2 Điều 309 BLDS. lỗi vô ý được xác định là "trường hợp một người không thấy trước hành vi của mình có khả năng gây thiệt hại, mặc dù phải biết hoặc có thể biết trước thiệt hại sẽ xảy ra hoặc thấy trước hành vi của mình có khả năng gây thiệt hại, nhưng cho rằng thiệt hại sẽ không xảy ra hoặc có thể ngăn chặn được". Người gây thiệt hại đã không mong muốn, không để mặc cho thiệt hại xảy ra mà là do không kiểm soát được diễn biến của sự kiện do hành vi vô ý của mình tạo ra thì người có hành vi đó phải bồi thường.
Khi xác định, phân tích sự biến pháp lý chúng tôi muốn làm rõ sự biến pháp lý tuyệt đối không chứa đựng yếu tố lỗi dưới bất kỳ hình thức nào. Bởi vì theo nhận thức của các nhà nghiên cứu luật học về mặt lý luận, thì sự biến pháp lý tuyệt đối là sự biến của một sự kiện phát sinh, thay đổi, chấm dứt không phụ thuộc vào ý thức của con người – ý thức của con người không kiểm soát được sự kiện đó. Sự biến pháp lý tuyệt đối có ý nghĩa pháp lý đặc thù, bởi vì sự biến đó được đặt trong mối liên hệ về không gia và thời gian cụ thể, theo đó trách nhiệm dân sự không phát sinh đối với một hoặc hai bên chủ thể của quan hệ đó. Như vậy, có thể nhận định rằng lỗi vô ý luôn tồn tại trong sự biến pháp lý tương đối, còn lỗi thuộc mọi hình thức không thể tồn tại trong sự biến pháp lý tuyệt đối. Sự nhận thức trên có ý nghĩa về mặt lý luận trong việc xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.
Đoạn cuối Điều 621 BLDS qui định trách nhiệm hỗn hợp nhưng trách nhiệm hỗn hợp được loại trừ "nếu thiệt hại xảy ra hoàn tòan do lỗi của người bị thiệt hại, thì người gây thiệt hại không phải bồi thường". Theo qui định trên, hình thức lỗi của người bị thiệt hại không cần phải xác định, mà lỗi hiểu theo nghĩa "hoàn tòan" thuộc về người bị thiệt hại. Áp dụng qui định này trong việc giả quyết việc bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng phù hợp với hoàn cảnh luật định, thì còn cần phải làm rõ những vấn đề sau đây:
Thứ nhất, thiệt hại xảy ra hoàn tòan do lỗi của người bị thiệt hại, thì người gây thiệt hại không phải bồi thường. Lỗi của người bị thiệt hại có thể do vố ý hoặc cố ý nhưng phải xác định được lỗi đó hoàn toàn thuộc về người bị thiệt hại, theo đó người gây thiệt hại phải là người hoàn toàn không có lỗi thuộc hình thức này hay hình thức khác, ở mức độ này hay ở mức độ khác thì người có đó không phải bồi thường. Người gây thiệt phải chứng minh được là mình hoàn toàn không có lỗi, mà lỗi hoàn toàn thuộc về phía người bị gây thiệt hại. Mối quan hệ nhân qủa giữa hành vi gây thiệt hại với thiệt hại xảy ra luôn luôn xác định được trong một thiệt hại cụ thể. Nhưng trách nhiệm pháp lý có phát sinh ở người có hành vi gây thiệt hại hay không còn tùy thuộc vào sự kiện xảy ra hoàn tòan hay không hoàn toàn do lỗi của người bị thiệt hại để có cơ sở quy trách nhiệm dân sự cho người có hành vi gây thiệt hại. Nếu người gây thiệt hại, thì mỗi bên phải chịu trách nhiệm dân sự tương ứng với mức độ lỗi của mình.
Thứ hai, trong BLDS năm 1995 của nước CHXHCN Việt Nam khong có điều luật nào qui định về mức độ lỗi, àm chỉ qui định tại Điều 309 về hai hình thức lỗi cố ý và lỗi vô ý. Việc áp dụng hai hình thức lỗi cố ý và lỗi vô ý. Việc áp dụng Điều 621 BLDS trong việc giải quyết trách nhiệm dân sự hỗn hợp được dựa trên mức độ lỗi như thế nào. Lỗi không tự nó có vị trí độc lập với các yếu tố khác trong việc xác định trách nhiệm dân sự ngoài hợp đồng. Hình thức lỗi cũng không phải là không thể xác định. Theo nguyên tắc chung của trách nhiệm dân sự ngoài hợp đồng, thì hình thức lỗi nếu xét về người có hành vi trái pháp luật gây thiệt hại không ảnh hưởng tới mức độ và trách nhiệm bồi thường của người đó. Người gây thiệt hại dù có lỗi cố ý hay có lỗi vô ý khi gây thiệt hại cho người khác thì người đó cũng phải bồi thường toàn bộ thiệt hại do hành vi có lỗi của mình gây ra. Không vì người gây thiệt hại có lỗi vô ý hoặc cố ý trong khi gây thiệt hại mà mức bồi thường tăng hay giảm tương ứng. Tuy nhiên, trong những trường hợp cá biệt có điều kiện luật định, thì người gây thiệt hại ngoài hợp đồng có thể được miễn giảm mức bồi thường (do Tòa án xem xét quyết định). Những trường hợp phổ biến trong việc miễn giảm mức bồi thường cho người gây thiệt hại thường phát sinh trong các trường hợp sau đây:
- Người gây thiệt hại có lỗi vô ý và thiệt hại xảy ra quá lớn so với khả năng kinh tế trước mắt và lâu dài của mình (Khoản 2 điều 610);
- Người gây thiệt hại và người bị thiệt hại thỏa thuận với nhau về mắc bồi thường thấp hơn thiệt hại.
Trường hợp thứ nhất, pháp luật qui định người gây tiệt hại bồi thường thấp hơn thiệt hại do hành vi vô ý và thiệt hại xảy ra quá lớn so với điều kiện bồi thường của người gây thiệt hại. Qui định này đã loại trừ người gây thiệt hại có lỗi cố ý và pháp luật không qui định xem xét để giảm mức bồi thường. Tuy nhiên trong trường hợp người gây thiệt hại có lỗi cố ý nhưng có sự thỏa thuận với người bị thiệt hại về mức bồi thường thấp hơn thiệt hại, nếu thỏa thuận đó không trái pháp luật và đạo đức xã hội và được Tòa án thừa nhận, thì người gây thiệt hại do lỗi cố ý được miễn giảm phần bồi thường thiệt hại do mình gây ra, thuộc về trường hợp thứ hai.
Thứ ba, Điều 621 BLDS qui định về trách nhiệm hỗn hợp trong trường hợp người bị thiệt hại cũng có lỗi trong việc gây thiệt hại, thì người gây thiệt hại chỉ phải bồi thường tương ứng với mức độ lỗi của mình. Trong BLDS của nước CHXHCN Việt nam không có qui định về mức độ lỗi, di vậy việc xác định trách nhiệm hỗn hợp trong trường hợp cả người gây thiệt hại và người bị thiệt hại đều có lỗi gây ra thiệt hại thì mỗi bên phải chịu trách nhiệm dân sự tương ứng với mức độ lỗi của mình. Mức độ lỗi trong trường hợp này được xác định dựa trên những cơ sở lý luận pháp luật hình sự trong việc phân biệt mức độ lỗi vô ý vì quá cẩu thả, vô ý vì quá tự tin của một người mà gây ra thiệt hại thì tương ứng với nó mức bồi thường thiệt hại có khác nhau. Như cách đặt vấn đề ở phần đầu bài viết này, thì lỗi phản ánh yếu tố tâm lý của con người, có tác động trực tiếp đến hành vi của người đó và thiệt hại xảy ra do hành vi vô ý vì cẩu thả, vô ý vì quá tự tin mà gây ra thiệt hại đã phản ánh yếu tố tâm lý chủ quan của người đó. Việc xác định trách nhiệm hỗn hợp căn cứ vào mức độ lỗi của mỗi bên đã có tính thuyết phục, bởi tính hợp lý của cách xác định đó. Qua phânt ích trên, chúng tôi đã loại trừ trường hợp cả người bị thiệt hại và người gây thiệt hại đều có lỗi cố ý trong việc gây thiệt hại, mong muốn thiệt hại xảy ra cho nhau và cho chính bản thân mình.
Khi phân tích yếu tố lỗi trong trách nhiệm bồi thương thiệt hại ngoài hợp đồng cần thiết phải hiểu rõ quy định tại Điều 621 BLDS: "Nếu thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi của người bị thiệt hại, thì người gây thiệt hại không phải bồi thường".
Hiểu như thế nào về trường hợp người bị thiệt hoàn tòan có lỗi, và lỗi đó là lỗi vô ý hay cố ý. Mối liên hệ giữa lỗi vô ý của người gây thiệt hại và lỗi cố ý của người bị thiệt hại có ảnh hưởng như thế nào đến việc xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại của các bên? Giải đáp những vấn đề nêu ra ở trên, cần tuân theo những nguyên tắc sau đây:
a. Nếu thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi của người bị thiệt hại cho dù lỗi đó là vô ý hay cố ý, mà người gây thiệt hại hoàn toàn không có lỗi thì người gây thiệt hại không phải bồi thường. Trường hợp này phù hợp với việc gây tiệt hại trong tình thuống bát ngờ.
b. Người gây thiệt hại có lỗi vô ý và người bị thiệt hại cũng có lỗi vô ý trong việc gây ra thiệt hại thì trách nhiệm này là trách nhiệm hỗn hợp.
c. Người gây thiệt hại có lỗi vô ý, người bị thiệt hại có lôi cố ý thì người gây thiệt hại không phải bồi thường.
Như vậy, thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi của người bị thiệt hại cho dù lỗi đó có ở hình thức này hay hình thức khác, ở mức độ này hay mức độ khác thì người gây thiệt hại không có trách nhiệm bồi thường.
2. Trách nhiệm bồi thường
Từ cơ sở lý luận, trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng phải thỏa mãn bốn điều kiện: Có thiệt hại xảy ra; có hành vi trái pháp luật; có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật và thiệt hại; người gây thiệt hại có lỗi.
Khi nhận thức về lỗi, có nhiều quan điểm khác nhau, có quan điểm cho rằng lỗi trong trách nhiệm dân sự ngoài hợp đồng phải do pháp luât qui định về hình thức và mức độ. Nhưng cũng có quan điểm lại cho rằng; lỗi trong trách nhiệm dân sự ngoài hợp đồng còn do suy đoán. Tuy nhiên, hai quan điểm khác nhau trong việc nhận thức về lỗi vẫn tồn tại, chúng tôi thấy cần thiết phải làm rõ vấn đề này để có sự thống nhất trong việc nhận thức về lỗi và do pháp luật qui định trước hay do suy đoán mà có?
Điều 309 BLDS xác định rất rõ về lỗi và hình thức lỗi trong trách nhiệm dân sự. Khoản 1 Điều 309 qui định: "Người không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ dân sự, thì phải chịu trách nhiệm dân sự khi có lỗi cố ý hoặc lỗi vô ý, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có qui định khác."
Như vậy, trong trách nhiệm dân sự nói chung, điều kiện lỗi không thể thiếu được trong việc xác định trách nhiệm dân sự. Hơn nữa, tại khoản 2 điều 309 BLDS đã qui định rất rõ về hình thức lỗi, nó vừa có ý nghĩa làm rõ khoản 1, đồng thời nội dung của nó cũng giải thích làm rõ lỗi là gì. cơ sở để xác định lỗi, hình thức lỗi, theo chúng tôi đều do pháp luật qui định trước, mà không thể do suy đoán. Bởi vì, lỗi "cố ý gây thiệt hại là trường hợp một người nhận thức rõ hành vi của mình sẽ gây thiệt hại cho người khác mà vấn thực hiện và mong muốn hoặc không mong muốn, nhưng để mặc cho thiệt hại xảy ra". Và lỗi "vô ý gây thiệt hại là trường hợp một người không thấy trước hành vi của mình có khả năng gây thiệt hại, mặc dù phải biết hoặc có thể trước hành vi của mình có khả năng gây thiệt hại, nhưng cho rằng thiệt hại sẽ không xảy ra hoặc có thể ngăn chặn được".
Như vậy, đã quá rõ ràng rằng lỗi trong trách nhiệm dân sự bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng do pháp luật qui định cả về cơ sở xác định lỗi, cả về hình thức lỗi. Từ những cơ sở pháp lý trên, có thể nhận định lỗi trong trách nhiệm dân sự bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng không phải là do suy đoán, mà do pháp luật qui định trước. Khi xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợpđồng, cần phải xác định yếu tố lỗi để có căn cứ qui trách nhiệm cho người có hành vi trái pháp luật – người có hành vi có lỗi phải bồi thường thiệt hại. Bên cạnh đó, cũng cần phải phân biệt những trách nhiệm dân sự liên quan đến những quan hệ dân sự và những chủ thể nhất định của quan hệ dân sự đó và trách nhiệm dân sự của chủ thể, Như vậy, không cần thiết phải đưa ra quan điểm trong việc nhận thức về lỗi trong trách nhiệm dân sự ngoài hợp đồng là do suy đoán. Nhận thức như trên không chuẩn xác về mặt khoa học, bởi vì lỗi, hình thức lỗi đã được qui định rất rõ và đầy đủ tại Điều 309 BLDS. Những suy diễn ngoài nội dung Điều 309 BLDS, do vậy không cần thiết và cũng không đúng.
Bàn về lỗi – một điều kiện xác định trách nhiệm dân sự ngoài hợp đồng là cần thiết. Vì đối với ngành Toà án khi giải quyết những tranh chấp liên quan đến trách nhiệm dân sự ngoài hợp đồng, cần thiết phải hiểu rõ cơ sở lý luận về lỗi để áp dụng chuẩn xác các qui phạm pháp luật về trách nhiệm dân sự ngoài hợp đồng, qua đó đưa ra những nhận định và quyết định chuẩn xác, đúng pháp luật.
SOURCE: TẠP CHÍ LUẬT HỌC SỐ 10/2004 - TS. PHÙNG TRUNG TẬP – Đại học Luật Hà Nội
Tác giả viết bài này năm 2004
Trong bài viết này, chúng tôi không bàn luận yếu tố lỗi trong tất cả các quan hệ pháp luật dân sự có tranh chấp, mà chỉ bàn về yếu tố lỗi trong một số loại trách nhiệm dân sự ngoài hợp đồng với mục đích đáp ứng phần nào cách nhìn nhận về yếu tố lỗi trong việc xác định trách nhiệm dân sự.
1. Hành vi có lỗi
Hành vi có lỗi, theo quy định tại Điều 309 BLDS thì "Người không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ dân sự, thì phải chịu trách nhiệm dân sự khi có lỗi cố ý hoặc lỗi vô ý, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác:. Khoản 1 Điều 309 nói trên quy định lỗi do hành vi không thực hiện nghĩa vụ dân sự thì người có hành vi đó bị coi là có lỗi. Theo quy định của khoản 2 Điều 309 BLDS thì nội dung của khoản này có ý nghĩa viện dẫn trực tiếp trong việc xác định trách nhiệm dân sự ngoài hợp đồng. Khoản 2 Điều 309 quy định: "Cố ý gây thiệt hại là trường hợp một người nhận thức rõ hành vi của mình sẽ gây thiệt hại cho người khác mà vẫn thực hiện và mong muốn hoặc không mong muốn, nhưng để mặc cho thiệt hại xảy ra".
Về mặt khách quan, quy định trên đã dự liệu trường hợp người gây thiệt hại nhận thức rõ hành vi của mình sẽ gây thiệt hại cho người khác mà vấn thực hiện, cho dù người đó mong muốn hoặc không mong muốn nhưng đã có thái độ để mặc cho thiệt hại xảy ra thì người đó phải chịu trách nhiệm dân sự về hành vi có lỗi cố ý của mình.
Về măt chủ quan, người gây thiệt hại khi thực hiện hành vi gây hại luôn nhằm mục đích có thiệt hại xảy ra cho người khác và được thể hiện dưới hai mức độ:
- Mong muốn có thiệt hại xảy ra.
- Không mong muốn có thiệt hại, nhưng lại để mặc cho thiệt hại xảy ra.
Mức độ thể hiện ý chí- hành vi của người cố ý gây thiệt hại trong trường hợp người đó nhận thức rõ hành vi của mình sẽ gây thiệt hại cho người khác mà vẫn thực hiện, thì phải chịu trách nhiệm dân sự do lỗi cố ý là nguyên nhân của thiệt hai.
Theo nội dung khoản 2 điều 309 BLDS, chúng tôi thấy cần thiết phải làm rõ những quan hệ và yếu tố có liên quan đến phạm vi lỗi của người gây thiệt hại.
Một người nhận thức rõ hành vi của mình sẽ gây thiệt hại cho người khác mà vẫn thực hiện và mong muốn hoặc không mong muốn, nhưng để mặc cho thiệt hại đó xảy ra thì lỗi của người gây thiệt hại là lỗi cố ý. Những yếu tố liên quan đến hình thức lỗi cố ý gây thiệt hại được thể hiện ở những mức độ khác nhau, do biểu lộ ý chí của chủ thể đã là yếu tố quyết định hình thức lỗi.
Khi xác định lỗi cố ý gây thiệt hại ngoài hợp đồng, cần phải phân biệt với những hành vi gây thiệt hại khác, không thuộc hành vi do lỗi cố ý hoặc vô ý gây ra. Đó là hành vi gây thiệt hại được xác định là sự kiện bất ngờ. Sự kiện bất ngờ được qui định tại Điều 11 Bộ luật Hình sự của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được dẫn chiếu vì điều luật này không những được áp dụng trong lĩnh vực luật hình sự, mà còn có ý nghĩa trực tiếp trong việc xác định trách nhiệm dân sự do gây thiệt hại ngoài hợp đồng. Sự kiện bất ngờ được hiểu là sự kiện pháp lý nhưng hậu quả của nó không làm phát sinh trách nhiệm dân sự của người có hành vi tạo ra sự kiện đó. Một sự kiện pháp lý có đủ các ýếu tố sau đây sự kiện bất ngờ:
- Hành vi gây thiệt hại;
- Thiệt hại không thuộc hành vi trái pháp luật;
- Người gây thiệt hại không có lỗi.
Mối liên hệ giữa các yếu tố trên không thể làm phát sinh TNDS ngoài hợp đồng do thiếu yếu tố lỗi của người gây thiệt hại và hành vi gây thiệt hại không phải là hành vi trái pháp luật. Không có mối quan hệ nhân qủa giữa hành vi trái pháp luật và thiệt hại. Nói các khác, người có hành vi liên quan đến thiệt hại không phải là người gây thiệt hại do nhận thức rõ hành vi của mình sẽ gây thiệt hại cho người khác mà vẫn thực hiện, đồng thời người có hành vi đó không thể hiện ý chí mong muốn hoặc không mong muốn nhưng để mặc thiệt hại xảy ra cho người khác. Như vậy, người có hành vi thuộc trường hợp bất ngờ thì hành vi của người đó không có lỗi tồn tại ở hình thức này hay hay hình thức kia, ở mức độ này hay mức độ khác. Theo qui định của pháp luật, thì người có hành vi đó không chịu trách nhiệm dân sự.
Khi xác định và phân tích yếu tố lỗi trong trách nhiệm dân sự (TNDS) ngoài hợp đồng, cần thiết phảiỉ đặt yếu tố đó trong mối liên hệ với những sự kiện pháp lý khác, mà rõ nét hơn cả là sự biến pháp lý tuyệt đối và sự biến pháp lý tương đối là những căn cứ làm phát sinh, thay đổi và chấm dứt quan hệ pháp luật dân sự. Sự biến pháp tương đối là một sự kiện pháp lý mà sự khởi phát của nó do hành vi của con người tác động dưới hình thức lỗi vô ý, do vậy người có hành vi tạo ra sự kiện đó phải bồi thường thiệt hại theo nguyên tắc bồi thường toàn bộ thiệt hại. Trong khoa học pháp lý các nhà luật học đều thừa nhận sự biến pháp lý tương đối là sự biến do con người tác động, còn sự thay đổi và chấm dứt của nó con người không kiểm soát được. Như vậy, hành vi tạo ra sự biến pháp lý tương đối là hành vi có lỗi và là hành vi trái pháp luật. Theo khoản 2 Điều 309 BLDS. lỗi vô ý được xác định là "trường hợp một người không thấy trước hành vi của mình có khả năng gây thiệt hại, mặc dù phải biết hoặc có thể biết trước thiệt hại sẽ xảy ra hoặc thấy trước hành vi của mình có khả năng gây thiệt hại, nhưng cho rằng thiệt hại sẽ không xảy ra hoặc có thể ngăn chặn được". Người gây thiệt hại đã không mong muốn, không để mặc cho thiệt hại xảy ra mà là do không kiểm soát được diễn biến của sự kiện do hành vi vô ý của mình tạo ra thì người có hành vi đó phải bồi thường.
Khi xác định, phân tích sự biến pháp lý chúng tôi muốn làm rõ sự biến pháp lý tuyệt đối không chứa đựng yếu tố lỗi dưới bất kỳ hình thức nào. Bởi vì theo nhận thức của các nhà nghiên cứu luật học về mặt lý luận, thì sự biến pháp lý tuyệt đối là sự biến của một sự kiện phát sinh, thay đổi, chấm dứt không phụ thuộc vào ý thức của con người – ý thức của con người không kiểm soát được sự kiện đó. Sự biến pháp lý tuyệt đối có ý nghĩa pháp lý đặc thù, bởi vì sự biến đó được đặt trong mối liên hệ về không gia và thời gian cụ thể, theo đó trách nhiệm dân sự không phát sinh đối với một hoặc hai bên chủ thể của quan hệ đó. Như vậy, có thể nhận định rằng lỗi vô ý luôn tồn tại trong sự biến pháp lý tương đối, còn lỗi thuộc mọi hình thức không thể tồn tại trong sự biến pháp lý tuyệt đối. Sự nhận thức trên có ý nghĩa về mặt lý luận trong việc xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.
Đoạn cuối Điều 621 BLDS qui định trách nhiệm hỗn hợp nhưng trách nhiệm hỗn hợp được loại trừ "nếu thiệt hại xảy ra hoàn tòan do lỗi của người bị thiệt hại, thì người gây thiệt hại không phải bồi thường". Theo qui định trên, hình thức lỗi của người bị thiệt hại không cần phải xác định, mà lỗi hiểu theo nghĩa "hoàn tòan" thuộc về người bị thiệt hại. Áp dụng qui định này trong việc giả quyết việc bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng phù hợp với hoàn cảnh luật định, thì còn cần phải làm rõ những vấn đề sau đây:
Thứ nhất, thiệt hại xảy ra hoàn tòan do lỗi của người bị thiệt hại, thì người gây thiệt hại không phải bồi thường. Lỗi của người bị thiệt hại có thể do vố ý hoặc cố ý nhưng phải xác định được lỗi đó hoàn toàn thuộc về người bị thiệt hại, theo đó người gây thiệt hại phải là người hoàn toàn không có lỗi thuộc hình thức này hay hình thức khác, ở mức độ này hay ở mức độ khác thì người có đó không phải bồi thường. Người gây thiệt phải chứng minh được là mình hoàn toàn không có lỗi, mà lỗi hoàn toàn thuộc về phía người bị gây thiệt hại. Mối quan hệ nhân qủa giữa hành vi gây thiệt hại với thiệt hại xảy ra luôn luôn xác định được trong một thiệt hại cụ thể. Nhưng trách nhiệm pháp lý có phát sinh ở người có hành vi gây thiệt hại hay không còn tùy thuộc vào sự kiện xảy ra hoàn tòan hay không hoàn toàn do lỗi của người bị thiệt hại để có cơ sở quy trách nhiệm dân sự cho người có hành vi gây thiệt hại. Nếu người gây thiệt hại, thì mỗi bên phải chịu trách nhiệm dân sự tương ứng với mức độ lỗi của mình.
Thứ hai, trong BLDS năm 1995 của nước CHXHCN Việt Nam khong có điều luật nào qui định về mức độ lỗi, àm chỉ qui định tại Điều 309 về hai hình thức lỗi cố ý và lỗi vô ý. Việc áp dụng hai hình thức lỗi cố ý và lỗi vô ý. Việc áp dụng Điều 621 BLDS trong việc giải quyết trách nhiệm dân sự hỗn hợp được dựa trên mức độ lỗi như thế nào. Lỗi không tự nó có vị trí độc lập với các yếu tố khác trong việc xác định trách nhiệm dân sự ngoài hợp đồng. Hình thức lỗi cũng không phải là không thể xác định. Theo nguyên tắc chung của trách nhiệm dân sự ngoài hợp đồng, thì hình thức lỗi nếu xét về người có hành vi trái pháp luật gây thiệt hại không ảnh hưởng tới mức độ và trách nhiệm bồi thường của người đó. Người gây thiệt hại dù có lỗi cố ý hay có lỗi vô ý khi gây thiệt hại cho người khác thì người đó cũng phải bồi thường toàn bộ thiệt hại do hành vi có lỗi của mình gây ra. Không vì người gây thiệt hại có lỗi vô ý hoặc cố ý trong khi gây thiệt hại mà mức bồi thường tăng hay giảm tương ứng. Tuy nhiên, trong những trường hợp cá biệt có điều kiện luật định, thì người gây thiệt hại ngoài hợp đồng có thể được miễn giảm mức bồi thường (do Tòa án xem xét quyết định). Những trường hợp phổ biến trong việc miễn giảm mức bồi thường cho người gây thiệt hại thường phát sinh trong các trường hợp sau đây:
- Người gây thiệt hại có lỗi vô ý và thiệt hại xảy ra quá lớn so với khả năng kinh tế trước mắt và lâu dài của mình (Khoản 2 điều 610);
- Người gây thiệt hại và người bị thiệt hại thỏa thuận với nhau về mắc bồi thường thấp hơn thiệt hại.
Trường hợp thứ nhất, pháp luật qui định người gây tiệt hại bồi thường thấp hơn thiệt hại do hành vi vô ý và thiệt hại xảy ra quá lớn so với điều kiện bồi thường của người gây thiệt hại. Qui định này đã loại trừ người gây thiệt hại có lỗi cố ý và pháp luật không qui định xem xét để giảm mức bồi thường. Tuy nhiên trong trường hợp người gây thiệt hại có lỗi cố ý nhưng có sự thỏa thuận với người bị thiệt hại về mức bồi thường thấp hơn thiệt hại, nếu thỏa thuận đó không trái pháp luật và đạo đức xã hội và được Tòa án thừa nhận, thì người gây thiệt hại do lỗi cố ý được miễn giảm phần bồi thường thiệt hại do mình gây ra, thuộc về trường hợp thứ hai.
Thứ ba, Điều 621 BLDS qui định về trách nhiệm hỗn hợp trong trường hợp người bị thiệt hại cũng có lỗi trong việc gây thiệt hại, thì người gây thiệt hại chỉ phải bồi thường tương ứng với mức độ lỗi của mình. Trong BLDS của nước CHXHCN Việt nam không có qui định về mức độ lỗi, di vậy việc xác định trách nhiệm hỗn hợp trong trường hợp cả người gây thiệt hại và người bị thiệt hại đều có lỗi gây ra thiệt hại thì mỗi bên phải chịu trách nhiệm dân sự tương ứng với mức độ lỗi của mình. Mức độ lỗi trong trường hợp này được xác định dựa trên những cơ sở lý luận pháp luật hình sự trong việc phân biệt mức độ lỗi vô ý vì quá cẩu thả, vô ý vì quá tự tin của một người mà gây ra thiệt hại thì tương ứng với nó mức bồi thường thiệt hại có khác nhau. Như cách đặt vấn đề ở phần đầu bài viết này, thì lỗi phản ánh yếu tố tâm lý của con người, có tác động trực tiếp đến hành vi của người đó và thiệt hại xảy ra do hành vi vô ý vì cẩu thả, vô ý vì quá tự tin mà gây ra thiệt hại đã phản ánh yếu tố tâm lý chủ quan của người đó. Việc xác định trách nhiệm hỗn hợp căn cứ vào mức độ lỗi của mỗi bên đã có tính thuyết phục, bởi tính hợp lý của cách xác định đó. Qua phânt ích trên, chúng tôi đã loại trừ trường hợp cả người bị thiệt hại và người gây thiệt hại đều có lỗi cố ý trong việc gây thiệt hại, mong muốn thiệt hại xảy ra cho nhau và cho chính bản thân mình.
Khi phân tích yếu tố lỗi trong trách nhiệm bồi thương thiệt hại ngoài hợp đồng cần thiết phải hiểu rõ quy định tại Điều 621 BLDS: "Nếu thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi của người bị thiệt hại, thì người gây thiệt hại không phải bồi thường".
Hiểu như thế nào về trường hợp người bị thiệt hoàn tòan có lỗi, và lỗi đó là lỗi vô ý hay cố ý. Mối liên hệ giữa lỗi vô ý của người gây thiệt hại và lỗi cố ý của người bị thiệt hại có ảnh hưởng như thế nào đến việc xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại của các bên? Giải đáp những vấn đề nêu ra ở trên, cần tuân theo những nguyên tắc sau đây:
a. Nếu thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi của người bị thiệt hại cho dù lỗi đó là vô ý hay cố ý, mà người gây thiệt hại hoàn toàn không có lỗi thì người gây thiệt hại không phải bồi thường. Trường hợp này phù hợp với việc gây tiệt hại trong tình thuống bát ngờ.
b. Người gây thiệt hại có lỗi vô ý và người bị thiệt hại cũng có lỗi vô ý trong việc gây ra thiệt hại thì trách nhiệm này là trách nhiệm hỗn hợp.
c. Người gây thiệt hại có lỗi vô ý, người bị thiệt hại có lôi cố ý thì người gây thiệt hại không phải bồi thường.
Như vậy, thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi của người bị thiệt hại cho dù lỗi đó có ở hình thức này hay hình thức khác, ở mức độ này hay mức độ khác thì người gây thiệt hại không có trách nhiệm bồi thường.
2. Trách nhiệm bồi thường
Từ cơ sở lý luận, trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng phải thỏa mãn bốn điều kiện: Có thiệt hại xảy ra; có hành vi trái pháp luật; có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật và thiệt hại; người gây thiệt hại có lỗi.
Khi nhận thức về lỗi, có nhiều quan điểm khác nhau, có quan điểm cho rằng lỗi trong trách nhiệm dân sự ngoài hợp đồng phải do pháp luât qui định về hình thức và mức độ. Nhưng cũng có quan điểm lại cho rằng; lỗi trong trách nhiệm dân sự ngoài hợp đồng còn do suy đoán. Tuy nhiên, hai quan điểm khác nhau trong việc nhận thức về lỗi vẫn tồn tại, chúng tôi thấy cần thiết phải làm rõ vấn đề này để có sự thống nhất trong việc nhận thức về lỗi và do pháp luật qui định trước hay do suy đoán mà có?
Điều 309 BLDS xác định rất rõ về lỗi và hình thức lỗi trong trách nhiệm dân sự. Khoản 1 Điều 309 qui định: "Người không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ dân sự, thì phải chịu trách nhiệm dân sự khi có lỗi cố ý hoặc lỗi vô ý, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có qui định khác."
Như vậy, trong trách nhiệm dân sự nói chung, điều kiện lỗi không thể thiếu được trong việc xác định trách nhiệm dân sự. Hơn nữa, tại khoản 2 điều 309 BLDS đã qui định rất rõ về hình thức lỗi, nó vừa có ý nghĩa làm rõ khoản 1, đồng thời nội dung của nó cũng giải thích làm rõ lỗi là gì. cơ sở để xác định lỗi, hình thức lỗi, theo chúng tôi đều do pháp luật qui định trước, mà không thể do suy đoán. Bởi vì, lỗi "cố ý gây thiệt hại là trường hợp một người nhận thức rõ hành vi của mình sẽ gây thiệt hại cho người khác mà vấn thực hiện và mong muốn hoặc không mong muốn, nhưng để mặc cho thiệt hại xảy ra". Và lỗi "vô ý gây thiệt hại là trường hợp một người không thấy trước hành vi của mình có khả năng gây thiệt hại, mặc dù phải biết hoặc có thể trước hành vi của mình có khả năng gây thiệt hại, nhưng cho rằng thiệt hại sẽ không xảy ra hoặc có thể ngăn chặn được".
Như vậy, đã quá rõ ràng rằng lỗi trong trách nhiệm dân sự bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng do pháp luật qui định cả về cơ sở xác định lỗi, cả về hình thức lỗi. Từ những cơ sở pháp lý trên, có thể nhận định lỗi trong trách nhiệm dân sự bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng không phải là do suy đoán, mà do pháp luật qui định trước. Khi xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợpđồng, cần phải xác định yếu tố lỗi để có căn cứ qui trách nhiệm cho người có hành vi trái pháp luật – người có hành vi có lỗi phải bồi thường thiệt hại. Bên cạnh đó, cũng cần phải phân biệt những trách nhiệm dân sự liên quan đến những quan hệ dân sự và những chủ thể nhất định của quan hệ dân sự đó và trách nhiệm dân sự của chủ thể, Như vậy, không cần thiết phải đưa ra quan điểm trong việc nhận thức về lỗi trong trách nhiệm dân sự ngoài hợp đồng là do suy đoán. Nhận thức như trên không chuẩn xác về mặt khoa học, bởi vì lỗi, hình thức lỗi đã được qui định rất rõ và đầy đủ tại Điều 309 BLDS. Những suy diễn ngoài nội dung Điều 309 BLDS, do vậy không cần thiết và cũng không đúng.
Bàn về lỗi – một điều kiện xác định trách nhiệm dân sự ngoài hợp đồng là cần thiết. Vì đối với ngành Toà án khi giải quyết những tranh chấp liên quan đến trách nhiệm dân sự ngoài hợp đồng, cần thiết phải hiểu rõ cơ sở lý luận về lỗi để áp dụng chuẩn xác các qui phạm pháp luật về trách nhiệm dân sự ngoài hợp đồng, qua đó đưa ra những nhận định và quyết định chuẩn xác, đúng pháp luật.
SOURCE: TẠP CHÍ LUẬT HỌC SỐ 10/2004 - TS. PHÙNG TRUNG TẬP – Đại học Luật Hà Nội
LUẬT BẮC VIỆT ( BVL LAWFIFM)
"HÃY NÓI VỚI LUẬT SƯ ĐIỀU BẠN CẦN"
-------------------------------------------
Liên hệ với Luật sư :
P: 0938188889 - 0913753918
M: ceo@bacvietluat.vn – lawyer.@bacvietluat.vn
|
Bình luận
Bình luận bằng Facebook