Quy định mới về xuất, nhập khẩu rượu vào Việt Nam
Quy định mới về xuất, nhập khẩu rượu
Ngày 14/9/2017, Chính phủ đã ban hành Nghị định 105/2017/NĐ-CP về Kinh doanh rượu. Nghị định này thay thế cho Nghị định 94/2012/NĐ-CP và có hiệu lực từ ngày 01/11/2017. Theo Nghị định này, các doanh nghiệp xuất, nhập khẩu rượu cần lưu ý một số nội dung như sau:
1. Nghị định này không áp dụng đối với:
a) Hoạt động xuất khẩu, tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập, chuyển khẩu, quá cảnh rượu;
b) Nhập khẩu rượu để kinh doanh tại cửa hàng miễn thuế;
c) Nhập khẩu rượu từ nước ngoài vào khu phi thuế quan, mua bán rượu giữa các khu phi thuế quan; hoạt động kinh doanh rượu tại khu phi thuế quan, hoạt động gửi kho ngoại quan;
d) Rượu nhập khẩu là hành lý, tài sản di chuyển, quà biếu, quà tặng, hàng mẫu trong định mức được miễn thuế; xét miễn thuế, không chịu thuế.
2. Rượu được điều chỉnh bởi Nghị định này không bao gồm: bia các loại; nước trái cây lên men các loại có độ cồn dưới 5% theo thể tích
3. Rượu bán thành phẩm là rượu chưa hoàn thiện dùng làm nguyên liệu để sản xuất rượu thành phẩm.
4. Doanh nghiệp có Giấy phép phân phối rượu do Bộ Công Thương cấp được nhập khẩu rượu và phải chịu trách nhiệm về chất lượng, an toàn thực phẩm. Trường hợp nhập khẩu rượu bán thành phẩm, doanh nghiệp chỉ được bán cho doanh nghiệp có Giấy phép sản xuất rượu công nghiệp
5. Doanh nghiệp có Giấy phép sản xuất rượu công nghiệp do Bộ Công Thương hoặc Sở Công Thương cấp được phép nhập khẩu hoặc ủy thác nhập khẩu rượu bán thành phẩm để sản xuất rượu thành phẩm
6. Rượu chỉ được nhập khẩu vào Việt Nam qua các cửa khẩu quốc tế.
7. Doanh nghiệp, bao gồm cả doanh nghiệp chưa được cấp Giấy phép sản xuất rượu công nghiệp, Giấy phép phân phối rượu được nhập khẩu rượu để thực hiện thủ tục cấp Giấy tiếp nhận bản công bố hợp quy hoặc Giấy xác nhận công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm với tổng dung tích không quá ba (03) lít trên một nhãn rượu, phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy tiếp nhận bản công bố hợp quy hoặc Giấy xác nhận công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm. Rượu nhập khẩu trong trường hợp này phải được ghi nhãn, dán tem theo quy định và không được bán trên thị trường.
8. Rượu nhập khẩu phải được dán tem và ghi nhãn theo quy định. Rượu bán thành phẩm nhập khẩu không phải dán tem
Chuẩn bị hồ sơ hải quan
Theo khoản 2, Điều 16 Thông tư số 38/2015/TT-BTC, hồ sơ hải quan nhập khẩu thông thường cho sản phẩm bia bao gồm:
- Tờ khai hải quan hàng hóa nhập khẩu.
- Hóa đơn thương mại
- Vận tải đơn hoặc các chứng từ vận tải khác có giá trị tương đương đối với trường hợp hàng hóa vận chuyển bằng đường biển, đường hàng không, đường sắt và vân tải đa phương thức theo quy định của pháp luật.
- Tờ khai trị giá
- Chứng từ chứng nhận xuất xứ
- Làm thủ tục kê khai thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt đối với bia nhập khẩu
Tại Điều 1 Nghị định số 149/2003/NĐ-CP ngày 04/12/2003 của Chính phủ (trừ các trường hợp hàng hóa không phải chịu thuế TTĐB quy định tại điều 3 Nghị định số 149/2003/NĐ-CP) thì Bia là mặt hàng chịu thuế TTĐB.
Hồ sơ khai thuế TTĐB gồm:
- Tờ khai thuế TTĐB;
- Bảng kê hóa đơn;
- Bảng kê thuế TTĐB được khấu trừ (nếu có);
- Thực hiện các thủ tục đăng ký kiểm tra an toàn thực phẩm
Theo Nghị định số 38/2012/NĐ-CP ngày 25/4/2012 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều Luật An toàn thực phẩm, thì bạn phải đăng ký kiểm tra an toàn thực phẩm với Bộ Công Thương.
- Ngoài ra, doanh nghiệp cần phải công bố hợp quy
Sản phẩm bia là sản phẩm hàng hóa bắt buộc phải đăng ký bản công bố hợp quy nếu sản phẩm bia đã có quy chuẩn kỹ thuật. Trong trường hợp sản phẩm bia chưa có quy chuẩn kỹ thuật, doanh nghiệp phải công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm.
- Quy trình công bố hợp quy bia
- Phạm vi điều chỉnh: Các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh bia đã đăng ký kinh doanh tại Việt Nam. Các công ty nước ngoài có đưa vào lưu thông tiêu thụ trên thị trường Việt Nam.
- Quy trình công bố:
- Mẫu sản phẩm (3 mẫu)
- Bản sao chứng chỉ HACCP (Hazard Analysis And Cirtical Points) hoặc ISO 22000 (nếu có)
- Giấy phép kinh doanh có ngành nghề kinh doanh mặt hàng bia (bản sao công chứng)
- Nhãn sản phẩm (có đóng dấu của thương nhân)
- Phiếu kết quả kiểm nghiệm sản phẩm bia
- Giấy phép CA (Certificate of Analysis) – Bảng phân tích thành phần của nhà sản xuất.
- Giấy phép lưu hành tự do (Free Sales Certificate) hoặc Chứng nhận sức khỏe (Health Certificate)
- Hợp đồng mua bán (Sale Contract)
- Cơ quan tiếp nhận bản công bố hợp quy và công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm: Bộ Y tế
- Thời hạn có hiệu lực của hồ sơ công bố hợp quy sản phẩm bia là 3 năm.
Mã HS của bia
Theo biểu thuế nhập khẩu 2017, Bia đen hoặc bia nâu có HS Code là 2203.00.10
Thuế tiêu thụ đặc biệt của bia
Bia là một trong nhiều mặt hành bị đánh thuế tiêu thụ đặc biệt rất cao. Theo biểu thuế tiêu thụ đặc biệt năm 2017, quy định rằng:
Từ ngày 01 tháng 01 năm 2017 đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2017, thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt của bia là 60%
Từ ngày 01 tháng 01 năm 2018, thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt là 65%.
Liên hệ Luật sư: 0386319999-0387696666
LUẬT BẮC VIỆT ( BVL LAWFIFM)
"HÃY NÓI VỚI LUẬT SƯ ĐIỀU BẠN CẦN"
-------------------------------------------
Liên hệ với Luật sư :
P: 0938188889 - 0913753918
M: ceo@bacvietluat.vn – lawyer.@bacvietluat.vn
|
Bình luận
Bình luận bằng Facebook