Giấy chứng nhận lưu hành tự do cho khẩu trang và thiết bị y tế
Pháp lý đăng ký lưu hành tự do sản phẩm khẩu trang y tế
- Căn cứ Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa ngày 21 tháng 11 năm 2007
- Căn cứ Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật ngày 29 tháng 6 năm 2006
- Căn cứ Luật Thương mại ngày 14 tháng 6 năm 2005
- Căn cứ Luật Dược ngày 14 tháng 6 năm 2005.
Giấy chứng nhận lưu hành tự do sản phẩm khẩu trang y tế
- Giấy chứng nhận lưu hành tự do được xem là công cụ để nước nhập khẩu sản phẩm có thể kiểm tra được mức độ an toàn chất lượng sản phẩm nhập khẩu vào nước họ
- Giấy chứng nhận lưu hành tự (CFS) do giúp tăng độ tin cậy vì khi một sản phẩm đã có CFS tức sản phẩm đó đã thông qua những phương pháp đánh giá kiểm tra của cơ quan chuyên môn tại nước xuất khẩu; đã được phép lưu hành và được tiêu dung tại chính nước đó
- Đối với doanh nghiệp xuất khẩu sản phẩm, một khi đã xin được giấy chứng nhận CFS, họ sẽ dễ dàng hơn trong việc lưu hành sản phẩm của mình tại nước ngoài.
Hồ sơ xin giấy chứng nhận lưu hành tự do sản phẩm khẩu trang y tế
- Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận lưu hành tự do sản phẩm khẩu trang y tế
- Giấy chứng nhận Đăng ký kinh doanh (bản sao công chứng)
- Bản Công bố tiêu chuẩn chất lượng hàng hoá hoặc bản công bố hàng hoá phù hợp tiêu chuẩn
- Kết quả kiểm nghiệm sản phẩm về các tính chất hoá, lý và kiểm định độ an toàn của cơ quan chức năng (đối với loại sản phẩm có yêu cầu kiểm nghiệm, kiểm định)
- Danh mục các cơ sở sản xuất (nếu có) của thương nhân
- Đăng ký mẫu chữ ký của người được ủy quyền ký đơn đề nghị cấp CFS và con dấu của doanh nghiệp; Tài liệu kỹ thuật, hướng dẫn sử dụng
- Nhãn sản phẩm theo đúng Quy chế ghi nhận hàng hoá lưu thông trong nước và hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu ban hành kèm theo Quyết định số 178/1999 QĐ-TTg và Thông tư hướng dẫn thực hiện số 34/1999/TT-BTM của Bộ thương mại.
Cơ quan nào có thẩm quyền cấp CFS - Giấy chứng nhận lưu hành tự do?
(Quy định tại Phụ lục I Quyết đinh 10/QĐ-TTg như sau về việc phân quyền các Bộ ngành):
Bộ Y tế: có thẩm quyền cấp CFS cho thực phẩm chức năng, thực phẩm tăng cường vi chất dinh dưỡng, thực phẩm bổ sung, phụ gia thực phẩm, nước uống, nước sinh hoạt, nước khoáng thiên nhiên; thuốc lá điếu; hóa chất, chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn dùng trong lĩnh vực gia dụng và y tế; Thuốc, mỹ phẩm; Trang thiết bị y tế.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quản lý CFS đối với các sản phẩm: Giống cây trồng, giống vật nuôi; nông sản, lâm sản, thủy sản, muối; gia súc, gia cầm, vật nuôi; Vật tư nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản; phân bón; thức ăn, nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi; Sản phẩm trong nuôi trồng, thu hoạch, chế biến, bảo quản, vận chuyển nông sản, lâm sản, thủy sản, muối…được quy định cụ thể tại Thông tư 63/2010/TT-BNNPTNT.
Liên hệ với Luật sư theo thông tin bên dưới để được tư vấn! Chân thành cảm ơn quý khách hàng!
Bộ Công Thương: Hóa chất, vật liệu nổ công nghiệp; Máy, thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ; Sản phẩm công nghiệp tiêu dùng, công nghiệp thực phẩm và công nghiệp chế biến khác theo quy định của pháp luật; Sản phẩm, hàng hóa khác không thuộc thẩm quyền quản lý của các Bộ, cơ quan.
Giấy chứng nhận lưu hành tự do có hiệu lực 02 năm kể từ ngày cấp.
LUẬT BẮC VIỆT ( BVL LAWFIFM)
"HÃY NÓI VỚI LUẬT SƯ ĐIỀU BẠN CẦN"
-------------------------------------------
Liên hệ với Luật sư :
P: 0938188889 - 0913753918
M: ceo@bacvietluat.vn – lawyer.@bacvietluat.vn
|
Bình luận
Bình luận bằng Facebook