/ / / /

Luật sư Vũ Ngọc Dũng và truyền hình VTC - Tổng kết Hội nhập WTO tết Nhâm thìn (Phần 2)


Luật sư Vũ Ngọc Dũng và truyền hình VTC - Tổng kết Hội nhập WTO tết Nhâm thìn (Phần 2)
 Bài liên quan: 
http://beta.vungocdung.info/vu-ngoc-dung/thuong-hieu-van-hoa-va-co-phan-hoa.html
 
 
Có thể nói HNKTQT của Việt Nam thực sự bắt đầu cùng với sự nghiệp đổi mới được Đại hội Đảng lần thứ 6 khởi xướng. Đây là quá trình từng bước tiến hành tự do hoá các hoạt động kinh tế, mở cửa thị trường và tham gia vào các tổ chức/thể chế kinh tế khu vực và thế giới. Hoạt động của các doanh nghiệp trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế (HNKTQT) luôn luôn là một chủ đề nóng hổi bởi vì trước hết các doanh nghiệp là nền tảng của nền kinh tế quốc gia và tiến trình HNKTQT trực tiếp tác động đến hoạt động của các doanh nghiệp. Việc nắm vững các cam kết hội nhập hiện nay của ta và nhìn thấy trước triển vọng của tiến trình này trong tương lai có ý nghĩa quan trọng đối với các doanh nghiệp, bởi vì nó là cơ sở để các doanh nghiệp định hướng chiến lược phát triển và kế hoạch hoạt động phù hợp với tình hình đan xen giữa những cơ hội và thách thức, đặc biệt là sự cạnh canh ngày càng tăng từ nhiều phía và ngay cả trên thị trường trong nước.
Có thể nói HNKTQT của Việt Nam thực sự bắt đầu cùng với sự nghiệp đổi mới được Đại hội Đảng lần thứ 6 khởi xướng. Đây là quá trình từng bước tiến hành tự do hoá các hoạt động kinh tế, mở cửa thị trường và tham gia vào các tổ chức/thể chế kinh tế khu vực và thế giới. Điều này có nghĩa là chúng ta từng bước tháo gỡ những trói buộc và cản trở đối với các hoạt động sản xuất kinh doanh, xây dựng cơ chế kinh tế mới dựa trên những nguyên tắc của thị trường có định hướng XHCN, mở cửa và tạo thuận lợi cho các nhà đầu tư nước ngoài vào làm ăn, giảm và đi đến xoá bỏ các hàng rào thuế quan và phi quan thuế và các rào cản khác để việc trao đổi hàng hoá, dịch vụ, vốn, công nghệ, nhân công… giữa Việt Nam và các nước được dễ dàng, phù hợp với những quy định của các tổ chức/thể chế kinh tế khu vực và thế giới mà Việt Nam tham gia. Đồng thời việc đổi mới kinh tế trong nước, mở rộng và phát triển quan hệ kinh tế-thương mại với các nước (đến nay, nước ta đã ký kết trên 70 hiệp định thương mại song phương, trong đó đáng chú ý nhất và toàn diện nhất là Hiệp định Thương mại Việt-Mỹ ký năm 2001), Việt Nam đã lần lượt tham gia vào nhiều tổ chức kinh tế, thương mại quốc tế. - Bước phát triển có tính đột phá của quá trình này là việc chúng ta chính thức gia nhập ASEAN ngày 25/7/1995 và tham gia Khu vực Thương mại Tự do ASEAN (AFTA) từ 1/1/1996. Từ đó đến nay, Việt Nam cũng lần lượt cùng các nước ASEAN tham gia vào các cơ chế liên kết ASEAN trong các lĩnh vực dịch vụ, đầu tư, sở hữu trí tuệ, công nghệ thông tin…
 
- Tháng 11/1998, Việt Nam trở thành thành viên chính thức của Diễn đàn Hợp tác kinh tế Châu Á-Thái Bình Dương (APEC) – khối kinh tế khu vực lớn nhất thế giới, chiếm hơn 80% kim ngạch buôn bán, gần 2/3 đầu tư và hơn 50% viện trợ nước ngoài (ODA) của Việt Nam. - Tháng 12/1994, Việt Nam gửi đơn xin gia nhập tổ chức Hiệp định chung về Thương mại và Thuế quan (GATT), tiền thân của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) và năm 1995 đã chính thức xin gia nhập WTO- một tổ chức thương mại toàn cầu với 145 thành viên, hiện kiểm soát trên 90% tổng giá trị giao dịch thương mại của thế giới. Cho đến nay, ta đã tiến hành nhiều bước chuẩn bị theo yêu cầu của WTO, họp 5 phiên với Nhóm Công tác về việc Việt Nam gia nhập WTO, hoàn thành giai đoạn diễn giải, minh bạch hoá chế độ thương mại của ta. Chúng ta đã chuyển Ban thư ký WTO bản chào ban đầu về thuế quan và dịch vụ và bắt đầu tiến hành giai đoạn đàm phán thực chất về mở cửa thị trường với các nước thành viên WTO. - Từ đầu năm 2002, chúng ta cùng các nước ASEAN tiến hành đàm phán với Trung Quốc về thành lập Khu vực mậu dịch tự do ASEAN-Trung Quốc. Đầu tháng 11/2002 vừa qua, các nước ASEAN và Trung Quốc đã ký kết Hiệp định khung về Hợp tác kinh tế hai bên, trong đó quy định những nguyên tác cơ bản của Khu vực mậu dịch tự do ASEAN-Trung Quốc sẽ hoàn thành vào năm 2010 đối với Trung quốc và ASEAN-6, năm 2015 đối với ASEAN-4. Bắt đầu từ năm 2003, hai bên sẽ đàm phán cụ thể hoá các nguyên tắc trên thành các quy định để thực hiện Khu vực mậu dịch tự do này. - Tháng 9/2002, tại Brunei, các nước ASEAN và CER (úc và Niudilân) đã ký Tuyên bố chung thiết lập Đối tác kinh tế gần gũi (CEP) giữa hai bên. Các nhà đàm phán của các nước ASEAN và CER sẽ tiếp tục đàm phán cụ thể hoá các cam kết của đối tác kinh tế gần gũi này trong thời gian tới. - Với Nhật, tại Hội nghị cấp cao ASEAN-Nhật ở Cămpuchia đầu tháng 11/2002, các nhà lãnh đạo ASEAN và Nhật đã nhất trí thiết lập Đối tác kinh tế toàn diện, trong đó bao gồm cả một Khu vực mậu dịch tự do ASEAN-Nhật, dự kiến sẽ được thành lập sớm, có thể là trước cả Khu vực mậu dịch tự do ASEAN-Trung Quốc. - Với Mỹ, vừa qua tại Hội nghị cấp cao APEC ở Mêhicô (tháng 10/2002), Tổng thống Mỹ đã đưa ra "Sáng kiến vì sự năng động ASEAN” nhằm thắt chặt quan hệ hợp tác giữa Mỹ và ASEAN thông qua việc từng bước ký các hiệp định thương mại tự do song phương với từng nước ASEAN. - Bên cạnh việc tham gia liên kết kinh tế song phương và đa phương như đã nêu trên, trong những năm qua, Việt Nam cũng đồng thời tham gia vào các liên kết kinh tế tiểu vùng như Lưu vực Mêkông mở rộng (GMS), Hành lang Đông Tây (WEC), Tam giác phát triển Việt Nam-Lào-Cămpuchia…
 
 
Như vậy, HNKTQT của Việt Nam là một tiến trình từng bước từ thấp đến cao diễn ra trên cả phương diện đơn phương, song phương và đa phương, lồng gép các phạm vi tiểu vùng, khu vực, liên khu vực và toàn cầu, diễn ra trên hầu hết các lĩnh vực gồm hàng hoá, dịch vụ, đầu tư, sở hữu trí tuệ… Cho đến nay, các cam kết hội nhập chủ yếu của Việt Nam gồm những nội dung cơ bản như sau: 1. Về cắt giảm thuế quan - Trong AFTA: Bắt đầu thực hiện giảm thuế quan vào 1996; về cơ bản đưa mức thuế suất xuống còn 0-5% vào năm 2005 đối với hàng hoá nhập khẩu từ các nước ASEAN và đạt 100% số dòng thuế ở mức 0% vào năm 2015. - Trong APEC: Về cơ bản thực hiện mức thuế suất 0% vào 2020. - Hiệp định Việt-Mỹ: Cắt giảm thuế quan đối với khoảng 400 dòng thuế theo những lộ trình khác nhau. - Khu vực MDTD ASEAN-Trung Quốc: Theo Chương trình "Thu hoạch sớm” thì bắt đầu từ 2004, ta sẽ thực hiện cắt giảm thuế quan nhanh đối với mặt hàng cam, quýt của Trung Quốc nhập vào Việt Nam, trong khi đó tất cả các mặt hàng nông sản ta xuất sáng Trung Quốc nằm trong các chương từ 1-9 của biểu thuế xuất nhập khẩu của ta hiện nay sẽ được hưởng nhân nhượng về thuế quan nhanh của Trung Quốc. 2. Về phi thuế - Trong AFTA: + Đến 2006, về cơ bản ta hoàn thành việc xoá bỏ các hạn chế về định lượng đối với hàng hoá nhập khẩu từ các nước ASEAN và tiến tới xoá bỏ các hàng rào phi thuế quan khác. + Bắt đầu từ 2002 thực hiện Hiệp định đánh giá giá trị hải quan của WTO; + Từng bước thực hiện việc đơn giản hoá, thuận lợi hoá và thống nhất các thủ tục hải quan đối với hàng hoá nhập khẩu. - Trong APEC: Từng bước và tiến tới xoá về cơ bản các hàng rào phi thuế quan vào năm 2002. - Hiệp định Việt-Mỹ: Việc xoá bỏ các rào cản phi thuế được thực hiện theo những lộ trình cụ thể đối với trên 200 sản phẩm nhập khẩu từ Mỹ vào VN. 3. Về dịch vụ Chúng ta đã cam kết thực hiện tự do hoá đối với nhiều lĩnh vực dịch vụ theo các lộ trình cụ thể khác nhau cả trong ASEAN, APEC, Hiệp định Việt-Mỹ. Nhìn chung, ta sẽ từng bước mở cửa thị trường Việt Nam và dành đối xử bình đẳng đối với các dịch vụ cũng như các nhà đầu tư nước ngoài trong các lĩnh vực dịch vụ. 4. Về đầu tư Chúng ta cũng đã có những cam kết cả trong khuôn khổ ASEAN, APEC, Hiệp định Việt-Mỹ về mở cửa thị trường Việt Nam cho các nhà đầu tư nước ngoài vào đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam, thực hiện các biện pháp tự do hoá và thuận lợi hoá đối với đầu tư trực tiếp nước ngoài và tiến tới dành cho các nhà đầu tư nước ngoài quy chế đãi ngộ quốc gia. 5. Về sở hữu trí tuệ Những cam kết của ta dựa căn bản trên các nguyên tắc của Hiệp định TRIPS và các công ước của WIPO. Theo đó, ta sẽ phải tôn trọng và thực hiện bảo hộ các quyền về bản quyền tác giả, bằng phát minh sáng chế, thương hiệu, thiết kế, kểu dáng công nghiệp, giống vật nuôi cây trồng… 6. Về công khai hoá Chúng ta phải công khai hoá các chính sách, luật lệ, quy định về chế độ thương mại, thủ tục hành chính có liên quan và bảo đảm cho mọi người có thể tiếp cận một cách thuận lợi và dễ dàng các thông tin đó. Những gì chúng ta đã cam kết và thực hiện trong những năm qua được kiểm nghiệm là đúng, cơ bản phù hợp với xu thế và điều kiện thực tế của đất nước ta, do vậy đã đóng góp quan trọng vào những thành tựu kinh tế xã hội to lớn của đất nước. Trước sự gia tăng của xu thế toàn cầu hoá trong những năm tới, tiến trình HNKTQT của chúng ta sẽ tiếp tục có những phát triển mới cả về bề rộng lẫn bề sâu. Trong ASEAN, quá trình tự do hoá sẽ được thúc đẩy lên mức cao hơn và rộng hơn về phạm vi lĩnh vực nhằm biến ASEAN không chỉ thành một khu vực mậu dịch tự do mà còn là một thị trường chung, một cộng đồng kinh tế trong tương lai. ASEAN cũng sẽ phát triển mạnh hơn các mối liên kết kinh tế với các đối tác ngoài khu vực để hình thành những khối liên kết kinh tế lớn hơn như các khu vực MDTD ASEAN-Trung Quốc, ASEAN-Nhật như đã được các nhà lãnh đạo các nước này nhất trí. Có thể trong tương lai, sẽ hình thành và phát triển các liên kết kinh tế sâu giữa ASEAN-Mỹ, ASEAN-CER, ASEAN-Ấn Độ, ASEAN-EU, ASEAN-Hàn Quốc, ASEAN-NAFTA, ASEAN-MERCOSUR… Không loại trừ khả năng sẽ hình thành một khu vực MDTD thống nhất cho toàn bộ khu vực Đông á. Song hành với tiến trình hội nhập khu vực đó, chúng ta sẽ tích cực chuẩn bị và đàm phán để sớm gia nhập WTO (mục tiêu là cố gắng trước khi kết thúc Vòng Đô-ha vào 2005). Ngoài ra, chúng ta cũng thúc đẩy các liên kết kinh tế song phương trên cơ sở các hiệp định MDTD song phương với các nước, đồng thời tiếp tục tăng cường liên kết kinh tế vùng. Tiến trình hội nhập kinh tế đa diện đa lộ trình như vậy sẽ tạo ra cho các doanh nghiệp những cơ hội/thuận lợi đan xen với những thách thức/rủi ro cần được nhận dạng rõ để chủ động tận dụng và đối phó. Các cơ hội/thuận lợi chủ yếu là: - Thứ nhất, có thể tiếp cận được những thị trường rộng lớn hơn với những ưu đãi thương mại (giảm thuế quan và phi thuế, quy chế MFN, NT, GSP…) để tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ và cung ứng được nguồn nguyên,nhiên liệu, thiết bị với giá cạnh tranh; - Thứ hai, cơ hội tiếp thu công nghệ mới, phương thức quản lý tiên tiến để nâng cao hiệu quả và năng lực cạnh tranh; - Thứ ba, cơ hội cho việc phát triển quan hệ đối tác với nước ngoài; - Thứ tư, khả năng tiếp cận tốt hơn các nguồn tài chính, tín dụng đa dạng cả ở trong lẫn ngoài nước để tăng đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh; - Thứ năm, thông qua cọ xát, cạnh tranh, học hỏi và tích luỹ kinh nghiệm, tri thức, rèn luyện nâng cao trình độ, năng lực của đội ngũ nhân lực; - Thứ sáu, nhìn chung các doanh nghiệp được hưởng nhiều lợi ích quan trọng từ quá trình tự do hoá và cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh theo hướng thuận lợi và cạnh tranh bình đẳng hơn.
Video liên quan tới Vũ Ngọc Dũng:
 

Các thách thức/rủi ro chính bao gồm:
- Thứ nhất, nguy cơ phá sản hoặc chuyển đổi sản xuất kinh doanh do năng lực cạnh tranh kém. Nhiều doanh nghiệp của ta phải đối mặt với thách thức nghiêm trọng này, bởi vì phải cạnh tranh trong điều kiện rất khó khăn cả từ phía bản thân các doanh nghiệp (quy mô nhỏ, thiếu vốn, công nghệ lạc hậu, quản lý kém, hàng hoá sản phẩm thiếu sức cạnh tranh…) lẫn từ phía nhà nước (môi trường chính sách vĩ mô, hệ thống luật pháp, việc thực thi và năng lực của đội ngũ cán bộ còn nhiều bất cập).
- Thứ hai, phải chịu nhiều phí tổn hơn về giao dịch, tư vấn, tiếp thị, quảng cáo, đào tạo… - Thứ ba, có nhiều rủi ro khi hoạt động trên thị trường nước ngoài, nhất là trong điều kiện không hiểu rõ chính sách, luật lệ, thủ tục và cách thức làm ăn tại thị trường đó và các đối tác nước ngoài (khả năng bị lừa đảo, xử bất lợi trong các vụ tranh chấp…). Tóm lại, HNKTQT là cần thiết và tất yếu để phát triển trong một thế giới toàn cầu hoá. Đây là một quá trình đan xen của những cơ hội và thách thức. Các doanh nghiệp cần nhận thức rõ về quá trình này, nắm bắt kỹ các cam kết và lộ trình hội nhập của ta để chuẩn bị vào cuộc một cách chủ động. (Bài viết của TS. Phạm Quốc Trụ – Vụ HTKTĐP – Bộ Ngoại giao). (Nguồn: Vụ HTKTĐP-BNG)

 
LUẬT BẮC VIỆT ( BVL LAWFIFM) 
"HÃY NÓI VỚI LUẬT SƯ ĐIỀU BẠN CẦN"
------------------------------------------- 
Liên hệ với Luật sư : 
P: 0938188889 - 0913753918
M: ceo@bacvietluat.vn – lawyer.@bacvietluat.vn
W: www.sanduan.vn - www.bacvietluat.vn - www.tuvanluat.com.vn - www.bantinphapluat.com 


Bình luận

Chưa có bình luận cho bài viết này.

Gửi bình luận

Bạn cần Đăng nhập để viết bình luận bằng tài khoản cá nhân.

Bình luận bằng Facebook

Được thành lập bởi đội ngũ Luật sư thành đạt trong các môi trường lớn là các văn phòng luật sư trong nước và văn phòng luật sư nước ngoài tại Việt Nam.
Đ/c: Lô 23, Tổ 26, Ngõ 1, Nguyễn thị Định, Trung Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội.
Email: ceo@bacvietluat.vn
Hotline: 0938188889 - 0168.769.6666

Đăng ký nhận tin

Nhập email để là người đâu tiên nhận được những tin tức mới nhất từ Bắc Việt Luật. Chúng tôi cam kết bảo đảm quyền riêng tư cho email của bạn.

Hỗ trợ trực tuyến