Chống tẩu tán tài sản bằng khởi kiện dân sự
Nhiều người có tư tưởng không tốt đã né tránh nghĩa vụ dân sự của mình bằng cách tẩu tán tài sản (thông qua hình thức mua bán, cho tặng) trước khi bị khởi kiện và xét xử. Làm cách nào để chống lại hành vi tẩu tán này ?
Luật sư Trần Hồng Phong
Tình huống pháp lý (có thật):
Công ty P.T (ở TP.HCM) có vụ kiện dân sự (đòi tiền bán hàng) với ông bà B ở huyện Lâm Hà (tỉnh Lâm Đồng). Tháng 3-2010, tòa sơ thẩm tuyên buộc ông bà B phải trả cho công ty P.T số tiền 7 tỷ đồng. Tháng 5-2010, tòa án nhân dân tỉnh Lâm Đồng xử phúc thẩm tuyên y án sơ thẩm.
Theo đó, công ty P.T có đơn đề nghị thi hành án. Lúc này mới phát hiện ra từ tháng 4-2010, ông bà B đã lẳng lặng chuyển giao toàn bộ tài sản của mình (gồm nhà – đất) cho con gái của mình (19 tuổi) đứng tên. Và do vậy, theo xác minh của cơ quan thi hành án - ông bà B ( Người phải thi hành án) không có tài sản và do “không có tài sản thi hành án” nên cơ quan thi hành án trả lại đơn yêu cầu thi hành án của công ty P.T.
Vậy công ty P.T phải làm gì để “chống” lại việc tẩu tán tài sản của ông bà B, qua đó bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình ?
Giải pháp khởi kiện dân sự :
Theo quy định tại Luật Thi hành án, nếu “Người phải thi hành án” không tự nguyện thi hành án, thì, trong thời hạn 5 năm, kể từ ngày bản án có hiệu lực pháp luật thì “Người được thi hành án” ( ơ đây là công ty P.T có quyền làm đơn gửi tới cơ quan thi hành án cấp quận, huyện nơi tòa án xét xử sơ thẩm để yêu cầu thi hành án. (Ở đây, công ty P.T đã gửi Đơn yêu cầu thi hành án – xem như thực hiện xong quyền này).
Sau đó, nếu “Người phải thi hành án” không có/không giao nộp tiền thi hành án (theo bản án) thì Người được THA có quyền yêu cầu cơ quan thi hành án dân sự áp dụng biện pháp cưỡng chế thi hành án. Cụ thể là kê biên tài sản của bên phải thi hành án (ông bà B ) để bán đấu giá, thi hành án.
Nhưng muốn kê biên tài sản thì trước đó phải xác minh đương sự có tài sản và cụ thể là tài sản gì. Ở đây, ông bà B đã chuyển giao quyền sở hữu tất cả tài sản (bất động sản) của mình cho con gái. Nếu việc chuyển giao này (có thể thông qua hình thức là “hợp đồng cho tặng” hay “hợp đồng mua bán”) đã hoàn tất thì xem như tài sản đã thuộc về con gái ông bà B. ( Theo qui định tại Luật Nhà ở, thời điểm chuyển giao quyền sở hữu nhà là khi hai bên ký hợp đồng mua bán/cho tặng nhà. Còn theo Luật Dân sự thì thời điểm chuyển giao quyền sử dụng đất là khi bên nhận chuyển nhượng (con gái ông bà B) hoàn tất thủ tục sang tên). Hay nói cách khác, với thực tế như hiện nay, phía Người phải thi hành án (ông bà B) đang ở trong tình trạng mà thuật ngữ pháp lý gọi là “không có tài sản để thi hành án”.
Tuy ai cũng thấy rõ ràng rằng việc ông bà B chuyển giao tài sản của mình cho con gái là nhằm mục đích tẩu tán tài sản, né tránh việc thi hành án. (Và có thể đánh giá đây là một “nước cơ” khá “cao cơ”). Tuy nhiên, xét về mặt pháp lý, do việc chuyển giao này thông qua hình thức là “hợp đồng dân sự” nên rất khó (nếu không nói là không thể) để công ty P.T tố cáo ông bà B theo dạng có dấu hiệu phạm tội hình sự như “lừa đảo” hay “lạm dụng tín nhiệm” …để chiếm đoạt tài sản của P.T. Vì rõ ràng những tài sản đó chưa/không phải của công ty P.T. Còn nếu tố cáo ông bà B phạm tội “không thi hành án” – theo qui định tại Bộ luật hình sự thì cũng chưa được. Vì theo điều luật, để khởi tố vụ án thì phải có yếu tố “đã cưỡng chế mà vẫn cố tình không thi hành án”. Trong khi ở đây cơ quan Thi hành án chưa ( và cũng không thể) cưỡng chế thi hành án ( trong bối cảnh “không có tài sản thi hành án) đối với ông bà B.
Theo quan điểm của tôi, trong tình trạng như hiện nay, điều cần làm là phải “truy thu” lại số tài sản mà ông bà B đã chuyển giao cho con gái bằng con đường khởi kiện dân sự.
Cụ thể, công ty P. T sẽ nộp đơn khởi kiện ông bà B ra tòa dân sự, yêu cầu tòa án tuyên hủy hợp đồng mua bán (hoặc cho tặng) tài sản giữa họ và con gái. Lý do đề nghỉ hủy : Đây là hợp đồng có nội dung trái pháp luật, nhằm mục đích tẩu tán tài sản, né tránh trách nhiệm thi hành án. Cụ thể là nội dung của hợp đồng vi phạm vào điều cấm là “làm ảnh hưởng đến quyền lợi của cá nhân, tổ chức khác” – theo qui định tại Bộ luật dân sự.
Nếu các hợp đồng chuyển giao tài sản nói trên bị tòa tuyên hủy, thì theo qui định của pháp luật, tài sản sẽ được hoàn trả lại cho ông bà B - thuật ngữ pháp lý gọi là “khôi phục lại tình trạng ban đầu”.
Khi đó, ông bà B trở lại tình trạng “có tài sản” – và là cơ sở để cơ quan thi hành án có thể kê biên, bán đấu giá.
Với phân tích như trên, theo tôi trước mặt công ty P.T cần phải làm những công việc sau:
- Chuẩn bị hồ sơ khởi kiện. Gồm bằng chứng chứng minh ông bà B từng có tài sản và đã chuyển giao cho con gái trong lúc tòa đang chuẩn bị xét xử phúc thẩm. Thể hiện qua các giấy tờ sở hữu nhà, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, các hợp đồng mua bán, cho tặng …vv. Việc này bản thân công ty P.T. khó có thể tự mình làm được, mà phải cần nhờ đến sự trợ giúp của các cơ quan chức năng. Mà cụ thể ở đây là cơ quan thi hành án.
- Theo đó, công ty P.T sẽ phải có đơn trình bày và đề nghị cơ quan Thi hành án hỗ trợ xác minh bằng cách gửi công văn yêu cầu chính quyền địa phương tại nơi cư ngụ của ông bà B ( UBND xã, UBND huyện, Phòng công chứng …) cung cấp thông tin, tài liệu về tài sản và về việc chuyển giao tài sản của họ.
- Sau đó, P.T sẽ nộp Đơn khởi kiện ra tòa – cùng các các lý lẽ và chứng cứ như nêu ở trên.
Theo đánh giá của tôi, khả năng Tòa án tuyên hủy các hợp đồng chuyển giao tài sản giữa ông bà B và con gái họ là rất cao.
Tuy nhiên, có thể thấy “con đường” khởi kiện dân sự này sẽ khá dài. Thậm chí có khi mất cả hàng năm trời. Nhưng bù lại, nếu kéo dài thì phía công ty P.T sẽ được hưởng lãi suất phát sinh tính từ ngày bản án đòi nợ trước đây có hiệu lực pháp luật. Cho nên xét cho cùng thì cũng không đến nỗi thiệt hại quá lớn.
(Nguồn: Ecolaw.vn)
Luật sư Trần Hồng Phong
Tình huống pháp lý (có thật):
Công ty P.T (ở TP.HCM) có vụ kiện dân sự (đòi tiền bán hàng) với ông bà B ở huyện Lâm Hà (tỉnh Lâm Đồng). Tháng 3-2010, tòa sơ thẩm tuyên buộc ông bà B phải trả cho công ty P.T số tiền 7 tỷ đồng. Tháng 5-2010, tòa án nhân dân tỉnh Lâm Đồng xử phúc thẩm tuyên y án sơ thẩm.
Theo đó, công ty P.T có đơn đề nghị thi hành án. Lúc này mới phát hiện ra từ tháng 4-2010, ông bà B đã lẳng lặng chuyển giao toàn bộ tài sản của mình (gồm nhà – đất) cho con gái của mình (19 tuổi) đứng tên. Và do vậy, theo xác minh của cơ quan thi hành án - ông bà B ( Người phải thi hành án) không có tài sản và do “không có tài sản thi hành án” nên cơ quan thi hành án trả lại đơn yêu cầu thi hành án của công ty P.T.
Vậy công ty P.T phải làm gì để “chống” lại việc tẩu tán tài sản của ông bà B, qua đó bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình ?
Giải pháp khởi kiện dân sự :
Theo quy định tại Luật Thi hành án, nếu “Người phải thi hành án” không tự nguyện thi hành án, thì, trong thời hạn 5 năm, kể từ ngày bản án có hiệu lực pháp luật thì “Người được thi hành án” ( ơ đây là công ty P.T có quyền làm đơn gửi tới cơ quan thi hành án cấp quận, huyện nơi tòa án xét xử sơ thẩm để yêu cầu thi hành án. (Ở đây, công ty P.T đã gửi Đơn yêu cầu thi hành án – xem như thực hiện xong quyền này).
Sau đó, nếu “Người phải thi hành án” không có/không giao nộp tiền thi hành án (theo bản án) thì Người được THA có quyền yêu cầu cơ quan thi hành án dân sự áp dụng biện pháp cưỡng chế thi hành án. Cụ thể là kê biên tài sản của bên phải thi hành án (ông bà B ) để bán đấu giá, thi hành án.
Nhưng muốn kê biên tài sản thì trước đó phải xác minh đương sự có tài sản và cụ thể là tài sản gì. Ở đây, ông bà B đã chuyển giao quyền sở hữu tất cả tài sản (bất động sản) của mình cho con gái. Nếu việc chuyển giao này (có thể thông qua hình thức là “hợp đồng cho tặng” hay “hợp đồng mua bán”) đã hoàn tất thì xem như tài sản đã thuộc về con gái ông bà B. ( Theo qui định tại Luật Nhà ở, thời điểm chuyển giao quyền sở hữu nhà là khi hai bên ký hợp đồng mua bán/cho tặng nhà. Còn theo Luật Dân sự thì thời điểm chuyển giao quyền sử dụng đất là khi bên nhận chuyển nhượng (con gái ông bà B) hoàn tất thủ tục sang tên). Hay nói cách khác, với thực tế như hiện nay, phía Người phải thi hành án (ông bà B) đang ở trong tình trạng mà thuật ngữ pháp lý gọi là “không có tài sản để thi hành án”.
Tuy ai cũng thấy rõ ràng rằng việc ông bà B chuyển giao tài sản của mình cho con gái là nhằm mục đích tẩu tán tài sản, né tránh việc thi hành án. (Và có thể đánh giá đây là một “nước cơ” khá “cao cơ”). Tuy nhiên, xét về mặt pháp lý, do việc chuyển giao này thông qua hình thức là “hợp đồng dân sự” nên rất khó (nếu không nói là không thể) để công ty P.T tố cáo ông bà B theo dạng có dấu hiệu phạm tội hình sự như “lừa đảo” hay “lạm dụng tín nhiệm” …để chiếm đoạt tài sản của P.T. Vì rõ ràng những tài sản đó chưa/không phải của công ty P.T. Còn nếu tố cáo ông bà B phạm tội “không thi hành án” – theo qui định tại Bộ luật hình sự thì cũng chưa được. Vì theo điều luật, để khởi tố vụ án thì phải có yếu tố “đã cưỡng chế mà vẫn cố tình không thi hành án”. Trong khi ở đây cơ quan Thi hành án chưa ( và cũng không thể) cưỡng chế thi hành án ( trong bối cảnh “không có tài sản thi hành án) đối với ông bà B.
Theo quan điểm của tôi, trong tình trạng như hiện nay, điều cần làm là phải “truy thu” lại số tài sản mà ông bà B đã chuyển giao cho con gái bằng con đường khởi kiện dân sự.
Cụ thể, công ty P. T sẽ nộp đơn khởi kiện ông bà B ra tòa dân sự, yêu cầu tòa án tuyên hủy hợp đồng mua bán (hoặc cho tặng) tài sản giữa họ và con gái. Lý do đề nghỉ hủy : Đây là hợp đồng có nội dung trái pháp luật, nhằm mục đích tẩu tán tài sản, né tránh trách nhiệm thi hành án. Cụ thể là nội dung của hợp đồng vi phạm vào điều cấm là “làm ảnh hưởng đến quyền lợi của cá nhân, tổ chức khác” – theo qui định tại Bộ luật dân sự.
Nếu các hợp đồng chuyển giao tài sản nói trên bị tòa tuyên hủy, thì theo qui định của pháp luật, tài sản sẽ được hoàn trả lại cho ông bà B - thuật ngữ pháp lý gọi là “khôi phục lại tình trạng ban đầu”.
Khi đó, ông bà B trở lại tình trạng “có tài sản” – và là cơ sở để cơ quan thi hành án có thể kê biên, bán đấu giá.
Với phân tích như trên, theo tôi trước mặt công ty P.T cần phải làm những công việc sau:
- Chuẩn bị hồ sơ khởi kiện. Gồm bằng chứng chứng minh ông bà B từng có tài sản và đã chuyển giao cho con gái trong lúc tòa đang chuẩn bị xét xử phúc thẩm. Thể hiện qua các giấy tờ sở hữu nhà, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, các hợp đồng mua bán, cho tặng …vv. Việc này bản thân công ty P.T. khó có thể tự mình làm được, mà phải cần nhờ đến sự trợ giúp của các cơ quan chức năng. Mà cụ thể ở đây là cơ quan thi hành án.
- Theo đó, công ty P.T sẽ phải có đơn trình bày và đề nghị cơ quan Thi hành án hỗ trợ xác minh bằng cách gửi công văn yêu cầu chính quyền địa phương tại nơi cư ngụ của ông bà B ( UBND xã, UBND huyện, Phòng công chứng …) cung cấp thông tin, tài liệu về tài sản và về việc chuyển giao tài sản của họ.
- Sau đó, P.T sẽ nộp Đơn khởi kiện ra tòa – cùng các các lý lẽ và chứng cứ như nêu ở trên.
Theo đánh giá của tôi, khả năng Tòa án tuyên hủy các hợp đồng chuyển giao tài sản giữa ông bà B và con gái họ là rất cao.
Tuy nhiên, có thể thấy “con đường” khởi kiện dân sự này sẽ khá dài. Thậm chí có khi mất cả hàng năm trời. Nhưng bù lại, nếu kéo dài thì phía công ty P.T sẽ được hưởng lãi suất phát sinh tính từ ngày bản án đòi nợ trước đây có hiệu lực pháp luật. Cho nên xét cho cùng thì cũng không đến nỗi thiệt hại quá lớn.
(Nguồn: Ecolaw.vn)
LUẬT BẮC VIỆT ( BVL LAWFIFM)
"HÃY NÓI VỚI LUẬT SƯ ĐIỀU BẠN CẦN"
-------------------------------------------
Liên hệ với Luật sư :
P: 0938188889 - 0913753918
M: ceo@bacvietluat.vn – lawyer.@bacvietluat.vn
|
Bình luận
Bình luận bằng Facebook