/ / / /

Người liên quan là chi nhánh hay ngân hàng?


Người liên quan là chi nhánh hay ngân hàng?
Bên thì bảo ngân hàng mới là người liên quan trong vụ án, bên lại nói chi nhánh tham gia với tư cách đó cũng không sao.




 

Mấy năm trước, một nhóm nhân viên đã trộm được ba tờ ủy nhiệm chi trị giá hơn 3,6 tỉ đồng của Công ty X. Sau đó, cả nhóm cầm giấy tờ trên đến một chi nhánh của Ngân hàng B. rút tiền chia nhau...

Tranh cãi tư cách chi nhánh

TAND TP.HCM xét xử sơ thẩm xác định các bị cáo lừa lấy tiền của Công ty X. Còn chi nhánh trên của Ngân hàng B. là phía có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan. Đại diện VKSND cùng cấp đồng ý với cách xác định trên của tòa.

Sau phiên sơ thẩm, do không thống nhất về trách nhiệm bồi thường cho người bị hại, chi nhánh ngân hàng đã kháng cáo yêu cầu Tòa Phúc thẩm TAND Tối cao tại TP.HCM xem xét lại.

Tại phiên phúc thẩm mới đây, đại diện VKSND đã đề nghị tòa hủy một phần án sơ thẩm vì cấp này đã vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng khi xác định chi nhánh ngân hàng là người liên quan trong vụ án. Theo phía viện, chi nhánh trên của Ngân hàng B. không có tư cách pháp nhân độc lập nên không thể ra tòa với tư cách trên mà phải là Ngân hàng B.



Tuy nhiên, cấp phúc thẩm lại đồng tình với quan điểm của cấp sơ thẩm. Theo cấp phúc thẩm, tuy chi nhánh trên không có pháp nhân độc lập nhưng họ được ngân hàng chính ủy quyền thường xuyên để giải quyết công việc hằng ngày. Ngoài các hoạt động trong kinh doanh, họ cũng có thể giải quyết các vấn đề pháp lý, trong đó có việc tham gia tố tụng tại tòa. Vì thế, trong vụ này, chi nhánh hay Ngân hàng B. tham gia phiên tòa là không sai.

Đưa ngân hàng vào mới đúng

Về vấn đề này, một thẩm phán TAND Tối cao lại không đồng tình với quan điểm của hai cấp tòa. Thẩm phán này cho rằng theo Luật Doanh nghiệp năm 2005, các chi nhánh và văn phòng đại diện không có tư cách pháp nhân nên phạm vi hoạt động phụ thuộc hoàn toàn vào ủy quyền của công ty mẹ. Trong trường hợp này, đại diện chi nhánh không thể tham gia vụ án với bất kỳ tư cách gì. Người liên quan trong vụ án phải là Ngân hàng B.

Luật sư Trịnh Bá Thân (Đoàn Luật sư TP.HCM), luật sư Nguyễn Thành Vĩnh (Đoàn Luật sư tỉnh Bến Tre) phân tích thêm, đúng là theo Bộ luật Dân sự và Luật Doanh nghiệp thì chi nhánh lại không được tham gia vụ án vì vướng nguyên tắc phụ thuộc. Trước một vụ việc cụ thể, chỉ khi người đứng đầu công ty (hoặc người đứng đầu trụ sở chính) ủy quyền cho chi nhánh tham gia giải quyết thì chi nhánh mới được tham gia nhưng dứt khoát phải xác định người liên quan là ngân hàng. Chi nhánh chỉ là đại diện theo ủy quyền…







Chi nhánh được quyền tham gia

Theo tôi, trong trường hợp này chi nhánh trên được quyền tham gia phiên tòa với tư cách người liên quan. Thứ nhất, thông thường trong quyết định bổ nhiệm trưởng chi nhánh, ngân hàng chính đã cho phép người này thực hiện và đại diện giải quyết toàn bộ các việc liên quan. Thứ hai, trong vụ này, việc các bị cáo lấy tiền của công ty xảy ra tại chi nhánh ngân hàng. Cho nên khi xảy ra tranh chấp pháp lý, chi nhánh ngân hàng có quyền trực tiếp giải quyết hậu quả…

Luật sư PHẠM TẤT THẮNGĐoàn Luật sư TP.HCM


THANH TÙNG



 

 
LUẬT BẮC VIỆT ( BVL LAWFIFM) 
"HÃY NÓI VỚI LUẬT SƯ ĐIỀU BẠN CẦN"
------------------------------------------- 
Liên hệ với Luật sư : 
P: 0938188889 - 0913753918
M: ceo@bacvietluat.vn – lawyer.@bacvietluat.vn
W: www.sanduan.vn - www.bacvietluat.vn - www.tuvanluat.com.vn - www.bantinphapluat.com 


Bình luận

Chưa có bình luận cho bài viết này.

Gửi bình luận

Bạn cần Đăng nhập để viết bình luận bằng tài khoản cá nhân.

Bình luận bằng Facebook

Được thành lập bởi đội ngũ Luật sư thành đạt trong các môi trường lớn là các văn phòng luật sư trong nước và văn phòng luật sư nước ngoài tại Việt Nam.
Đ/c: Lô 23, Tổ 26, Ngõ 1, Nguyễn thị Định, Trung Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội.
Email: ceo@bacvietluat.vn
Hotline: 0938188889 - 0168.769.6666

Đăng ký nhận tin

Nhập email để là người đâu tiên nhận được những tin tức mới nhất từ Bắc Việt Luật. Chúng tôi cam kết bảo đảm quyền riêng tư cho email của bạn.

Hỗ trợ trực tuyến