Vụ chó berger cắn chết người: Viện kiểm sát mời nhưng nhân chứng không đến
Chiều 4-3-2010, bà Nguyễn Thị Kim Liên, Viện trưởng VKSND TP Buôn Ma Thuột, cho biết viện đang nghiên cứu, kiểm tra lại những tình tiết trong hồ sơ. “Dù đã có kết quả điều tra nhưng do vụ việc thu hút sự quan tâm của dư luận nên chúng tôi phải thẩm tra lại một cách cẩn trọng.
Ngay sáng nay (4-3), chúng tôi đã cho mời nhân chứng đến làm việc nhưng hai chị Giang Thị Bích Điệp và Nguyễn Thị Thanh Trâm không đến. Chúng tôi sẽ áp dụng biện pháp khác” - bà Liên nói.
Theo bà Liên, bà có biết chuyện dư luận nghi ngờ khả năng không khách quan của cơ quan tố tụng vì “có quan hệ” với ông Phạm Ngọc Thành, chủ trang trại. “Nhưng trước giờ tôi chưa từng biết ông Thành, kể cả ông Nguyễn Đình Sơn cũng vậy” - bà Liên khẳng định.
Về việc lời khai của nhân chứng vênh với kết quả thực nghiệm hiện trường của công an, bà Liên cho biết sau khi kiểm tra lại cẩn trọng mọi tình tiết, cơ quan sẽ có văn bản trả lời cho gia đình nạn nhân Phạm Thị Ngắn và công luận.
Liên quan đến vụ việc này, luật sư Trịnh Thanh (Văn phòng luật sư Người Nghèo) cho rằng với những thông tin trên báo, cơ quan tố tụng nên tiến hành thực nghiệm điều tra tại hiện trường thêm lần nữa. Ngoài ra, cần làm rõ vì sao nhân chứng khẳng định trước sau khai cùng nội dung nhưng cơ quan điều tra nhận định lời khai của họ (giữa các biên bản) là bất nhất.
Trong khi đó, theo luật sư Trần Hồng Phong (Công ty Luật hợp doanh Ecolaw), tình tiết then chốt của vụ này là thường ngày chó được thả trong rẫy hay lúc đó ông Sơn thả chó ra dẫn đến cắn chết bà Ngắn. “Điều này vẫn chưa được cơ quan tố tụng làm sáng tỏ một cách thuyết phục” - ông Phong nói. (THÁI BÌNH)
------------------------------
Tập tục mót cà phê
Chị Nguyễn Thị Nữ (thôn 1, xã Ea Kao, TP Buôn Ma Thuột) cho biết: Việc mót cà phê là rất bình thường đối với dân ở đây. Chỉ khi chủ rẫy đã thu hoạch xong và đã tỉa cành thì người dân mới vào rẫy nhặt trái cà phê rơi vãi dưới gốc. Mỗi mùa, người ta thường hái trái hai lần, có người kỹ thì ba lần, chẳng còn trái nào trên cây. Vì vậy không có chuyện người dân đi mót là hái trộm cà phê.
Ông Trần Quang Đảng (buôn HWiên, gần buôn H’DRát - nơi xảy ra án mạng) cho biết nhà ông có rẫy cà phê hơn 2 ha nhưng lúc rảnh ông vẫn tranh thủ đi mót. “Rẫy nào chúng tôi cũng vào, kể cả những rẫy có hàng rào. Mà rẫy nào ở đây chẳng rào, mình cứ vào bằng cổng thôi. Chủ rẫy nào không cho mót thì chúng tôi đi ra nhưng ít người không cho lắm” - ông Đảng nói.
(Bài viết này đã đăng trên báo Pháp luật TP. Hồ Chí Minh ngày 5-3-2010
Ngay sáng nay (4-3), chúng tôi đã cho mời nhân chứng đến làm việc nhưng hai chị Giang Thị Bích Điệp và Nguyễn Thị Thanh Trâm không đến. Chúng tôi sẽ áp dụng biện pháp khác” - bà Liên nói.
Theo bà Liên, bà có biết chuyện dư luận nghi ngờ khả năng không khách quan của cơ quan tố tụng vì “có quan hệ” với ông Phạm Ngọc Thành, chủ trang trại. “Nhưng trước giờ tôi chưa từng biết ông Thành, kể cả ông Nguyễn Đình Sơn cũng vậy” - bà Liên khẳng định.
Về việc lời khai của nhân chứng vênh với kết quả thực nghiệm hiện trường của công an, bà Liên cho biết sau khi kiểm tra lại cẩn trọng mọi tình tiết, cơ quan sẽ có văn bản trả lời cho gia đình nạn nhân Phạm Thị Ngắn và công luận.
Liên quan đến vụ việc này, luật sư Trịnh Thanh (Văn phòng luật sư Người Nghèo) cho rằng với những thông tin trên báo, cơ quan tố tụng nên tiến hành thực nghiệm điều tra tại hiện trường thêm lần nữa. Ngoài ra, cần làm rõ vì sao nhân chứng khẳng định trước sau khai cùng nội dung nhưng cơ quan điều tra nhận định lời khai của họ (giữa các biên bản) là bất nhất.
Trong khi đó, theo luật sư Trần Hồng Phong (Công ty Luật hợp doanh Ecolaw), tình tiết then chốt của vụ này là thường ngày chó được thả trong rẫy hay lúc đó ông Sơn thả chó ra dẫn đến cắn chết bà Ngắn. “Điều này vẫn chưa được cơ quan tố tụng làm sáng tỏ một cách thuyết phục” - ông Phong nói. (THÁI BÌNH)
------------------------------
Tập tục mót cà phê
Chị Nguyễn Thị Nữ (thôn 1, xã Ea Kao, TP Buôn Ma Thuột) cho biết: Việc mót cà phê là rất bình thường đối với dân ở đây. Chỉ khi chủ rẫy đã thu hoạch xong và đã tỉa cành thì người dân mới vào rẫy nhặt trái cà phê rơi vãi dưới gốc. Mỗi mùa, người ta thường hái trái hai lần, có người kỹ thì ba lần, chẳng còn trái nào trên cây. Vì vậy không có chuyện người dân đi mót là hái trộm cà phê.
Ông Trần Quang Đảng (buôn HWiên, gần buôn H’DRát - nơi xảy ra án mạng) cho biết nhà ông có rẫy cà phê hơn 2 ha nhưng lúc rảnh ông vẫn tranh thủ đi mót. “Rẫy nào chúng tôi cũng vào, kể cả những rẫy có hàng rào. Mà rẫy nào ở đây chẳng rào, mình cứ vào bằng cổng thôi. Chủ rẫy nào không cho mót thì chúng tôi đi ra nhưng ít người không cho lắm” - ông Đảng nói.
(Bài viết này đã đăng trên báo Pháp luật TP. Hồ Chí Minh ngày 5-3-2010
LUẬT BẮC VIỆT ( BVL LAWFIFM)
"HÃY NÓI VỚI LUẬT SƯ ĐIỀU BẠN CẦN"
-------------------------------------------
Liên hệ với Luật sư :
P: 0938188889 - 0913753918
M: ceo@bacvietluat.vn – lawyer.@bacvietluat.vn
|
Bình luận
Bình luận bằng Facebook