Người nghèo, có công với cách mạng được trợ giúp pháp lý
"Xin cho biết những trường hợp nào được trợ giúp pháp lý? Người thuộc diện trợ giúp pháp lý phạm tội bị bắt, tạm giữ thì làm thế nào để mời được luật sư trợ giúp pháp lý cho mình?". (Nguyễn Văn Bảy , An Giang)
Trả lời:
Theo quy định tại Điều 10 Luật Trợ giúp pháp lý và Điều 2 Nghị định số 07/2007/NĐ-CP ngày 12/1/2007, người được trợ giúp pháp lý bao gồm: người nghèo, người có công với cách mạng; người già từ đủ 60 tuổi trở lên sống độc thân hoặc không có nơi nương tựa; người tàn tật, trẻ em dưới 16 tuổi không nơi nương tựa; người dân tộc thiểu số thường xuyên sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; các trường hợp khác theo quy định tại điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
Thông tư liên tịch của Bộ Tư pháp - Bộ Công an - Bộ Quốc phòng - Bộ Tài chính - Viện kiểm sát nhân dân tối cao - Tòa án nhân dân tối cao ra ngày 28/12/2007 quy định: Trong quá trình tiến hành điều tra, truy tố và xét xử, nếu phát hiện đương sự thuộc một trong các trường hợp được trợ giúp pháp lý quy định thì thủ trưởng, phó thủ trưởng cơ quan điều tra, điều tra viên; viện trưởng, phó viện trưởng viện kiểm sát, kiểm sát viên, chánh án, phó chánh án tòa án, thẩm phán, hội thẩm, thư ký tòa án (người tiến hành tố tụng) có trách nhiệm hướng dẫn họ hoặc người thân thích, người đại diện hợp pháp của họ về các thủ tục yêu cầu trợ giúp pháp lý. Các cơ quan này có trách nhiệm cung cấp cho họ mẫu đơn đề nghị trợ giúp pháp lý và địa chỉ liên lạc của trung tâm, chi nhánh.
Người đang bị tạm giữ, tạm giam được người tiến hành tố tụng, giám thị trại tạm giam, trưởng nhà tạm giữ giải thích về quyền được trợ giúp pháp lý; nếu họ có yêu cầu được trợ giúp pháp lý thì được hướng dẫn viết đơn đề nghị trợ giúp pháp lý và đơn của họ được các cá nhân, đơn vị này chuyển đến trung tâm hoặc chi nhánh nơi người được trợ giúp pháp lý yêu cầu hoặc tại địa bàn nơi đặt trụ sở của cơ quan tiến hành tố tụng đang thụ lý vụ án hoặc nơi đặt trại tạm giam, nhà tạm giữ.
Trả lời:
Theo quy định tại Điều 10 Luật Trợ giúp pháp lý và Điều 2 Nghị định số 07/2007/NĐ-CP ngày 12/1/2007, người được trợ giúp pháp lý bao gồm: người nghèo, người có công với cách mạng; người già từ đủ 60 tuổi trở lên sống độc thân hoặc không có nơi nương tựa; người tàn tật, trẻ em dưới 16 tuổi không nơi nương tựa; người dân tộc thiểu số thường xuyên sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; các trường hợp khác theo quy định tại điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
Thông tư liên tịch của Bộ Tư pháp - Bộ Công an - Bộ Quốc phòng - Bộ Tài chính - Viện kiểm sát nhân dân tối cao - Tòa án nhân dân tối cao ra ngày 28/12/2007 quy định: Trong quá trình tiến hành điều tra, truy tố và xét xử, nếu phát hiện đương sự thuộc một trong các trường hợp được trợ giúp pháp lý quy định thì thủ trưởng, phó thủ trưởng cơ quan điều tra, điều tra viên; viện trưởng, phó viện trưởng viện kiểm sát, kiểm sát viên, chánh án, phó chánh án tòa án, thẩm phán, hội thẩm, thư ký tòa án (người tiến hành tố tụng) có trách nhiệm hướng dẫn họ hoặc người thân thích, người đại diện hợp pháp của họ về các thủ tục yêu cầu trợ giúp pháp lý. Các cơ quan này có trách nhiệm cung cấp cho họ mẫu đơn đề nghị trợ giúp pháp lý và địa chỉ liên lạc của trung tâm, chi nhánh.
Người đang bị tạm giữ, tạm giam được người tiến hành tố tụng, giám thị trại tạm giam, trưởng nhà tạm giữ giải thích về quyền được trợ giúp pháp lý; nếu họ có yêu cầu được trợ giúp pháp lý thì được hướng dẫn viết đơn đề nghị trợ giúp pháp lý và đơn của họ được các cá nhân, đơn vị này chuyển đến trung tâm hoặc chi nhánh nơi người được trợ giúp pháp lý yêu cầu hoặc tại địa bàn nơi đặt trụ sở của cơ quan tiến hành tố tụng đang thụ lý vụ án hoặc nơi đặt trại tạm giam, nhà tạm giữ.
Thạc sĩ Phạm Thanh Bình
LUẬT BẮC VIỆT ( BVL LAWFIFM)
"HÃY NÓI VỚI LUẬT SƯ ĐIỀU BẠN CẦN"
-------------------------------------------
Liên hệ với Luật sư :
P: 0938188889 - 0913753918
M: ceo@bacvietluat.vn – lawyer.@bacvietluat.vn
|
Bình luận
Bình luận bằng Facebook