/ / / /

Thông tư 11/2018/TT-BTTTT công bố chi tiết Danh mục sản phẩm công nghệ thông tin đã qua sử dụng cấm nhập khẩu


Thông tư 11/2018/TT-BTTTT công bố chi tiết Danh mục sản phẩm công nghệ thông tin đã qua sử dụng cấm nhập khẩu
 

BỘ THÔNG TIN VÀ
TRUYỀN THÔNG
-------

Số: 11/2018/TT-BTTTT

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Hà Nội, ngày 15 tháng 10 năm 2018

 

 

THÔNG TƯ

CÔNG BỐ CHI TIẾT DANH MỤC SẢN PHẨM CÔNG NGHỆ THÔNG TIN ĐÃ QUA SỬ DỤNG CẤM NHẬP KHẨU KÈM THEO MÃ SỐ HS

 

Căn cứ Luật Công nghệ thông tin ngày 29 tháng 6 năm 2006;

Căn cứ Luật Quản lý ngoại thương ngày 12 tháng 6 năm 2017;

Căn cứ Nghị định số 69/2018/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý ngoại thương;

Căn cứ Nghị định số 17/2017/NĐ-CP ngày 17 tháng 02 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Thông tin và Truyền thông;

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Công nghệ thông tin,

Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành Thông tư công bố chi tiết Danh mục sản phẩm công nghệ thông tin đã qua sử dụng cấm nhập khẩu kèm theo mã số HS.

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng

a) Phạm vi điều chỉnh

Thông tư này công bố chi tiết Danh mục sản phẩm công nghệ thông tin đã qua sử dụng cấm nhập khẩu kèm theo mã số HS tại Phụ lục kèm theo (sau đây gọi tắt là Danh mục cấm nhập khẩu).

b) Đối tượng áp dụng

Thông tư này áp dụng đối với các cơ quan nhà nước, tổ chức, cá nhân tham gia hoặc có liên quan đến hoạt động nhập khẩu sản phẩm công nghệ thông tin đã qua sử dụng.

Điều 2. Nguyên tắc xây dựng và quy định áp dụng Danh mục cấm nhập khẩu

1. Nguyên tắc xây dựng Danh mục cấm nhập khẩu

a) Danh mục cấm nhập khẩu kèm theo mã số HS được xây dựng theo Thông tư số 65/2017/TT-BTC ngày 27 tháng 6 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam.

b) Danh mục cấm nhập khẩu được bổ sung, sửa đổi phù hợp với tình hình phát triển và các quy định khác của pháp luật theo từng thời kỳ.

2. Các quy định áp dụng Danh mục cấm nhập khẩu

a) Các trường hợp chỉ liệt kê mã 4 số thì toàn bộ các mã 8 số thuộc nhóm 4 số này đều được áp dụng; Các trường hợp chỉ liệt kê mã 6 số thì toàn bộ các mã 8 số thuộc phân nhóm 6 số này đều được áp dụng; Các trường hợp ngoài mã 4 số và 6 số còn chi tiết đến mã 8 số thì chỉ những mã 8 số đó mới được áp dụng.

b) Linh kiện, phụ tùng, cụm linh kiện, phụ kiện đã qua sử dụng của các loại sản phẩm thuộc Danh mục cấm nhập khẩu cũng bị cấm nhập khẩu.

c) Đối với máy in, máy photocopy kỹ thuật số đa màu, khi nhập khẩu thực hiện quy định của pháp luật trong lĩnh vực in. Máy in kỹ thuật số, máy photocopy kỹ thuật số loại đơn sắc (đen trắng) có hoặc không có kết hợp tính năng khác, đã qua sử dụng có mã HS thuộc Danh mục cấm nhập khẩu với tính năng in/copy khổ giấy A0 hoặc có tốc độ in/copy từ 35 bản/phút khổ giấy A4 trở lên và hộp mực cho máy in laser đã qua sử dụng (mã HS 8443.99.20) không bị cấm nhập khẩu.

d) Sản phẩm công nghệ thông tin tân trang là sản phẩm công nghệ thông tin đã qua sử dụng, được sửa chữa, thay thế linh kiện và qua các công đoạn khác để phục hồi chức năng, hình thức tương đương sản phẩm mới; có nhãn hiệu bằng tiếng Việt ghi rõ sản phẩm tân trang, hoặc bằng tiếng nước ngoài có ý nghĩa tương đương; có chế độ bảo hành như sản phẩm mới của nhà sản xuất. Các sản phẩm công nghệ thông tin tân trang có mã số HS thuộc Danh mục cấm nhập khẩu quy định tại Phụ lục của Thông tư này bị cấm nhập khẩu.

Điều 3. Hiệu lực thi hành

1. Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 30 tháng 11 năm 2018.

2. Thông tư này thay thế Điều 3 và Phụ lục số 01 của Thông tư số 31/2015/TT-BTTTT ngày 29 tháng 10 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông hướng dẫn một số điều của Nghị định số 187/2013/NĐ-CP ngày 20 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ đối với hoạt động xuất, nhập khẩu sản phẩm công nghệ thông tin đã qua sử dụng.

Điều 4. Tổ chức thực hiện

1. Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông, các cơ quan, tổ chức, cá nhân nêu tại Điều 1 chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này.

2. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan phản ánh về Bộ Thông tin và Truyền thông (Vụ Công nghệ thông tin) để kịp thời hướng dẫn, giải quyết./.

 

Nơi nhận:
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ (để b/c);
- Văn phòng Quốc hội;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Kiểm toán nhà nước;
- UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Tổng cục Hải quan;
- Cục Kiểm tra văn bản QPPL (Bộ Tư pháp);
- Sở TTTT các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Các Hiệp hội CNTT;
- Công báo; Cổng TTĐT Chính phủ;
- Bộ TTTT: Bộ trưởng và các Thứ trưởng; Các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ; Cổng TTĐT Bộ;
- Lưu: VT, CNTT.

Q. BỘ TRƯỞNG




Nguyễn Mạnh Hùng

 

 

PHỤ LỤC

DANH MỤC SẢN PHẨM CÔNG NGHỆ THÔNG TIN ĐÃ QUA SỬ DỤNG CẤM NHẬP KHẨU KÈM THEO MÃ SỐ HS
(Ban hành kèm theo Thông tư số 11/2018/TT-BTTTT ngày 15/10/2018 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông)

 

Chương

Nhóm

Phân nhóm

Mô tả mặt hàng

Chương 84

8443

 

 

Máy in sử dụng các bộ phận in như khuôn in (bát chữ), trục lăn và các bộ phận in của nhóm 84.42; máy in khác, máy copy (copying machines) và máy fax, có hoặc không kết hợp với nhau; bộ phận và các phụ kiện của chúng.

8443

31

19

 - - - - Loại khác.

8443

31

29

 - - - - Loại khác.

8443

31

39

 - - - - Loại khác.

8443

32

19

 - - - - Loại khác.

8443

32

29

 - - - - Loại khác.

8443

32

39

 - - - - Loại khác.

8443

32

49

 - - - - Loại khác.

8443

32

90

 - - - Loại khác.

8443

99

20

 - - - Hộp mực in đã có mực in (loại trừ hộp mực in laser).

84.70

 

 

Máy tính và các máy ghi, tái tạo và hiển thị dữ liệu loại bỏ túi có chức năng tính toán; máy kế toán, máy đóng dấu bưu phí, máy bán vé và các loại máy tương tự, có gắn bộ phận tính toán; máy tính tiền.

84.71

 

 

Máy xử lý dữ liệu tự động và các khối chức năng của chúng; đầu đọc từ tính hay đầu đọc quang học, máy truyền dữ liệu lên các phương tiện truyền dữ liệu dưới dạng mã hóa và máy xử lý những dữ liệu này, chưa được chi tiết hay ghi ở nơi khác.

Chương 85

85.17

 

 

Bộ điện thoại, kể cả điện thoại cho mạng di động tế bào hoặc mạng không dây khác; thiết bị khác để truyền hoặc nhận tiếng, hình ảnh hoặc dữ liệu khác, kể cả các thiết bị viễn thông nối mạng hữu tuyến hoặc không dây (như loại sử dụng trong mạng nội bộ hoặc mạng diện rộng), trừ loại thiết bị truyền hoặc thu của nhóm 84.43, 85.25, 85.27 hoặc 85.28.

85.18

 

 

Micro và giá dỡ micro; loa, đã hoặc chưa lắp ráp vào trong vỏ loa; tai nghe có khung chụp qua đầu và tai nghe không có khung chụp qua đầu, có hoặc không ghép nối với một micro, và các bộ gồm có một micro và một hoặc nhiều loa; thiết bị điện khuếch đại âm tần; bộ tăng âm điện.

85.25

 

 

Thiết bị phát dùng cho phát thanh sóng vô tuyến hoặc truyền hình, có hoặc không gắn với thiết bị thu hoặc ghi hoặc tái tạo âm thanh; camera truyền hình, camera kỹ thuật số và camera ghi hình ảnh.

85.26

 

 

Ra đa, các thiết bị dẫn đường bằng sóng vô tuyến và các thiết bị điều khiển từ xa bằng vô tuyến.

85.27

 

 

Thiết bị thu dùng cho phát thanh sóng vô tuyến, có hoặc không kết hợp với thiết bị ghi hoặc tái tạo âm thanh hoặc với đồng hồ, trong cùng một khối.

85.28

 

 

Màn hình và máy chiếu, không gắn với thiết bị thu dùng trong truyền hình; thiết bị thu dùng trong truyền hình, có hoặc không gắn với máy thu thanh sóng vô tuyến hoặc thiết bị ghi hoặc tái tạo âm thanh hoặc hình ảnh.

85.34

 

 

Mạch in.

85.40

 

 

Đèn điện tử và ống điện tử dùng nhiệt điện tử, ca tốt lạnh hoặc ca tốt quang điện (ví dụ, đèn điện tử và ống đèn chân không hoặc nạp khí hoặc hơi, đèn và ống điện tử chỉnh lưu hồ quang thủy ngân, ống điện tử dùng tia âm cực, ống điện tử camera truyền hình).

85.42

 

 

Mạch điện tử tích hợp.

85.44

 

 

Dây điện, cáp điện (kể cả cáp đồng trục) có cách điện (kể cả loại đã tráng men cách điện hoặc mạ lớp cách điện) và dây dẫn có cách điện khác, đã hoặc chưa gắn với đầu nối; cáp sợi quang, làm bằng các bó sợi đơn có vỏ bọc riêng biệt từng sợi, có hoặc không gắn với dây dẫn điện hoặc gắn với đầu nối.

85.44

42

11

 - - - - Cáp điện thoại ngầm dưới biển; cáp điện báo ngầm dưới biển; cáp chuyển tiếp vô tuyến ngầm dưới biển

85.44

42

13

 - - - - Loại khác, cách điện bằng cao su, plastic hoặc giấy

85.44

42

19

 - - - - Loại khác

85.44

42

21

 - - - - Cáp điện thoại ngầm dưới biển; cáp điện báo ngầm dưới biển; cáp chuyển tiếp vô tuyến ngầm dưới biển

85.44

42

23

 - - - - Loại khác, cách điện bằng cao su, plastic hoặc giấy

85.44

49

11

 - - - - Cáp điện thoại ngầm dưới biển; cáp điện báo ngầm dưới biển; cáp chuyển tiếp vô tuyến ngầm dưới biển

85.44

49

13

 - - - - Loại khác, cách điện bằng cao su, plastic hoặc giấy

85.44

49

19

 - - - - Loại khác

85.44

49

21

 - - - - Dây đơn có vỏ bọc (chống nhiễu) dùng trong sản xuất bó dây dẫn điện của ô tô

85.44

49

22

 - - - - - Cáp điện cách điện bằng plastic có đường kính lõi không quá 19,5 mm

85.44

49

23

 - - - - - Cáp điện cách điện bằng plastic khác

85.44

49

24

 - - - - - Loại khác, cách điện bằng cao su, plastic hoặc giấy

85.44

49

29

 - - - - - Loại khác

85.44

49

31

 - - - - Cáp điện thoại ngầm dưới biển; cáp điện báo ngầm dưới biển; cáp chuyển tiếp vô tuyến ngầm dưới biển

85.44

49

32

 - - - - Loại khác, cách điện bằng plastic

85.44

49

39

 - - - - Loại khác

85.44

70

10

 - - Cáp điện thoại ngầm dưới biển; cáp điện báo ngầm dưới biển; cáp chuyển tiếp vô tuyến ngầm dưới biển

85.44

70

90

 - - Loại khác

 

 

VỤ CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

HỒ SƠ DỰ THẢO THÔNG TƯ CÔNG BỐ CHI TIẾT DANH MỤC SẢN PHẨM CNTT ĐÃ QUA SỬ DỤNG CẤM NHẬP KHẨU KÈM THEO MÃ SỐ HS

 

Tài liệu kèm theo:

1. Phiếu trình Bộ trưởng

2. Dự thảo Thông tư và Phụ lục Thông tư

3. Báo cáo tổng hợp ý kiến chỉ đạo của Lãnh đạo Bộ

4. Báo cáo Tổng hợp giải trình ý kiến thẩm định của Vụ Pháp chế

5. Báo cáo Tổng hợp ý kiến góp ý của các đơn vị ngoài Bộ

6. Báo cáo Tổng hợp ý kiến góp ý của các đơn vị trong Bộ

7. Bản sao báo cáo thẩm định và các công văn góp ý

8. Thông tư 31/2015/TT-BTTTT ngày 29/10/2015

 

 

BÁO CÁO TỔNG HỢP Ý KIẾN CHỈ ĐẠO CỦA CÁC THỨ TRƯỞNG

(kèm theo Phiếu trình số 153/PTr-CNTT ngày 25/9/2018 của Vụ Công nghệ thông tin)

 

STT

Thứ trưởng

Nội dung góp ý

Tiếp thu /Giải trình

Giải trình nội dung góp ý

1

Nguyễn Minh Hồng

Không có ý kiến về Danh mục, có một số ý kiến góp ý về trình bày vào dự thảo Thông tư;

Đề nghị ghi đủ tên Thông tư 65/2017/TT-BTC.

Tiếp thu

Tiếp thu ý kiến chỉ đạo của Thứ trưởng, Vụ CNTT đã hoàn thiện lại dự thảo Thông tư.

2

Nguyễn Thành Hưng

Nhất trí với dự thảo Thông tư.

 

 

3

Phạm Hồng Hải

Nhất trí với các ý kiến giải trình của Vụ.

 

 

4

Phan Tâm

Nhất trí với nội dung Thông tư.

Để thuận tiện cho doanh nghiệp, xem xét bổ sung thông tin: điều khoản của Nghị định 69/2018/NĐ-CP cho phép nhập khẩu phục vụ R&D.

Tiếp thu/Giải trình

Dự thảo Thông tư chỉ quy định Danh mục cấm nhập khẩu. Trường hợp nhập khẩu hàng hóa thuộc Danh mục cấm nhập khẩu để phục vụ R&D tiếp tục thực hiện theo quy định tại Thông tư số 31/2015/TT-BTTTT đến 31/12/2018, sau thời hạn trên thực hiện theo Nghị định 69/2018/NĐ-CP.

Hiện nay, Bộ Công Thương đang chủ trì phối hợp với các Bộ ngành xây dựng văn bản hướng dẫn Nghị định 69/2018/NĐ-CP đối với quy định nhập khẩu phục vụ R&D cho tất cả các lĩnh vực. Dự kiến sẽ trình Thủ tướng Chính phủ ban hành và có hiệu lực thực thi từ ngày 01/01/2019.

Trên cơ sở đó, Vụ CNTT xin giải trình và không quy định nội dung về điều khoản của Nghị định 69/2018/NĐ-CP cho phép nhập khẩu phục vụ R&D trong dự thảo Thông tư.

5

Hoàng Vĩnh Bảo

Nhất trí với dự thảo Thông tư.

 

 

 

 

BÁO CÁO TỔNG HỢP TIẾP THU/GIẢI TRÌNH Ý KIẾN THẨM ĐỊNH CỦA VỤ PHÁP CHẾ

(kèm theo Phiếu trình số 153/PTr-CNTT ngày 25/9/2018 của Vụ Công nghệ thông tin)

 

STT

Nội dung

Tiếp thu/ giải trình

Giải trình nội dung góp ý

I

Căn cứ pháp lý và sự cần thiết ban hành

 

 

1

Nhất trí với sự cần thiết xây dựng Thông tư, phù hợp trách nhiệm của Bộ được Chính phủ giao tại Khoản 2 Điều 5 Nghị định 69/2018/NĐ-CP "công bố chi tiết hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu kèm theo mã số hàng hóa (mã HS) trên cơ sở trao đổi, thống nhất với Bộ Công Thương về Danh mục hàng hóa và thống nhất với Bộ Tài chính về mà HS.”; Chuẩn hóa, đồng bộ với Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam theo hệ thống mã HS 2017 tại Thông tư 65/2017/TT-BTC; đồng thời đáp ứng yêu cầu công tác quản lý nhà nước và thực tiễn phát triển, đảm bảo quyền lợi người tiêu dùng, hạn chế rác thải điện tử, thúc đẩy ngành công nghiệp CNTT trong nước phát triển.

 

 

2

Dự thảo văn bản được xây dựng và ban hành đúng thẩm quyền của Bộ Thông tin và Truyền thông về hình thức và nội dung

 

 

II

Sự phù hợp, tính thống nhất của dự thảo với quy định pháp luật

 

 

1

Phạm vi điều chỉnh: chính xác hóa theo quy định tại Nghị định 69/2018/NĐ-CP, cụ thể: công bố chi tiết hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu kèm theo mã số hàng hóa (mã HS).

Tiếp thu

Đã bổ sung, chỉnh sửa trong Điều 1 dự thảo Thông tư

2

Đối tượng áp dụng (Điều 1 Khoản 2): cần phạm vi hóa như phần gạch chân, cụ thể: cơ quan nhà nước, tổ chức, cá nhân tham gia hoặc có liên quan đến hoạt động nhập khẩu sản phẩm công nghệ thông tin đã qua sử dụng.

Tiếp thu

Đã bổ sung, chỉnh sửa trong Điều 1 dự thảo Thông tư

3

Điều 3: Hiệu lực thi hành

- Hiệu lực thi hành được xác định cụ thể trong văn bản theo nguyên tắc không sớm hơn 45 ngày, kể từ ngày ký ban hành. Dự thảo đang xác định là ngày 01 tháng 01 năm 2019 đề nghị có giải trình tính hợp lý của việc kéo dài thời điểm có hiệu lực này so với quy định, Tránh mất thời gian chờ đợi của doanh nghiệp, đặc biệt trong trường hợp có những hàng hóa trước thuộc Danh mục nay đã được loại bỏ.

- Dự thảo thông tư tuyên thay thế Thông tư 31/2015/TT-BTTTT, tuy nhiên phạm vi điều chỉnh của dự thảo mới và Thông tư 31 là không tương đương nhau: dự thảo chỉ công bố chi tiết Danh mục sản phẩm CNTT đã qua sử dụng cấm nhập khẩu, trong khi Thông tư 31 còn quy định về nhập khẩu đối với hàng hóa thuộc Danh mục cấm nhập khẩu để nghiên cứu khoa học; và Hoạt động gia công tái chế, sửa chữa các sản phẩm công nghệ thông tin đã qua sử dụng thuộc Danh mục cấm nhập khẩu cho thương nhân nước ngoài.

Do vậy, tại Khoản 2 Điều 3 cần điều chỉnh, quy định rõ Dự thảo thay thế hoặc bãi bỏ Điều khoản điểm nào của Thông tư 31, phù hợp với thẩm quyền quản lý được quy định tại Nghị định 69.

- Điều khoản chuyển tiếp: đối với 02 trường hợp trước thuộc thẩm quyền Bộ trưởng nay thuộc thẩm quyền Thủ tướng thì cần có quy định rõ sẽ được điều chỉnh và thực hiện theo Quyết định của Thủ tướng: (1) Giấy phép Nhập khẩu để nghiên cứu khoa học; (2) Văn bản trả lời chấp thuận cho phép thực hiện hoạt động gia công, tái chế, sửa chữa.

Tiếp thu

Ban đầu Vụ dự kiến để thời điểm hiệu lực thi hành vào ngày 01/01/2018 để đồng bộ với điều khoản chuyển tiếp quy định tại Nghị định 69/2018/NĐ-CP. Tuy nhiên, tiếp thu ý kiến của Vụ PC, Vụ CNTT dự kiến thời hạn có hiệu lực 45 ngày kể từ ngày ký ban hành (Điều 3 dự thảo Thông tư).

Vụ CNTT đã điều chỉnh nội dung theo đó dự thảo Thông tư này chỉ thay thế Danh mục cấm nhập khẩu và Điều 2 về Nguyên tắc xây dựng và quy định áp dụng Danh mục của Thông tư 31/2015/TT-BTTTT.

Các nội dung quy định khác của Thông tư 31/2015/TT-BTTTT tiếp tục có hiệu lực đến ngày 01/01/2019 theo quy định tại Điều 72 điều khoản chuyển tiếp của Nghị định 69/2018/NĐ-CP.

III

Danh mục sản phẩm CNTT đã qua sử dụng cấm nhập khẩu

 

 

1

Vụ Pháp chế tôn trọng đề xuất của Vụ chủ trì và các đơn vị chuyên môn. Tuy nhiên, cần báo cáo lãnh đạo Bộ để chính thức có sự trao đổi và thống nhất với Bộ Công thương về sự trùng lặp trong Danh mục tại các nhóm có mã HS 84.71, 85.17, 85.18, 85.25, 85.27, 85.28, liên quan đến thẩm quyền quản lý nhà nước của cả 2 Bộ. Đảm bảo để doanh nghiệp có thể tiến hành thủ tục xuất nhập khẩu một cửa.

Tiếp thu và giải trình

Các hàng hóa có mã số mã HS 84.71, 85.17, 85.18, 85.25, 85.27, 85.28 là máy tính, điện thoại di động, thiết bị viễn thông, thiết bị điện tử trong phát thanh truyền hình,... đây là hàng hóa mang tính chất đặc thù, tiêu biểu chuyên ngành lĩnh vực thông tin và truyền thông đang được Bộ TTTT thực hiện công tác quản lý nhà nước theo các tiêu chuẩn, quy chuẩn chuyên ngành lĩnh vực TTTT.

Căn cứ vào nhiệm vụ được giao Nghị định số 69/2018/NĐ-CP và yêu cầu quản lý, Bộ TTTT xây dựng Danh mục cấm nhập khẩu bao gồm các sản phẩm nêu trên là phù hợp. Danh mục này đã được xin ý kiến, thống nhất của Bộ Công Thương.

Hiện nay các văn bản của Bộ Công Thương đưa một số mặt hàng như máy tính (8471), điện thoại 8517) vào Danh mục hàng tiêu dùng với lý do đây là các mặt hàng có kim ngạch XNK lớn, cần thiết phải quản lý để điều chỉnh cán cân xuất nhập khẩu của cả nước. Còn nội dung dự thảo Thông tư này chỉ quy định Danh mục hàng hóa cấm nhập khẩu mà không quy định thủ tục kiểm tra chuyên ngành nên không gây ra sự chồng chéo cho doanh nghiệp trong quá trình thực hiện hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa.

IV

Văn bản được ban hành đúng trình tự, thủ tục, thể thức và kỹ thuật trình bày theo quy định của pháp luật

 

 

 

Dự thảo đã được nghiên cứu, soạn thảo, đăng tại Cổng thông tin điện tử Chính phủ và của Bộ Thông tin truyền thông (từ 30/6/2018), lấy ý kiến góp ý của Bộ ngành, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan và tiếp thu giải trình theo đúng quy định.

 

 

 

BÁO CÁO TỔNG HỢP TIẾP THU/ GIẢI TRÌNH Ý KIẾN GÓP Ý CỦA CÁC ĐƠN VỊ TRONG BỘ

(kèm theo Phiếu trình số 153/PTr-CNTT ngày 25/09/2018 của Vụ Công nghệ thông tin)

STT

Đơn vị

Nội dung góp ý

Tiếp thu/ Giải trình

Giải trình nội dung góp ý

1

Vụ Khoa học công nghệ

Phạm vi điều chỉnh của dự thảo Thông tư được thu gọn hơn so với Thông tư số 31/2015/TT-BTTTT. Dự thảo chỉ quy định danh mục sản phẩm CNTT đã qua sử dụng cấm nhập khẩu chứ không bao hàm các sản phẩm nhập khẩu vì mục đích nghiên cứu KHCN và các sản phẩm gia công tái chế. Tuy nhiên trong nội dung của Điều 2, mục d có quy định liên quan đến sản phẩm tân trang. Đề nghị ban soạn thảo cân nhắc bổ sung và sửa đổi nội dung của Điều 1 và Điều 2 để đảm bảo dự thảo Thông tư này thay thế hoàn toàn Thông tư 31.

Tiếp thu

Đã sửa đổi, bổ sung quy định về sản phẩm tân trang để tạo sự rõ ràng, minh bạch trong quá trình áp dụng; đây cũng là quy định nhằm chuẩn bị cho việc mở cửa thị trường hàng tân trang trong Hiệp định CPTPP dự kiến được phê duyệt trong thời gian tới.

Đề nghị làm rõ quy định tại Điều 2, mục d về sản phẩm CNTT tân trang. Theo định nghĩa, sản phẩm này được phục hồi các chức năng và hình thức tương đương sản phẩm mới nên việc áp dụng các quy định như đối với sản phẩm đã qua sử dụng là không hợp lý. Hơn nữa, danh mục chỉ quy định các sản phẩm cấm nhập khẩu, không phải toàn bộ sản phẩm CNTT tân trang đều thuộc danh sách này.

Tiếp thu

Quy định cấm nhập khẩu sản phẩm tân trang đã được thực thi từ năm 2007. Quy định này nhằm ngăn chặn tình trạng gian lận thương mại, lợi dụng chính sách để thực hiện nhập khẩu các sản phẩm cũ, lạc hậu kém chất lượng ảnh hưởng đến môi trường, người tiêu dùng và ngành sản xuất trong nước.

Theo báo cáo cơ quan hải quan thì trong thời gian qua xảy ra tình trạng một số doanh nghiệp lợi dụng sự chưa rõ ràng chính sách để nhập khẩu các máy tính, điện thoại dưới mác hàng tân trang. Do vậy, quy định này trong dự thảo Thông tư đã được điều chỉnh, bổ sung để tạo sự rõ ràng, minh bạch trong quá trình áp dụng chính sách.

2

Cục Viễn thông

Thông tư số 31/2015/TT-BTTTT ngày 29/10/2015 hướng dẫn một số điều của Nghị định 187/2013/NĐ-CP ngày 20/11/2013 của Chính phủ đối với hoạt động xuất, nhập khẩu sản phẩm CNTT đã qua sử dụng có quy định đối với trường hợp nhập khẩu sản phẩm thuộc Danh mục cấm nhập khẩu để nghiên cứu khoa học. Tuy nhiên tại dự thảo Thông tư thay thế không còn quy định đối với trường hợp này. Do đó đề nghị xem xét bổ sung điều khoản chuyển tiếp đối với các trường hợp đã được Bộ Thông tin và Truyền thông cho phép nhập khẩu để phục vụ mục đích nghiên cứu khoa học.

Giải trình

Theo ý kiến thẩm định của Vụ Pháp chế và căn cứ theo Nghị định 69/2018/NĐ-CP dự thảo Thông tư chỉ quy định Danh mục cấm nhập khẩu. Các quy định đối với trường hợp nhập khẩu sản phẩm thuộc Danh mục cấm nhập khẩu để nghiên cứu khoa học tiếp tục thực hiện theo quy định tại Thông tư số 31/2015/TT-BTTTT.

Đề nghị xem xét có giải thích đối với thuật ngữ "Danh mục cấm nhập khẩu” được nêu tại tiêu đề của Điều 2.

Tiếp thu

Đã bổ sung tại Khoản 1 Điều 1 dự thảo Thông tư như sau: "Thông tư này công bố chi tiết Danh mục sản phẩm công nghệ thông tin đã qua sử dụng cấm nhập khẩu kèm theo mã số HS tại Phụ lục kèm theo (sau đây gọi tắt là Danh mục cấm nhập khẩu).

Đề nghị rà soát các lỗi chính tả tại các Nhóm 84.71, 85.17, 85.18, 85.25, ... của phụ lục dự thảo Thông tư.

Tiếp thu

Đã chỉnh sửa trong nội dung dự thảo Thông tư.

3

Cục Tần số vô tuyến điện

Không có ý kiến góp ý thêm cho dự thảo Thông tư.

 

 

4

Cục Xuất bản, In và Phát hành

Đề nghị Vụ CNTT sửa "Căn cứ Nghị định số 132/2013/NĐ-CP ngày 16/10/2013” thành "Căn cứ Nghị định số 17/2017/NĐ-CP ngày 17/02/2017” Vì Nghị định số 132/2013/NĐ-CP đã hết hiệu lực thi hành.

Tiếp thu

Đã chỉnh sửa trong nội dung dự thảo Thông tư.

Đề nghị sửa "Điều 4” thành "Điều 3” và sửa "Điều 5” thành "Điều 4” theo đúng thứ tự các điều.

Tiếp thu

Đã chỉnh sửa trong nội dung dự thảo Thông tư.

Phần phụ lục ban hành kèm theo Thông tư đề nghị Vụ CNTT bỏ sản phẩm CNTT tại các mã hàng hóa 84433111; 84433121; 84433131; 84433191; 84433211; 84433221; 84433231 vì đây là các sản phẩm đã được quản lý về điều kiện và thủ tục nhập khẩu tại Thông tư số 16/2015/TT-BTTTT ngày 17/6/2015 và Thông tư số 41/2016/TT-BTTTT ngày 26/12/2016 của Bộ Thông tin và Truyền thông.

Tiếp thu

Đã bỏ các mã HS trong Danh mục cấm nhập khẩu theo đề xuất của Cục XBIPH.

5

Cục An toàn thông tin

Về phần căn cứ, đề nghị bổ sung Thông tư số 65/2017/TT-BTC ngày 27/6/2017 của Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam.

Tiếp thu và giải trình

Đã có căn cứ theo Luật Quản lý ngoại thương và Nghị định 69/2018/NĐ-CP.

Về nội dung Thông tư, trong phần Phụ lục đưa ra Danh mục sản phẩm CNTT đã qua sử dụng thuộc nhóm mã 84.71 phải cấm nhập khẩu. Các sản phẩm, hàng hóa thuộc quản lý chuyên ngành của Cục An toàn thông tin cũng thuộc nhóm mã 84.71 khi dự thảo Thông tư quy định Danh mục các sản phẩm an toàn thông tin mạng nhập khẩu theo giấy phép được ban hành. Như vậy, các sản phẩm an toàn thông tin mạng đã qua sử dụng cũng sẽ bị cấm nhập khẩu, nên Cục An toàn thông tin nhất trí và không có ý kiến khác về nội dung này.

 

 

 

 

BÁO CÁO TỔNG HỢP TIẾP THU/GIẢI TRÌNH Ý KIẾN GÓP Ý CỦA CÁC BỘ, NGÀNH

(kèm theo Phiếu trình số 153/PTr-CNTT ngày 25/9/2018 của Vụ Công nghệ thông tin)

 

STT

Đơn vị

Nội dung góp ý

Tiếp thu/ Giải trình

Nội dung góp ý

1

Tổng cục Hải quan - Bộ Tài chính

Về nội dung dự thảo liên quan chính sách quản lý: Tiết d khoản 2 Điều 2 dự thảo Thông tư quy định "Sản phẩm công nghệ thông tin tân trang là sản phẩm đã qua sử dụng được sửa chữa, thay thế linh kiện và các công đoạn khác để phục hồi chức năng, hình thức tương đương sản phẩm mới; có nhãn hiệu bằng tiếng Việt ghi rõ sản phẩm tân trang, hoặc bằng tiếng nước ngoài có ý nghĩa tương đương; có chế độ bảo hành như sản phẩm mới. Việc nhập khẩu các sản phẩm công nghệ thông tin tân trang áp dụng quy định như đối với sản phẩm đã qua sử dụng tại Thông tư này”.

Đề nghị Bộ Thông tin và Truyền thông quy định rõ, như vậy toàn bộ "sản phẩm công nghệ thông tin tân trang” thì áp dụng quy định như sản phẩm đã qua sử dụng tại dự thảo Thông tư hay chỉ những "sản phẩm công nghệ thông tin tân trang” có mã số HS thuộc Phụ lục Danh mục sản phẩm công nghệ thông tin đã qua sử dụng cấm nhập khẩu kèm theo dự thảo mới thuộc đối tượng điều chỉnh của Thông tư.

Tiếp thu

Đã bổ sung tại Điểm d Khoản 2 Điều 2 dự thảo Thông tư như sau: "Sản phẩm công nghệ thông tin tân trang là sản phẩm công nghệ thông tin đã qua sử dụng, được sửa chữa, thay thế linh kiện và qua các công đoạn khác để phục hồi chức năng, hình thức tương đương sản phẩm mới; có nhãn hiệu bằng tiếng Việt ghi rõ sản phẩm tân trang, hoặc bằng tiếng nước ngoài có ý nghĩa tương đương; có chế độ bảo hành như sản phẩm mới của nhà sản xuất. Các sản phẩm công nghệ thông tin tân trang có mã số HS thuộc Danh mục cấm nhập khẩu quy định tại Phụ lục của Thông tư này bị cấm nhập khẩu”.

Về mã số chi tiết của hàng hóa: Tổng cục Hải quan thống nhất với dự thảo Danh mục có gắn kèm mã số HS của Bộ Thông tin và Truyền thông gửi.

 

 

2

Bộ Công thương

Về tên gọi Thông tư: Cân nhắc điều chỉnh thành "Thông tư công bố chi tiết Danh mục sản phẩm công nghệ thông tin đã qua sử dụng cấm nhập khẩu” để phù hợp với quy định tại khoản 2 Điều 5 Nghị định 69/2018/NĐ-CP của Chính phủ.

Tiếp thu

Đã điều chỉnh tên dự thảo Thông tư "công bố chi tiết Danh mục sản phẩm công nghệ thông tin đã qua sử dụng cấm nhập khẩu kèm theo mã số HS”.

Về phần căn cứ ban hành: Đề nghị cân nhắc bỏ "Luật Đầu tư ngày 26 tháng 11 năm 2014” bổ sung Luật Quản lý ngoại thương.

Tiếp thu

Đã bổ sung căn cứ Luật Quản lý ngoại thương, bỏ căn cứ Luật Đầu tư 2014

Về nội dung dự thảo:

- Về phạm vi điều chỉnh quy định tại Điều 1: Đề nghị đơn vị soạn thảo cân nhắc điều chỉnh nội dung quy định thành "Thông tư này công bố chi tiết Danh mục sản phẩm công nghệ thông tin đã qua sử dụng cấm nhập khẩu tại Phụ lục kèm theo”.

Tiếp thu

Đã bổ sung ở phần tên gọi của dự thảo Thông tư nêu trên.

- Về các nội dung quy định tại Điều 2:

a. Tại điểm a khoản 1 Điều 2: Cân nhắc điều chỉnh thành "Danh mục sản phẩm công nghệ thông tin cấm nhập khẩu xây dựng dựa theo mã hàng (mã số HS) quy định tại Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam ban hành kèm theo Thông tư số 65/2017/TT-BTC ngày 27 tháng 6 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Tài chính.

Tiếp thu

- Đã sửa đổi tại điểm a Khoản 1 Điều 2 như sau: Danh mục cấm nhập khẩu kèm theo mã số HS được xây dựng theo Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam ban hành kèm theo Thông tư số 65/2017/TT-BTC ngày 27 tháng 6 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Tài chính.

b. Tại điểm d khoản 2 Điều 2: Đề nghị cân nhắc bỏ điểm d khoản 2 Điều 2 và bổ sung nội dung "sản phẩm công nghệ thông tin đã qua sử dụng bao gồm cả loại đã tân trang” vào quy định tại Điều 1 về phạm vi điều chỉnh, trừ trường hợp Bộ Thông tin và Truyền thông có biện pháp quản lý khác đối với sản phẩm công nghệ thông tin tân trang nhập khẩu.

Tiếp thu và giải trình

Bộ TTTT đã sửa đổi, bổ sung quy định về sản phẩm tân trang để tạo sự rõ ràng, minh bạch trong quá trình áp dụng; đây cũng là quy định nhằm chuẩn bị cho việc mở cửa thị trường hàng tân trang trong Hiệp định CPTPP dự kiến được phê duyệt trong thời gian tới.

- Về Danh mục sản phẩm công nghệ thông tin đã qua sử dụng cấm nhập khẩu tại Phụ lục kèm theo dự thảo Thông tư

a. Danh mục sản phẩm công nghệ thông tin đã qua sử dụng cấm nhập khẩu tại dự thảo Thông tư có sự mở rộng hơn rất nhiều về phạm vi các mặt hàng so với Danh mục ban hành kèm theo Thông tư số 31/2015/TT-BTTTT, trong đó, có các mặt hàng (có khả năng không phải là sản phẩm công nghệ thông tin) như: máy tính tiền (8470.50.00), máy kế toán (8470.90.20),... và nhiều nhóm hàng được liệt kê mã 4 số (84.70, 84.71, 85.17, 85.18, 85.25, 85.26, 85.27, 85.28, 85.34, 85.40, 85.42) thay vì được giới hạn và liệt kê chi tiết đến mã 8 số như tại Thông tư số 31/2015/TT-BTTTT. Việc mở rộng các mặt hàng cấm nhập khẩu sẽ có tác động đến hoạt động sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu của các tổ chức, cá nhân liên quan.

Do đó, để tránh phát sinh vướng mắc, ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp, đề nghị cơ quan chủ trì soạn thảo rà soát, đối chiếu với Danh mục của Thông tư 31/2015/TT-BTTTT. Đối với những mặt hàng đã qua sử dụng dự kiến bổ sung vào Danh mục cấm nhập khẩu, Bộ Thông tin và Truyền thông cần xin ý kiến các Hiệp hội, ngành hàng, doanh nghiệp và có giải trình cụ thể về sự cần thiết.

b. Đề nghị Quý Bộ xem xét giải trình lý do lược bỏ mã hàng 8473 - Bộ phận và phụ kiện khỏi Danh mục các sản phẩm công nghệ thông tin đã qua sử dụng cấm nhập khẩu được quy định Thông tư cũ (Thông tư 31/2015/TT-BTTTT).

 

Danh mục cấm nhập khẩu của dự thảo Thông tư được xây dựng theo nguyên tắc như sau:

- Danh mục cấm nhập khẩu của dự thảo Thông tư được xây dựng với nguyên tắc cơ bản giữ nguyên các loại hàng hóa đã được quy định tại Thông tư số 31/2015/TT-BTTTT.

- Rà soát cắt giảm số lượng sản phẩm, chỉ giữ các hàng hóa có tính đặc thù, chuyên ngành có khả năng ảnh hưởng tới sản xuất trong nước và các hàng hóa có khả năng chứa các thành phần hóa học độc hại, có khả năng nhập khẩu số lượng lớn gây ảnh hưởng môi trường.

- Danh mục được xây dựng theo tinh thần minh bạch của Nghị định số 69/2018/NĐ-CP, là ngắn gọn, rõ ràng và dễ áp dụng. Theo đó, đối với các nhóm hàng với mã HS có 4 số nếu cấm nhập khẩu toàn bộ các dòng hàng trong đó thì không liệt kê các dòng hàng có mã HS 6 số và các dòng hàng có mã HS 8 số.

Căn cứ theo các nguyên tắc nêu trên, Danh mục cấm nhập khẩu trong dự thảo Thông tư mới có một số thay đổi như sau:

- Danh mục cấm nhập khẩu trong dự thảo. Thông tư không bổ sung thêm sản phẩm mới so với Thông tư 31/2015/TT-BTTTT; đồng thời Danh mục đã được rút gọn nhiều, bảo đảm dễ hiểu, dễ áp dụng; rõ ràng trong thể thức trình bày văn bản nhưng vẫn bảo đảm hiệu lực quản lý nhà nước.

- Loại bỏ mặt hàng Máy chữ, máy xử lý văn bản ở nhóm 8469. Đây là các sản phẩm hiện nay gần như không lưu thông trên thị trường, không có khả năng nhập khẩu vào Việt Nam gây ảnh hưởng đến doanh nghiệp sản xuất trong nước, người tiêu dùng cũng ảnh hưởng đến môi trường.

- Loại bỏ nhóm 8473 "Bộ phận và phụ kiện (trừ vỏ, hộp đựng và các loại tương tự) chỉ dùng hoặc chủ yếu dùng với các máy thuộc các nhóm từ 84.69 đến 84.12 ”, vì theo hướng dẫn áp dụng Danh mục tại Điều 2 dự thảo Thông tư thì Linh kiện, phụ tùng, cụm linh kiện, phụ kiện đã qua sử dụng của các loại sản phẩm thuộc Danh mục cấm nhập khẩu cũng bị cấm nhập khẩu, nên các loại dòng hàng là linh phụ kiện không cần thiết đưa vào Danh mục cấm nhập khẩu.

Bộ Thông tin và Truyền thông đã có công văn gửi xin ý kiến rộng rãi các doanh nghiệp, các hiệp hội (HCA, VEIA, VAIP), Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam. Theo đó, Danh mục cấm nhập khẩu của dự thảo Thông tư đã nhận được sự thống nhất, đồng thuận của các doanh nghiệp, Hiệp hội.

3

Bộ Khoa học và công nghệ

1. Về cơ bản, Bộ Khoa học và Công nghệ nhất trí với các nội dung của Dự thảo Thông tư. Để hoàn thiện hơn, đề nghị cân nhắc và lưu ý một số điểm như sau:

Tại điểm b khoản 2 Điều 2, đề nghị nêu rõ "linh kiện, phụ tùng, cụm linh kiện, phụ kiện” trong thiết bị đã qua sử dụng được tháo ra khỏi thiết bị hay là các linh kiện, phụ tùng, cụm linh kiện, phụ kiện đã qua sử dụng có thể lắp đặt được cho các thiết bị thuộc Danh mục sản phẩm CNTT đã qua sử dụng cấm nhập khẩu.

Tiếp thu

Linh kiện, phụ tùng, cụm linh kiện, phụ kiện đã qua sử dụng của các sản phẩm thuộc Danh mục cấm nhập khẩu thì cũng bị cấm nhập khẩu.

Tại điểm c khoản 2 Điều 2, đề nghị làm rõ quy định "khi nhập khẩu thực hiện theo các quy định tại Thông tư này” sẽ dẫn chiếu đến quy định nào của Thông tư; "Đối với máy photocopy kỹ thuật số đơn sắc (đen trắng)...” cần quy định cụ thể kèm theo mã số HS và đưa vào trong Danh mục sản phẩm CNTT đã qua sử dụng cấm nhập khẩu (như đề xuất tại mục 2 dưới).

Tiếp thu

Đã sửa đổi, bổ sung tại điểm c khoản 2 Điều 2 như sau: "Máy in kỹ thuật số, máy photocopy kỹ thuật số loại đơn sắc (đen trắng) có hoặc không có kết hợp tính năng khác, đã qua sử dụng có mã HS thuộc Danh mục cấm nhập khẩu với tính năng in/copy khổ giấy A0 hoặc có tốc độ in/copy từ 35 bản/phút khổ giấy A4 trở lên và hộp mực cho máy in laser đã qua sử dụng (mã HS 8443.99.20) không bị cấm nhập khẩu”.

Xem lại bố cục Dự thảo Thông tư, không có Điều 3.

Tiếp thu

Đã chỉnh sửa trong nội dung dự thảo Thông tư.

2. Một số ý kiến cụ thể đối với Danh mục sản phẩm CNTT đã qua sử dụng cấm nhập khẩu:

- Đề nghị cân nhắc bổ sung vào Danh mục sản phẩm CNTT đã qua sử dụng cấm nhập khẩu các mặt hàng máy, thiết bị văn phòng (có vòng đời công nghệ ngắn, khấu hao nhanh), bao gồm:

8443.32.60 --- Máy vẽ (Plotters)

8443.39      -- Loại khác

8443.39.10 --- Máy photocopy tĩnh điện, hoạt động bằng cách tái tạo hình ảnh gốc trực tiếp lên bản sao (quá trình tái tạo trực tiếp)

8443.39.20 --- Máy photocopy tĩnh điện, hoạt động bằng cách tái tạo hình ảnh gốc lên bản sao thông qua bước trung gian (quá trình tái tạo gián tiếp)

8443.39.30 --- Máy photocopy khác kết hợp hệ thống quang học

8443.39.40 --- Máy in phun

8443.99.20 --- Hộp mực in đã có mực in (không loại trừ hộp mực in laser)

Tiếp thu và giải trình

Các sản phẩm này đã được quy định về điều kiện nhập khẩu, chính sách quản lý theo quy định pháp luật trong lĩnh vực in.

- Đề nghị đưa ra khỏi Danh mục sản phẩm CNTT đã qua sử dụng cấm nhập khẩu mặt hàng "máy in kiểu lưới dùng để sản xuất các tấm mạch in, ...” là mặt hàng chủ yếu được sử dụng trong các dây chuyền sản xuất công nghiệp điện tử, không thuộc nhóm sản phẩm CNTT, cụ thể:

8443.39.50 --- Máy in kiểu lưới dùng để sản xuất các tấm mạch in hoặc tấm mạch dây in

Tiếp thu

Đã bỏ trong Danh mục cấm nhập khẩu của dự thảo Thông tư.

- Đề nghị thống nhất với Bộ Công thương một số sản phẩm tại các nhóm có mã HS 84.71, 85.17, 85.18, 85.25, 85.27, 85.28 đã có trong Danh mục hàng tiêu dùng, thiết bị y tế, phương tiện đã qua sử dụng cấm nhập khẩu ban hành kèm theo Thông tư số 12/2018/TT-BCT ngày 15/6/2018 của Bộ Công thương quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý ngoại thương và Nghị định số 69/2018/NĐ-CP ngày 15/5/2018 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý ngoại thương.

Tiếp thu và giải trình

Các hàng hóa có mã số HS 84.71, 85.17, 85.18, 85.25, 85.27, 85.28 là máy tính, điện thoại di động, thiết bị viễn thông, thiết bị điện tử trong phát thanh truyền hình,... đây là hàng hóa mang tính chất đặc thù, tiêu biểu chuyên ngành lĩnh vực thông tin và truyền thông đang được Bộ TTTT thực hiện công tác quản lý nhà nước theo các tiêu chuẩn, quy chuẩn chuyên ngành lĩnh vực TTTT.

Căn cứ vào nhiệm vụ được giao Nghị định số 69/2018/NĐ-CP và yêu cầu quản lý, Bộ TTTT xây dựng Danh mục cấm nhập khẩu bao gồm các sản phẩm nêu trên là phù hợp. Danh mục này đã được xin ý kiến, thống nhất của Bộ Công Thương.

4

Bộ Tài nguyên và Môi trường

Tại mục c khoản 2 Điều 2 "... Đối với máy photocopy kỹ thuật số đơn sắc (đen trắng) có kết hợp tính năng in hoặc kết hợp tính năng khác đã qua sử dụng, khi nhập khẩu thực hiện theo các quy định tại Thông tư này”. Đề nghị làm rõ quy định khi nhập khẩu đối với hạng mục này trong dự thảo Thông tư.

Tiếp thu

Đã sửa đổi, bổ sung tại điểm c khoản 2 Điều 2 Thông tư như giải trình ý kiến của Bộ Khoa học Công nghệ.

Đề nghị bổ sung mã 6 số trong phụ lục dự thảo Thông tư nhằm làm rõ nội dung thông tin về chủng loại hàng hóa được quy định cấm bởi mã 8 số.

Giải trình

Danh mục được xây dựng với tiêu chí là ngắn gọn, rõ ràng, dễ áp dụng nên những hàng hóa được quy định cấm chi tiết bởi mã 8 số thì không cần thiết ghi thêm mã 6 số làm phức tạp Danh mục và không thuận lợi trong thực thi.

Danh mục được xây dựng theo tinh thần minh bạch của Nghị định số 69/2018/NĐ-CP là ngắn gọn, rõ ràng và dễ áp dụng.

5

Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam

Đến ngày 27/7/2018 VCCI chưa nhận được ý kiến nào liên quan đến Dự thảo. Vậy VCCI thông báo đến Quý Cơ quan được biết và sẽ chuyển tới Quý cơ quan các góp ý gửi tới sau.

 

 

6

Công ty TNHH một thành viên phát triển công viên phần mềm Quang Trung (đơn vị đại diện BQL Khu CVPM Quang Trung và là đơn vị thường trực của Hội tin học thành phố Hồ Chí Minh HCA)

A. Công ty Cổ phần Global Cybersoft (Việt Nam) (Gọi tắt là GCS)

Trong quá trình kinh doanh GCS thường xuyên nhập máy móc, thiết bị từ nước ngoài về Việt Nam để thực hiện các dự án liên quan đến phát triển và kiểm định chất lượng phần mềm cho nhúng dùng trong thiết bị thu phát tín hiệu, hình ảnh, âm thanh chất lượng cao. Các máy móc thiết bị như máy in, điện thoại di động, máy vi tính... có mã HS thuộc chương 84, 85 của phụ lục Dự thảo. Các thiết bị phần cứng này phục vụ hoàn toàn trong dự án của công ty với đối tác nước ngoài, không thực hiện kết nối vào mạng lưới công cộng, không bán hay tiêu thụ trên thị trường Việt Nam, được quản lý tại Công ty ở Việt Nam theo nguyên tắc cam kết sau khi thực hiện xong dự án hoặc khi đã thực hiện xong các bước kiểm nghiệm phần mềm trên thiết bị phần cứng hoặc bất kỳ khi nào đối tác yêu cầu nước ngoài thì sẽ hoàn trả lại đối tác. Theo dự thảo Thông tư ban hành Danh mục sản phẩm CNTT đã qua sử dụng cấm nhập khẩu, GCS có một số vướng mắc như sau:

1. Việc nhập khẩu prototype: Các thiết bị này là những nguyên mẫu đầu tiên. Khi khách hàng gửi về Việt Nam, những mẫu này chưa có trên thị trường, nhiều khi là một phần của thiết bị và đôi khi không có thông tin cụ thể như số seri, không được đóng gói trong bao bì cho nên một số trường hợp bị xem là hàng đã qua sử dụng.

2. Việc nhập khẩu máy móc để thực hiện dự án: Thực tế khi khách hàng gửi máy móc về cho GCS, sau khi mua tại nước sở tại, khách hàng sẽ kiểm tra trước khi gửi cho GCS. Do đó, những máy móc thiết bị này không còn nguyên tem, nguyên kiện nên được xem là máy móc thiết bị đã qua sử dụng.

Tiếp thu

Các trường hợp nhập khẩu sản phẩm mẫu (đã qua sử dụng) về phục vụ việc nghiên cứu phát triển sản phẩm phần mềm; hoặc nhập khẩu theo hình thức di chuyển tài sản, ... là các trường hợp cần thiết cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Theo đó, việc nhập khẩu các sản phẩm thuộc danh mục cấm nhập khẩu theo các trường hợp nêu trên sẽ được xem xét, cho phép nhập khẩu theo Quyết định số 18/2016/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ ngày 06/5/2016 quy định một số trường hợp được phép nhập khẩu hàng hóa thuộc Danh mục cấm nhập khẩu.

Dự thảo Thông tư chỉ ban hành Danh mục cấm nhập khẩu theo quy định tại Nghị định số 69/2018/NĐ-CP, không gây khó khăn ảnh hưởng đến hoạt động của doanh nghiệp

B. Công ty TNHH Terralogic

Terralogic cho rằng nếu các công ty sản xuất và thử nghiệm phần mềm không còn được nhập khẩu các sản phẩm công nghệ thông tin đã qua sử dụng theo trường hợp để nghiên cứu khoa học, đó sẽ là rào cản rất lớn cho sự phát triển của các công ty này. Lý do:

1. Một số dự án án có thể thay thế thiết bị cũ bằng cách mua mới tại Việt nam hay khách hàng nước ngoài gửi thiết bị mới qua. Tuy nhiên, chi phí sẽ tăng lên và công ty Việt Nam sẽ giảm sức cạnh tranh với các nước khác.

2. Một số khách hàng nước ngoài thuê các công ty ở Trung Quốc sản xuất phần cứng thiết bị. Rồi họ chuyển các thiết bị này về Mỹ để viết phần mềm tích hợp vào thiết bị. Quá trình này làm thiết bị không còn mới nữa. Sau đó, họ chuyển thiết bị về Việt Nam làm dịch vụ kiểm thử cái phần mềm đã tích hợp trên thiết bị đó. Nếu giờ đây các thiết bị cũ này không được phép nhập khẩu thì công ty Việt Nam không thể thực hiện được hợp đồng.

7

Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam

Không có ý kiến góp ý

 

Vụ CNTT đã liên hệ với Văn phòng UB nhưng nhận được trả lời không có ý kiến góp ý

8

Hiệp hội doanh nghiệp điện tử; Hiệp hội phần mềm và dịch vụ CNTT Việt Nam

Các hiệp hội đã chuyển dự thảo văn bản để xin ý kiến các thành viên, đến nay không nhận được ý kiến góp ý

 

 

 


 
LUẬT BẮC VIỆT ( BVL LAWFIFM) 
"HÃY NÓI VỚI LUẬT SƯ ĐIỀU BẠN CẦN"
------------------------------------------- 
Liên hệ với Luật sư : 
P: 0938188889 - 0913753918
M: ceo@bacvietluat.vn – lawyer.@bacvietluat.vn
W: www.sanduan.vn - www.bacvietluat.vn - www.tuvanluat.com.vn - www.bantinphapluat.com 


Bình luận

Chưa có bình luận cho bài viết này.

Gửi bình luận

Bạn cần Đăng nhập để viết bình luận bằng tài khoản cá nhân.

Bình luận bằng Facebook

Được thành lập bởi đội ngũ Luật sư thành đạt trong các môi trường lớn là các văn phòng luật sư trong nước và văn phòng luật sư nước ngoài tại Việt Nam.
Đ/c: Lô 23, Tổ 26, Ngõ 1, Nguyễn thị Định, Trung Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội.
Email: ceo@bacvietluat.vn
Hotline: 0938188889 - 0168.769.6666

Đăng ký nhận tin

Nhập email để là người đâu tiên nhận được những tin tức mới nhất từ Bắc Việt Luật. Chúng tôi cam kết bảo đảm quyền riêng tư cho email của bạn.

Hỗ trợ trực tuyến